Suy nghĩ về “NGÀY SÁCH VIỆT NAM”
- Được đăng: Thứ năm, 21 Tháng 4 2016 08:06
- Lượt xem: 3089
(TGAG)- Một nhà thông thái Gustavơ Lebon đã nói “Một cuốn sách hay cho ta một điều tốt, một người bạn tốt cho ta một điều hay”. Thật vậy khi còn nhỏ tôi đã thích câu danh ngôn này. Nên quyết tâm gắng học để sớm biết chữ để có thể đọc sách báo được.
Khí lớn lên, tôi hiểu đọc sách là quan trọng. Khởi đầu tôi chỉ thích đọc truyện tranh cổ tích dần lớn lên tôi đọc những sách liên quan tới học và sau này là những sách về chuyên môn. Tôi đến với sách nhẹ nhàng đơn giản như thế đó. Mỗi người có thể đến với sách, yêu sách với nhiều nguyên nhân, hoàn cảnh khác nhau nhưng tôi tin ai cũng ít nhiều học ở sách rất nhiều điều có ích cho bản thân và tự nâng cao kiến thức bản thân mình.
Cao Bá Quát nói: “Người xưa đã đem tâm trí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp để chắp lông chắp cánh cho văn chương, mà ta lại coi thường được sao”.
Hưởng ứng ngày Ngày sách Việt Nam 21/4, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách.
Thực tiễn chỉ ra rằng người đọc nhiều sách sẽ có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng. Người ta không chỉ đọc sách gói gọn trong chuyên môn công tác mà nhiều người đọc tất cả các sách có liên quan tới cuộc sống như: sức khỏe, khoa học, chính trị, xã hội… hoặc đơn thuần là thư giãn giải trí, nhờ đọc sách mà người ta có thể thích nghi và hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Trong giao tiếp người đọc sách nhiều sẽ năng động trong ứng xử giao tiếp, ngôn từ cũng suôn sẻ mạch lạc mượt mà hơn. Trí tưởng tượng thêm phong phú, sáng tạo tự tin hơn. Chính nhờ đọc sách mà bạn phát âm ít sai chính tả, diễn đạt chuyển tiếp câu chuyện dễ dàng, xác định chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, tính từ, trạng từ một cách hợp lý và chính xác.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cải thiện nhân cách, người đọc sách luôn hướng tới cái hay, cái đẹp, cái tốt trong sách. Nên dễ phân biệt cái đúng, cái sai mà không ứng xử tùy tiện. Chính nhờ đọc sách đã tạo nên nét văn hóa, nhân văn hài hòa cùng cộng đồng xã hội luôn được mọi người xung quanh yêu mến quý trọng.
Bác Hồ kính yêu có nói: “Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường” và trong hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1-9-1961, Hồ Chí Minh đã tâm sự: “Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học; về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét: “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. (Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. H. Uỷ ban khoa học xã hội, 1990).
Bác cũng dạy rằng: Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi: “vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn. (Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. H.- Sự thật, 1971.- Tr 53)
Cụ Lê Quý Đôn cũng dạy rằng: “Đọc sách nên đọc bản văn cho kỹ, nhấm từng chữ một mới thấy thú vị, thấy chỗ nào không hiểu thấu được thì nghĩ cho kỹ, nghĩ không ra mới xem chú giải, như thế mới có ý vị”; “Đọc sách không cần nhiều, đọc được một chữ đem áp dụng được một chữ, thế là được”.
Nhân ngày sách Việt Nam, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng hiểu rằng xã hội phát triển chính nhờ có sách, sách giúp con người có khả năng trao đổi với nhau, học tập lẫn nhau, giúp nhiều quốc gia giao lưu văn hóa cùng chia sẻ những văn minh tiến bộ của thế giới, khoa học… Sách giúp con người bảo tồn các giá trị truyền thống ngàn đời do lịch sử ghi lại. Cũng nhân ngày sách Việt Nam là dịp nhắc nhở chúng ta phải học tập tấm gương tự học qua sách báo của Bác Hồ, từ đó ta cảm thấy yêu sách, quý sách hơn, vì sách là kho tàng tri thức giúp ta không ngừng tiến bộ và hoàn thiện mình hơn./.
