Anh hùng Lục Văn Nhì
- Được đăng: Thứ ba, 27 Tháng 9 2016 15:02
- Lượt xem: 5579
(TGAG)- Khi có dịp về thăm xã Ba Chúc anh hùng hay ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành công an, ai ai cũng đều hết lời ngợi khen, cảm phục trước bản lĩnh gan dạ, dũng cảm của liệt sĩ Lục Văn Nhì – một chiến sĩ An ninh võ trang không ngại hy sinh, gian khổ, lúc nào cũng có những suy nghĩ và hành động vì dân, vì nước.
Đồng chí Lục Văn Nhì sinh năm 1948 tại xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang (nay là huyện Tri Tôn) trong một gia đình nông dân nghèo. Mẹ là Thạch Thị Êm, cha là Lục Văn Cai. Thân phụ được các chiến sĩ cách mạng nằm vùng giáo dục, giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở giao liên chuyển thư, cung cấp tin tức cho cách mạng. Có lần, tổ chức giao nhiệm vụ rải truyền đơn, không may bị sa vào tay giặc, chúng tra tấn, đánh đập dã man và ông mất năm 1960.
Thắm thía nỗi nhục khi quê hương bị xâm lược, nỗi đau mất cha, tháng 5-1960, Lục Văn Nhì khi ấy được 12 tuổi, là Đội viên Thiếu niên tiền phong xã nhận nhiệm vụ đưa thơ, làm giao liên dẫn đường, canh gác…phục vụ cho Đội du kích mật xã Ba Chúc. Anh đã cùng bạn bè cùng trang lứa cố gắng làm nhiều việc tốt phục vụ cho cách mạng như lời Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng.
Tuy tuổi nhỏ nhưng Lục Văn Nhì thể hiện là một chiến sĩ thông minh, nhanh nhẹn lại có tài tập hợp anh em. Năm 1962, xã Ba Chúc được chính quyền Ngô Đình Diệm chọn làm khu trù mật kiểu mẫu. Chúng tập trung bọn bình định, tình báo, cảnh sát dã chiến về đây để uy hiếp nhân dân, dập tắt phong trào cách mạng làng quê. Với bản lĩnh gan dạ, Lục Văn Nhì được lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ điều tra, cung cấp thông tin những tên tay sai, chỉ điểm, bọn ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân và lần nào anh cùng đồng đội cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì thế bọn ác ôn khi nghe đến tên anh là hoang mang lo sợ, không dám tự do tung hoành như trước.
Với thành tích hoạt động dũng cảm và mưu trí, năm 17 tuổi, đồng chí Lục Văn Nhì được kết nạp vào Đảng; năm 1968, đồng chí được Huyện ủy Tri Tôn chỉ định làm Chi ủy viên, Trưởng Công an xã Ba Chúc. Nhận nhiệm vụ mới, trách nhiệm càng nặng nề và khó khăn hơn, nhưng đồng chí đã cố gắng phấn đấu, không ngừng học hỏi các chú, các anh về kinh nghiệm chiến đấu, kinh nghiệm lãnh đạo và bám sát cơ sở để tuyên truyền giáo dục quần chúng, lôi kéo, phân hóa hàng ngũ tề ngụy ở xã.
Dưới sự chỉ huy của Lục Văn Nhì, hoạt động của Công an xã Ba Chúc trong giai đoạn này đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng tại địa phương, phá lỏng thế kềm kẹp của địch, tạo thế cho phong trào quần chúng đấu tranh diệt ác phá kềm.
Sau năm 1968, cấp trên rút đồng chí Lục Văn Nhì về Ban An ninh tỉnh công tác và được giao nhiệm vụ Đội trưởng trinh sát võ trang tỉnh. Với nhiệm vụ này, đồng chí trực tiếp đi nắm tin tức chuẩn bị cho các trận đánh cũng như phối hợp với các địa phương tác chiến.
Sau Mậu Thân, địch ở Cần Thơ kéo lên tăng cường, bảo vệ Long Xuyên, Châu Đốc ngày càng nhiều. Chúng đưa Sư đoàn 21, Sư đoàn 9, lính công binh, tình báo… lập vành đai trắng ở thị xã Long Xuyên. Đồng chí Nhì được giao nhiệm vụ về địa bàn thị xã kết hợp với trinh sát võ trang và binh vận ở đây lập kế hoạch diệt ác phá kềm, phá vành đai trắng của địch.
