Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
- Được đăng: Thứ năm, 24 Tháng 8 2023 07:59
- Lượt xem: 1121
(TUAG)- Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ (Quy định số 114-QĐ/TW). Vào thời điểm hiện nay, các ngành, địa phương đang tiến hành rà soát xây dựng quy hoạch cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tới, quy định này là bước siết chặt hơn nữa quy trình công tác cán bộ, đặt ra yêu cầu rất cao về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm lựa chọn được những cán bộ thật sự có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ.
Quang cảnh Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 15/5/2023. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Thực tế cho thấy, việc tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ gây ra những hậu quả rất nặng nề, làm suy giảm năng lực lãnh đạo, mất uy tín của Đảng, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Những người bất tài, phẩm chất đạo đức kém, khi ngồi vào vị trí quan trọng rất dễ sa vào tội tham nhũng, tiêu cực, gục ngã trước sự lôi kéo của thế lực thù địch, gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tác động đến sự tồn vong của Đảng, chế độ. Hơn nữa, nạn chạy chức, chạy quyền tạo ra một thế hệ cán bộ không chăm trau dồi nghiệp vụ, đạo đức, mà chỉ lo xây dựng “mối quan hệ”, sẵn sàng dùng tiền để giải quyết mọi vấn đề.
Trước thực tế trên, ngày 11/7/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ thay thế cho Quy định số 205-QĐ/TW. Trong đó có một số nội dung quan trọng sau:
Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong các khâu liên quan đến công tác cán bộ, gồm tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, chỉ định, điều động; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ và phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Về hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn: Đó là dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình. Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ. Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn…
Hành vi chạy chức, chạy quyền được quy định như sau: Môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi; tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích khác nhằm mục đích có được sự ủng hộ; chạy tuổi, chạy danh hiệu thi đua, bằng cấp... nhằm đạt đủ tiêu chuẩn, điều kiện để có được chức vụ, quyền lợi; lợi dụng các mối quan hệ thân quen để tác động, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm, nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi…
Các hành vi tiêu cực khác được nêu rõ: Gặp gỡ nhân sự trái quy định, nhũng nhiễu đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự; thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý; làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu; báo cáo lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ không đầy đủ, không trung thực...
Quy định số 114-QĐ/TW nêu trách nhiệm rõ ràng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu; trách nhiệm của cán bộ tham mưu; trách nhiệm của nhân sự.
Quy định mới phân biệt rõ việc xử lý trách nhiệm trong kiểm soát quyền lực và trong tham nhũng, tiêu cực về công tác cán bộ. Khi vi phạm về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ thì tập thể, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ đều phải xử lý nghiêm minh theo quy định, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý sau: Trường hợp bị khiển trách thì sau ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Trường hợp bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm, sau ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Trường hợp bị cách chức thì sau ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Các trường hợp này đều không được bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra...
Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là việc khó, nhưng rất quan trọng, góp phần làm cho công tác cán bộ ngày càng thực chất hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới. Việc quán triệt, thực hiện nghiêm Quy định 114-QĐ/TW sẽ tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Đây là trách nhiệm không chỉ của từng cấp ủy Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, mà rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia giám sát của Nhân dân.
Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Quy định 114-QĐ/TW và các quy định của Đảng về công tác cán bộ sẽ được thực hiện quyết liệt nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược thật sự có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ như Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra.
Quang cảnh Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, sáng 15/5/2023. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN
Thực tế cho thấy, việc tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ gây ra những hậu quả rất nặng nề, làm suy giảm năng lực lãnh đạo, mất uy tín của Đảng, suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Những người bất tài, phẩm chất đạo đức kém, khi ngồi vào vị trí quan trọng rất dễ sa vào tội tham nhũng, tiêu cực, gục ngã trước sự lôi kéo của thế lực thù địch, gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tác động đến sự tồn vong của Đảng, chế độ. Hơn nữa, nạn chạy chức, chạy quyền tạo ra một thế hệ cán bộ không chăm trau dồi nghiệp vụ, đạo đức, mà chỉ lo xây dựng “mối quan hệ”, sẵn sàng dùng tiền để giải quyết mọi vấn đề.
Trước thực tế trên, ngày 11/7/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ thay thế cho Quy định số 205-QĐ/TW. Trong đó có một số nội dung quan trọng sau:
Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong các khâu liên quan đến công tác cán bộ, gồm tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, chỉ định, điều động; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy trình, quy chế, quyết định về công tác cán bộ và phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Về hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn: Đó là dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và người có quan hệ gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người khác quyết định, chỉ đạo, tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu giới thiệu nhân sự, bỏ phiếu bầu theo ý mình. Để người có quan hệ gia đình, người có mối quan hệ thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của bản thân tác động, thao túng, can thiệp vào các khâu trong công tác cán bộ. Lồng ghép ý đồ cá nhân khi thực hiện các khâu trong công tác cán bộ vì động cơ, mục đích vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Chỉ đạo, tham mưu các khâu trong công tác cán bộ đối với nhân sự không đủ điều kiện, tiêu chuẩn…
Hành vi chạy chức, chạy quyền được quy định như sau: Môi giới, đưa và nhận hối lộ nhằm giúp cho người khác có được vị trí, chức vụ, quyền lợi; tặng quà, tiền, bất động sản hoặc các lợi ích khác nhằm mục đích có được sự ủng hộ; chạy tuổi, chạy danh hiệu thi đua, bằng cấp... nhằm đạt đủ tiêu chuẩn, điều kiện để có được chức vụ, quyền lợi; lợi dụng các mối quan hệ thân quen để tác động, gây sức ép với người có thẩm quyền, trách nhiệm, nhằm mục đích có được vị trí, chức vụ, quyền lợi…
Các hành vi tiêu cực khác được nêu rõ: Gặp gỡ nhân sự trái quy định, nhũng nhiễu đối với nhân sự và cơ quan trình nhân sự; thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân làm thất lạc hồ sơ cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý; làm giả, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu; báo cáo lý lịch đảng viên, lý lịch cán bộ không đầy đủ, không trung thực...
Quy định số 114-QĐ/TW nêu trách nhiệm rõ ràng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; trách nhiệm của thành viên cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu; trách nhiệm của cán bộ tham mưu; trách nhiệm của nhân sự.
Quy định mới phân biệt rõ việc xử lý trách nhiệm trong kiểm soát quyền lực và trong tham nhũng, tiêu cực về công tác cán bộ. Khi vi phạm về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ thì tập thể, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, địa phương, cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên sẽ bị xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ đều phải xử lý nghiêm minh theo quy định, đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý sau: Trường hợp bị khiển trách thì sau ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Trường hợp bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm, sau ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Trường hợp bị cách chức thì sau ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Trường hợp bị khai trừ khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Các trường hợp này đều không được bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra...
Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ là việc khó, nhưng rất quan trọng, góp phần làm cho công tác cán bộ ngày càng thực chất hơn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới. Việc quán triệt, thực hiện nghiêm Quy định 114-QĐ/TW sẽ tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Đây là trách nhiệm không chỉ của từng cấp ủy Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, mà rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia giám sát của Nhân dân.
Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, Quy định 114-QĐ/TW và các quy định của Đảng về công tác cán bộ sẽ được thực hiện quyết liệt nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược thật sự có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ như Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra.
T.N