![]() |
Cao Bá Quát nói: “Người xưa đã đem tâm trí đúc chuốt thành lời hay ý đẹp để chắp lông chắp cánh cho văn chương, mà ta lại coi thường được sao”.
Hưởng ứng ngày Ngày sách Việt Nam 21/4, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của mọi người, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách.
Thực tiễn chỉ ra rằng người đọc nhiều sách sẽ có kiến thức sâu rộng, hội tụ nhiều năng lực, lời nói có cơ sở và có uy tín nên được mọi người lắng nghe, xem trọng. Người ta không chỉ đọc sách gói gọn trong chuyên môn công tác mà nhiều người đọc tất cả các sách có liên quan tới cuộc sống như: sức khỏe, khoa học, chính trị, xã hội… hoặc đơn thuần là thư giãn giải trí, nhờ đọc sách mà người ta có thể thích nghi và hoàn thiện hơn trong cuộc sống.
Trong giao tiếp người đọc sách nhiều sẽ năng động trong ứng xử giao tiếp, ngôn từ cũng suôn sẻ mạch lạc mượt mà hơn. Trí tưởng tượng thêm phong phú, sáng tạo tự tin hơn. Chính nhờ đọc sách mà bạn phát âm ít sai chính tả, diễn đạt chuyển tiếp câu chuyện dễ dàng, xác định chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, tính từ, trạng từ một cách hợp lý và chính xác.
Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cải thiện nhân cách, người đọc sách luôn hướng tới cái hay, cái đẹp, cái tốt trong sách. Nên dễ phân biệt cái đúng, cái sai mà không ứng xử tùy tiện. Chính nhờ đọc sách đã tạo nên nét văn hóa, nhân văn hài hòa cùng cộng đồng xã hội luôn được mọi người xung quanh yêu mến quý trọng.
Bác Hồ kính yêu có nói: “Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường” và trong hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1-9-1961, Hồ Chí Minh đã tâm sự: “Về văn hóa tôi chỉ học hết tiểu học; về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”. Vậy mà Người đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét: “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời”. (Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. H. Uỷ ban khoa học xã hội, 1990).
Bác cũng dạy rằng: Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu trong sách. Có vấn đề thông suốt thì mạnh dạn đề ra cho vỡ lẽ, đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt ra câu hỏi: “vì sao” đều phải suy nghĩ kỹ càng, xem nó có hợp với thực tế hay không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ cho chín chắn. (Hồ Chí Minh. Về vấn đề học tập. H.- Sự thật, 1971.- Tr 53)
Cụ Lê Quý Đôn cũng dạy rằng: “Đọc sách nên đọc bản văn cho kỹ, nhấm từng chữ một mới thấy thú vị, thấy chỗ nào không hiểu thấu được thì nghĩ cho kỹ, nghĩ không ra mới xem chú giải, như thế mới có ý vị”; “Đọc sách không cần nhiều, đọc được một chữ đem áp dụng được một chữ, thế là được”.
Nhân ngày sách Việt Nam, tôi muốn chia sẻ để mọi người cùng hiểu rằng xã hội phát triển chính nhờ có sách, sách giúp con người có khả năng trao đổi với nhau, học tập lẫn nhau, giúp nhiều quốc gia giao lưu văn hóa cùng chia sẻ những văn minh tiến bộ của thế giới, khoa học… Sách giúp con người bảo tồn các giá trị truyền thống ngàn đời do lịch sử ghi lại. Cũng nhân ngày sách Việt Nam là dịp nhắc nhở chúng ta phải học tập tấm gương tự học qua sách báo của Bác Hồ, từ đó ta cảm thấy yêu sách, quý sách hơn, vì sách là kho tàng tri thức giúp ta không ngừng tiến bộ và hoàn thiện mình hơn./.
Trần Thị Bé Năm
Ban Tuyên giáo huyện ủy Châu Thành
Ban Tuyên giáo huyện ủy Châu Thành