Tháng 5-1969, tổ công an tỉnh được giao nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Vĩnh Tế tước vũ khí của liên toán phòng vệ dân sự ở đồn Đầu Bờ. Liên toán phòng vệ dân sự này có nhiệm vụ tuần hành quanh triền núi Sam để bảo vệ đại đội pháo binh trên đỉnh núi, đại đội bảo an đóng tại Bến Đá và bảo vệ các trụ sở chính quyền Sài Gòn tại Vĩnh Tế. Trinh sát công an được giao nhiệm vụ nắm tin phục vụ trận đánh. Nắm được sơ hở của chúng là chỉ được phát súng vào lúc chạng vạng tối để tuần tra, còn ban ngày thì nạp súng vào kho. Chiều ngày 15/5/1969, đồng chí Lục Văn Nhì, Nguyễn Bảo Tồn (Tám Tồn), cán bộ công an tỉnh, đồng chí Nguyễn Tấn Hưng, Bí thư Vĩnh Tế trong sắc phục sĩ quan Sài Gòn cùng 1 tiểu đội chiến sĩ gồm: đồng chí Đấu, Thắng, Phi Hùng … vào đồn thanh tra. Khi chúng tập hợp đủ quân số có trang bị vũ khí, ta liền tước hết súng, đạn, bắt tất cả 17 tên đưa về cánh đồng Bà Bài. Tại đây, các đồng chí giáo dục số này về chính sách khoan hồng của cách mạng, của Mặt trận dân tộc giải phóng, sau đó, thả 12 tên trở về gia đình, chỉ giữ lại liên toán trưởng, phụ tá an ninh và một số tên mà quần chúng tố cáo hay sục sạo, hống hách với nhân dân để răn đe.
Vào đêm 7-5-1972, đồng chí Lục Văn Nhì cùng hai đồng đội đột nhập vào ấp Núi Nước, xã Ba Chúc gặp cơ sở giao nhiệm vụ tổ chức tiêu diệt trưởng ấp Biên. Trên đường trở về căn cứ bị địch phục kích, một đồng đội bị thương. Không chút chần chừ, Lục Văn Nhì giao nhiệm vụ cho đồng chí còn lại đưa thương binh về căn cứ, còn mình ở lại chiến đấu yểm trợ đồng đội. Sau một thời gian cầm cự với một trung đội địch, đồng chí đã bắn đến viên đạn cuối cùng. Khi địch xông tới định bắt sống, quyết không để rơi vào tay giặc, đồng chí rút chốt lựu đạn để diệt thêm một số tên. Lựu đạn nổ, đồng chí hy sinh thân xác không còn nguyên vẹn nhưng các tên còn lại cũng bị đền tội. Lục Văn Nhì đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương khi tuổi đời còn rất trẻ - 24 tuổi - để lại bao tiếc thương cho đồng đội và bà con Ba Chúc quê nhà.
Nhằm tôn vinh công lao của người chiến sĩ an ninh võ trang dũng cảm, ngày 03-8-1995, đồng chí Lục Văn Nhì được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong kháng chiến chống Mỹ. Đồng chí Lục Văn Nhì là tấm gương sáng, là niềm tự hào của các chiến sĩ ngành công an, của nhân dân huyện Tri Tôn anh hùng.
Nguồn: Thông tin Công tác tư tưởng số tháng 9-2013, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy AG
Đồng chí Lục Văn Nhì sinh năm 1948 tại xã Ba Chúc, huyện Bảy Núi, tỉnh An Giang (nay là huyện Tri Tôn) trong một gia đình nông dân nghèo. Mẹ là Thạch Thị Êm, cha là Lục Văn Cai. Thân phụ được các chiến sĩ cách mạng nằm vùng giáo dục, giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở giao liên chuyển thư, cung cấp tin tức cho cách mạng. Có lần, tổ chức giao nhiệm vụ rải truyền đơn, không may bị sa vào tay giặc, chúng tra tấn, đánh đập dã man và ông mất năm 1960.
Thắm thía nỗi nhục khi quê hương bị xâm lược, nỗi đau mất cha, tháng 5-1960, Lục Văn Nhì khi ấy được 12 tuổi, là Đội viên Thiếu niên tiền phong xã nhận nhiệm vụ đưa thơ, làm giao liên dẫn đường, canh gác…phục vụ cho Đội du kích mật xã Ba Chúc. Anh đã cùng bạn bè cùng trang lứa cố gắng làm nhiều việc tốt phục vụ cho cách mạng như lời Bác Hồ dạy Thiếu niên nhi đồng.
Tuy tuổi nhỏ nhưng Lục Văn Nhì thể hiện là một chiến sĩ thông minh, nhanh nhẹn lại có tài tập hợp anh em. Năm 1962, xã Ba Chúc được chính quyền Ngô Đình Diệm chọn làm khu trù mật kiểu mẫu. Chúng tập trung bọn bình định, tình báo, cảnh sát dã chiến về đây để uy hiếp nhân dân, dập tắt phong trào cách mạng làng quê. Với bản lĩnh gan dạ, Lục Văn Nhì được lãnh đạo tin tưởng giao nhiệm vụ điều tra, cung cấp thông tin những tên tay sai, chỉ điểm, bọn ác ôn có nhiều nợ máu với nhân dân và lần nào anh cùng đồng đội cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì thế bọn ác ôn khi nghe đến tên anh là hoang mang lo sợ, không dám tự do tung hoành như trước.
