Giồng Trà Dên hôm nay
- Được đăng: Thứ tư, 12 Tháng 5 2021 09:18
- Lượt xem: 2739
(TUAG)- Từng là khu căn cứ cách mạng, bị tàn phá bởi 2 cuộc chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vậy mà Giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, thị xã Tân Châu hôm nay đã vững chãi phát triển đi lên với chiếc áo mới đầy sắc màu rực rỡ; những con đường, những cây cầu mới được nâng cấp rộng mở; những căn nhà mới, trường học mới được xây dựng khang trang,… điều đó, đã minh chứng cho cuộc sống ấm no, tươi đẹp của người dân nơi đây.
Khu di tích lịch sử cách mạng Giồng Trà Dên
Được biết, cái tên Giồng Trà Dên đã có từ thời Pháp. Xưa kia, Giồng Trà Dên là một cánh rừng, hoang vắng, tre rừng dày đặc chằng chịt…. chạy dài hàng chục cây số. Cũng chính từ địa thế hiểm trở, nên Gồng Trà Dên được huyện ủy Tân Châu dùng làm căn cứ địa cách mạng, đồng thời cũng là điểm dừng chân, chiến đấu của các lực lượng vũ trang địa phương, Trung ương. Để giữ lại mảnh đất quê hương, đã có biết bao thế hệ ông cha, chiến sĩ đã nằm lại. Riêng tại Giồng Trà Dên này, có hơn 120 chiến sĩ đã hy sinh, trở thành những liệt sĩ anh hùng. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước được hoà bình, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đều đồng lòng, tăng gia lao động sản xuất. Qua mấy mươi năm bám đất, xây dựng giờ đây cuộc sống của bà con Giồng Trà Dên đã có nhiều thay đổi, phát triển. Nhà cửa khang trang, đường sá thông thoáng, rộng mở, người dân sống sung túc, đủ đầy, hiện thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44,8 triệu đồng/năm. Ông Dương Văn Cảnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh cho biết: “Thời gian lịch sử để lại, do đó, Đảng bộ, Chính quyền xã Tân Thạnh phải ra sức, quyết tâm để làm sao xây dựng xã Tân Thạnh phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế - văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng; đồng thời, xác định thế mạnh và tiềm năng của địa phương, để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển cho phù hợp với lợi thế, để nhân dân có cuộc sống ấm no, giàu đẹp hơn”.
Cầu nông thôn Tân Thạnh được xây mới khang trang
Vươn lên từ trong gian khó, nhờ thế mà mỗi vụ mùa, mỗi chặng đường đi qua, người dân Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh luôn kiên trì, không quản nắng mưa, cần cù và sáng tạo trong lao động, sản xuất. Điều đó được chứng minh từ việc sản xuất lúa mùa, sang 2 vụ, rồi 3 vụ, sản lượng theo đó cũng tăng dần, hiện nay đã đạt 6,5 tấn/hecta. Cái đói đã bị lùi xa, giờ đây người dân đã hướng đến cánh đồng lớn, sản xuất sạch… nhằm nâng cao chất lượng hạt gạo, nâng cao chất lượng đời sống. Được biết cách làm kinh tế tập thể này đã được địa phương áp dụng nhiều năm nay. Chính nhờ vậy mà bà con tham gia sản xuất ai ai cũng an tâm, kinh tế ngày thêm khắm khá. Như vụ thu đông vừa qua, toàn xã xuống giống gần 800 hecta, trong đó, Hợp tác xã đã bao tiêu trên 50%. Lợi nhuận mỗi hecta trên 15 triệu đồng.
Ngoài những cánh đồng lúa trải rộng hàng ngàn hecta, Giồng Trà Dên hôm nay còn được phủ xanh bởi những ruộng màu, nương rẫy non tơ, mơn mởn. Nào là bắp, là đậu, là cà,… tất cả đã và đang trở thành những nông sản, mang lại giá trị kinh tế ổn định cho bà con nông dân trên vùng đất căn cứ xưa. Hiện nay, toàn xã Tân Thạnh có gần 400 hecta rau, màu các loại. Riêng mỗi hộ nông dân có ít nhất 3 ngàn mét vuông để trồng trọt. Tùy vào từng vụ mùa, mà người dân chọn trồng ớt, khoai, sắn, hay đậu. Và mỗi năm có tới 3-4 vụ rau màu. Cứ xong vụ màu này, người dân lại chuyển sang vụ màu khác,… nhờ vậy mà cánh đồng ở Tân Thạnh quanh năm luôn được phủ xanh, và cũng từ đây đã giúp đổi đời bao thế hệ. Theo nhiều nông dân cho biết, thành quả đó cũng nhờ chính quyền địa phương đã làm tốt đê bao khép kính, mở mới những kinh mương nội đồng, dẫn nguồn nước tưới tiêu cho nương rẫy, ruộng. Anh Trần Văn Tấn, ngụ ấp Hòa Thạnh, xã Tân Thạnh chia sẻ: “Bây giờ các kênh, mương được khai thông, dẫn nước tới ruộng, rẫy; điện kéo tới chỗ; đường giao thông nội đồng được bê-tông nâng cấp, vận chuyển nông sản rất thuận tiện, nông dân chúng tui vui mừng lắm, cảm ơn Đảng và Nhà nước quan tâm”.
Cũng nhờ những con kênh, tuyến đường mới mở mà vùng đất cát ở ấp Hòa Thạnh được nguồn nước tưới tiêu đầy đủ. Riêng vào những mùa mưa lại được khai thông thoát nước, thuận tiện, điều kiện đủ đầy nên nhiều nông dân đã an tâm sản xuất. Riêng đối với hộ gia đình anh Trần Văn Tấn, hằng năm anh tham gia sản xuất được 1.200 mét vuông rau màu. Cứ hết vụ bắp nếp, anh chuyển sang trồng hành tím, rồi đậu bắp,… Vụ màu này đa phần anh dành diện tích để trồng cà. Tuy vất vả, quanh năm bám đồng, bám nương rẫy, nhưng đổi lại những vụ mùa bội thu, được giá, đã giúp cho gia đình anh Tấn có thu nhập ổn định, cuộc sống an nhàn hơn.
Nông dân thu hoạch lúa bằng cơ giới
Giờ đây vùng đất cách mạng Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh không còn là vùng quê nghèo, với những con đường đất lầy lội, nhà tranh lá lụp xụp khi xưa, mà nay được thay mới bằng con đường láng nhựa, nhà mái ngói, nhà tường khang trang và diện mạo mới khởi sắc của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng luôn được người dân xây dựng và vun đắp. Những năm qua, lãnh đạo địa phương đã không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở rộng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Về Giồng Trà Dên hôm nay, ngoài được thấy, được cảm nhận sự chuyển mình đi lên của mảnh đất đầu nguồn biên giới, từng lắm khó khăn gian khổ, chúng tôi còn được nghe nhiều câu chuyện hay về cách xây dựng NTM của địa phương này. Với quan điểm “của dân, do dân và vì dân”, cả hệ thống chính trị bắt tay vào thực hiện. Còn riêng người dân, khi đã thấy rõ vai trò chủ thể của mình, họ cũng tiên phong, nhiệt thành tham gia trong mọi phong trào. Nhờ vậy, đến nay xã Tân Thạnh đã hoàn thành trên 60% tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng, theo lộ trình, đến năm 2023 Tân Thạnh sẽ đạt chuẩn NTM. Ông Trần Minh Gom, Ấp Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh chia sẻ: “Về nông thôn mới xã Tân Thạnh hiện nay; thứ nhất về đường, phải nói các tuyến đường đường khang trang được nhựa hóa, người dân đi lại rất dễ dàng; Thứ hai, Trường học được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học; Thứ ba, về nhà ở của nhân dân được xây dựng khang trang, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo được Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc xã quan tâm xây dựng nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ vốn vay làm kinh tế nhỏ, hướng dẫn mô hình làm ăn,…. từ đó, cuộc sống người dân trên địa bàn từng bước ổn định hơn so với trước”.