Với thành tích hoạt động dũng cảm và mưu trí, năm 17 tuổi, đồng chí Lục Văn Nhì được kết nạp vào Đảng; năm 1968, đồng chí được Huyện ủy Tri Tôn chỉ định làm Chi ủy viên, Trưởng Công an xã Ba Chúc. Nhận nhiệm vụ mới, trách nhiệm càng nặng nề và khó khăn hơn, nhưng đồng chí đã cố gắng phấn đấu, không ngừng học hỏi các chú, các anh về kinh nghiệm chiến đấu, kinh nghiệm lãnh đạo và bám sát cơ sở để tuyên truyền giáo dục quần chúng, lôi kéo, phân hóa hàng ngũ tề ngụy ở xã.
Dưới sự chỉ huy của Lục Văn Nhì, hoạt động của Công an xã Ba Chúc trong giai đoạn này đã đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng tại địa phương, phá lỏng thế kềm kẹp của địch, tạo thế cho phong trào quần chúng đấu tranh diệt ác phá kềm.
Sau năm 1968, cấp trên rút đồng chí Lục Văn Nhì về Ban An ninh tỉnh công tác và được giao nhiệm vụ Đội trưởng trinh sát võ trang tỉnh. Với nhiệm vụ này, đồng chí trực tiếp đi nắm tin tức chuẩn bị cho các trận đánh cũng như phối hợp với các địa phương tác chiến.
Sau Mậu Thân, địch ở Cần Thơ kéo lên tăng cường, bảo vệ Long Xuyên, Châu Đốc ngày càng nhiều. Chúng đưa Sư đoàn 21, Sư đoàn 9, lính công binh, tình báo… lập vành đai trắng ở thị xã Long Xuyên. Đồng chí Nhì được giao nhiệm vụ về địa bàn thị xã kết hợp với trinh sát võ trang và binh vận ở đây lập kế hoạch diệt ác phá kềm, phá vành đai trắng của địch.
Tháng 5-1969, tổ công an tỉnh được giao nhiệm vụ phối hợp với du kích xã Vĩnh Tế tước vũ khí của liên toán phòng vệ dân sự ở đồn Đầu Bờ. Liên toán phòng vệ dân sự này có nhiệm vụ tuần hành quanh triền núi Sam để bảo vệ đại đội pháo binh trên đỉnh núi, đại đội bảo an đóng tại Bến Đá và bảo vệ các trụ sở chính quyền Sài Gòn tại Vĩnh Tế. Trinh sát công an được giao nhiệm vụ nắm tin phục vụ trận đánh. Nắm được sơ hở của chúng là chỉ được phát súng vào lúc chạng vạng tối để tuần tra, còn ban ngày thì nạp súng vào kho. Chiều ngày 15/5/1969, đồng chí Lục Văn Nhì, Nguyễn Bảo Tồn (Tám Tồn), cán bộ công an tỉnh, đồng chí Nguyễn Tấn Hưng, Bí thư Vĩnh Tế trong sắc phục sĩ quan Sài Gòn cùng 1 tiểu đội chiến sĩ gồm: đồng chí Đấu, Thắng, Phi Hùng … vào đồn thanh tra. Khi chúng tập hợp đủ quân số có trang bị vũ khí, ta liền tước hết súng, đạn, bắt tất cả 17 tên đưa về cánh đồng Bà Bài. Tại đây, các đồng chí giáo dục số này về chính sách khoan hồng của cách mạng, của Mặt trận dân tộc giải phóng, sau đó, thả 12 tên trở về gia đình, chỉ giữ lại liên toán trưởng, phụ tá an ninh và một số tên mà quần chúng tố cáo hay sục sạo, hống hách với nhân dân để răn đe.
Vào đêm 7-5-1972, đồng chí Lục Văn Nhì cùng hai đồng đội đột nhập vào ấp Núi Nước, xã Ba Chúc gặp cơ sở giao nhiệm vụ tổ chức tiêu diệt trưởng ấp Biên. Trên đường trở về căn cứ bị địch phục kích, một đồng đội bị thương. Không chút chần chừ, Lục Văn Nhì giao nhiệm vụ cho đồng chí còn lại đưa thương binh về căn cứ, còn mình ở lại chiến đấu yểm trợ đồng đội. Sau một thời gian cầm cự với một trung đội địch, đồng chí đã bắn đến viên đạn cuối cùng. Khi địch xông tới định bắt sống, quyết không để rơi vào tay giặc, đồng chí rút chốt lựu đạn để diệt thêm một số tên. Lựu đạn nổ, đồng chí hy sinh thân xác không còn nguyên vẹn nhưng các tên còn lại cũng bị đền tội. Lục Văn Nhì đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương khi tuổi đời còn rất trẻ - 24 tuổi - để lại bao tiếc thương cho đồng đội và bà con Ba Chúc quê nhà.
Nhằm tôn vinh công lao của người chiến sĩ an ninh võ trang dũng cảm, ngày 03-8-1995, đồng chí Lục Văn Nhì được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” trong kháng chiến chống Mỹ. Đồng chí Lục Văn Nhì là tấm gương sáng, là niềm tự hào của các chiến sĩ ngành công an, của nhân dân huyện Tri Tôn anh hùng.
TGAG
_____________Nguồn: Thông tin Công tác tư tưởng số tháng 9-2013, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy AG