Hôm nay, Giồng Trà Dên đã khoác trên mình chiếc áo mới đầy sắc màu rực rỡ; bằng sự đổi mới, năng động, tiên phong và sáng tạo, từ suy nghĩ và cách làm của Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, đã mang lại cho nhân dân vùng đất cách mạng Giồng Trà Dên có cuộc sống tươi đẹp hơn, khang trang hơn và tiếp tục phát triển đi lên trong tương lai.
Khu di tích lịch sử cách mạng Giồng Trà Dên
Được biết, cái tên Giồng Trà Dên đã có từ thời Pháp. Xưa kia, Giồng Trà Dên là một cánh rừng, hoang vắng, tre rừng dày đặc chằng chịt…. chạy dài hàng chục cây số. Cũng chính từ địa thế hiểm trở, nên Gồng Trà Dên được huyện ủy Tân Châu dùng làm căn cứ địa cách mạng, đồng thời cũng là điểm dừng chân, chiến đấu của các lực lượng vũ trang địa phương, Trung ương. Để giữ lại mảnh đất quê hương, đã có biết bao thế hệ ông cha, chiến sĩ đã nằm lại. Riêng tại Giồng Trà Dên này, có hơn 120 chiến sĩ đã hy sinh, trở thành những liệt sĩ anh hùng. Chiến tranh đã lùi xa, đất nước được hoà bình, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đều đồng lòng, tăng gia lao động sản xuất. Qua mấy mươi năm bám đất, xây dựng giờ đây cuộc sống của bà con Giồng Trà Dên đã có nhiều thay đổi, phát triển. Nhà cửa khang trang, đường sá thông thoáng, rộng mở, người dân sống sung túc, đủ đầy, hiện thu nhập bình quân đầu người đạt trên 44,8 triệu đồng/năm. Ông Dương Văn Cảnh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh cho biết: “Thời gian lịch sử để lại, do đó, Đảng bộ, Chính quyền xã Tân Thạnh phải ra sức, quyết tâm để làm sao xây dựng xã Tân Thạnh phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế - văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng; đồng thời, xác định thế mạnh và tiềm năng của địa phương, để xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển cho phù hợp với lợi thế, để nhân dân có cuộc sống ấm no, giàu đẹp hơn”.
Cầu nông thôn Tân Thạnh được xây mới khang trang
Ngoài những cánh đồng lúa trải rộng hàng ngàn hecta, Giồng Trà Dên hôm nay còn được phủ xanh bởi những ruộng màu, nương rẫy non tơ, mơn mởn. Nào là bắp, là đậu, là cà,… tất cả đã và đang trở thành những nông sản, mang lại giá trị kinh tế ổn định cho bà con nông dân trên vùng đất căn cứ xưa. Hiện nay, toàn xã Tân Thạnh có gần 400 hecta rau, màu các loại. Riêng mỗi hộ nông dân có ít nhất 3 ngàn mét vuông để trồng trọt. Tùy vào từng vụ mùa, mà người dân chọn trồng ớt, khoai, sắn, hay đậu. Và mỗi năm có tới 3-4 vụ rau màu. Cứ xong vụ màu này, người dân lại chuyển sang vụ màu khác,… nhờ vậy mà cánh đồng ở Tân Thạnh quanh năm luôn được phủ xanh, và cũng từ đây đã giúp đổi đời bao thế hệ. Theo nhiều nông dân cho biết, thành quả đó cũng nhờ chính quyền địa phương đã làm tốt đê bao khép kính, mở mới những kinh mương nội đồng, dẫn nguồn nước tưới tiêu cho nương rẫy, ruộng. Anh Trần Văn Tấn, ngụ ấp Hòa Thạnh, xã Tân Thạnh chia sẻ: “Bây giờ các kênh, mương được khai thông, dẫn nước tới ruộng, rẫy; điện kéo tới chỗ; đường giao thông nội đồng được bê-tông nâng cấp, vận chuyển nông sản rất thuận tiện, nông dân chúng tui vui mừng lắm, cảm ơn Đảng và Nhà nước quan tâm”.
Cũng nhờ những con kênh, tuyến đường mới mở mà vùng đất cát ở ấp Hòa Thạnh được nguồn nước tưới tiêu đầy đủ. Riêng vào những mùa mưa lại được khai thông thoát nước, thuận tiện, điều kiện đủ đầy nên nhiều nông dân đã an tâm sản xuất. Riêng đối với hộ gia đình anh Trần Văn Tấn, hằng năm anh tham gia sản xuất được 1.200 mét vuông rau màu. Cứ hết vụ bắp nếp, anh chuyển sang trồng hành tím, rồi đậu bắp,… Vụ màu này đa phần anh dành diện tích để trồng cà. Tuy vất vả, quanh năm bám đồng, bám nương rẫy, nhưng đổi lại những vụ mùa bội thu, được giá, đã giúp cho gia đình anh Tấn có thu nhập ổn định, cuộc sống an nhàn hơn.
Nông dân thu hoạch lúa bằng cơ giới
Giờ đây vùng đất cách mạng Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh không còn là vùng quê nghèo, với những con đường đất lầy lội, nhà tranh lá lụp xụp khi xưa, mà nay được thay mới bằng con đường láng nhựa, nhà mái ngói, nhà tường khang trang và diện mạo mới khởi sắc của một vùng quê giàu truyền thống cách mạng luôn được người dân xây dựng và vun đắp. Những năm qua, lãnh đạo địa phương đã không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; mở rộng và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Về Giồng Trà Dên hôm nay, ngoài được thấy, được cảm nhận sự chuyển mình đi lên của mảnh đất đầu nguồn biên giới, từng lắm khó khăn gian khổ, chúng tôi còn được nghe nhiều câu chuyện hay về cách xây dựng NTM của địa phương này. Với quan điểm “của dân, do dân và vì dân”, cả hệ thống chính trị bắt tay vào thực hiện. Còn riêng người dân, khi đã thấy rõ vai trò chủ thể của mình, họ cũng tiên phong, nhiệt thành tham gia trong mọi phong trào. Nhờ vậy, đến nay xã Tân Thạnh đã hoàn thành trên 60% tiêu chí và chỉ tiêu xây dựng, theo lộ trình, đến năm 2023 Tân Thạnh sẽ đạt chuẩn NTM. Ông Trần Minh Gom, Ấp Giồng Trà Dên, xã Tân Thạnh chia sẻ: “Về nông thôn mới xã Tân Thạnh hiện nay; thứ nhất về đường, phải nói các tuyến đường đường khang trang được nhựa hóa, người dân đi lại rất dễ dàng; Thứ hai, Trường học được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học; Thứ ba, về nhà ở của nhân dân được xây dựng khang trang, nhất là đối với hộ nghèo, cận nghèo được Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc xã quan tâm xây dựng nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ vốn vay làm kinh tế nhỏ, hướng dẫn mô hình làm ăn,…. từ đó, cuộc sống người dân trên địa bàn từng bước ổn định hơn so với trước”.
Hôm nay, Giồng Trà Dên đã khoác trên mình chiếc áo mới đầy sắc màu rực rỡ; bằng sự đổi mới, năng động, tiên phong và sáng tạo, từ suy nghĩ và cách làm của Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, đã mang lại cho nhân dân vùng đất cách mạng Giồng Trà Dên có cuộc sống tươi đẹp hơn, khang trang hơn và tiếp tục phát triển đi lên trong tương lai.
Văn Phô