Quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga vươn đến những tầm cao mới
- Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 9 2018 10:10
- Lượt xem: 2754
(TGAG)- Trong suốt gần bảy thập kỷ qua, từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950, trở thành Đối tác chiến lược năm 2001 và nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện tháng 7/2012, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã được thử thách qua thời gian, đang phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu với nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực.
Quan hệ chính trị với độ tin cậy cao ngày càng được tăng cường thông qua cơ chế trao đổi đoàn và tiếp xúc song phương thường xuyên ở các cấp, đặc biệt là cấp cao và cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược. Việt Nam triển khai quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh, trong mọi lĩnh vực từ đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đến hợp tác địa phương, ngoại giao nhân dân. Hai bên cũng luôn hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN - Nga... đã tạo thêm động lực mới mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa hai nước tiếp tục phát triển năng động. Các dự án hợp tác dầu khí được triển khai hiệu quả tại cả hai nước, đặc biệt là Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro thành lập năm 1981 đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng của sự hợp tác Việt - Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và thai thác dầu khí của Việt Nam. Việc mở rộng họp tác trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất ô tô hứa hẹn đem đến những chuyển biến tích cực trong quan hệ kinh tể hai nước. Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016, kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng nhanh với tốc độ hơn 30%/năm (Theo số liệu của Nga, kim ngạch thương mại hai nước năm 2017 tăng kỷ lục đạt mức 5,2 tỷ USD, cao nhất là từ năm 1991. Theo số liệu của Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch song phương đạt 2,3 tỷ USD, tăng 42% so với năm 2017, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,24 tỷ USD, tăng 24% và nhập khẩu đạt 1,06 tỷ USD, tăng 59,5%).
Về đầu tư, ngoài hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, tính đến tháng 6 năm 2018, Liên bang Nga có 117 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt gần một tỷ USD. Việt Nam có 22 dự án đầu tư vào Nga với tổng số vốn đầu tư mới và tăng vốn đạt gần 3 tỷ USD. Việc Tập đoàn TH True Milk đầu tư hơn 2 tỷ USD vào các dự án nuôi bò sữa và chế biến sữa tại tỉnh Moscow, Kaluga là một điểm sáng trong quan hệ hai nước. Phát huy những thành công trong hợp tác trên lĩnh vực năng lượng truyền thống, hai bên đang tích cực nghiên cứu triển khai các dự án hợp tác về năng lượng tái tạo, giống cây trồng, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp. Hợp tác trong sản xuất thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh như thuốc chữa ung thư, thuốc đông y có nhiều triển vọng.
Quan hệ quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam - Liên bang Nga có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, thực chất, nhất là trong họp tác về đào tạo cán bộ, chuyển giao vũ khí, trang bị... Việt Nam xác định Nga là đối tác tin cậy và triển vọng nhất trong hợp tác quân sự. Trên thực tế, Nga đã cung cấp cho Việt Nam nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại và họp tác trong sửa chữa, tăng hạn sử dụng của các thiết bị; chuyển giao công nghệ, nhất là trợ giúp đào tạo, huấn luyện và cử chuyên gia sang giúp Việt Nam...
Thời gian gần đây, quan hệ giữa các địa phương phát triển mạnh và ngày càng đi vào thực chất, chú trọng hơn đến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục. về giáo dục, trong mấy năm gần đây, Chính phủ Nga đã cấp gần 1000 suất học bong cho sinh viên Việt Nam sang theo học tại các trường đại học Nga, số lượng cao hơn cả thời kỳ Liên Xô cũ. Các lĩnh vực du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh. Hai bên thường xuyên tổ chức Những ngày văn hóa, Tuần văn hóa, các cuộc triến lãm, hội thảo giới thiệu về đất nước, con người của nhau, số người Nga sang Việt Nam du lịch vẫn đứng đầu châu Âu - năm 2017 có hơn 600.000 lượt người Nga đi du lịch Việt Nam và trong 6 tháng đầu năm 2018, đạt 338.393 lượt, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Ngược lại, có hàng chục nghìn người Việt Nam đã sang Nga du lịch trong hai năm trở lại đây, đặc biệt là trong kỳ World Cup vừa qua, rất nhiều cổ động viên Việt Nam sang Nga du lịch và ra sân xem các trận đấu bóng đá.
Quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga hiện được các chuyên gia kinh tế đánh giá chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Nhìn lại những con số cụ thể, đặc biệt là cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, thì thấy từ nay đến năm 2020 thời gian còn lại không còn nhiều, đòi hỏi các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp của hai nước, trong đó có Đại sứ quán phải hết sức nồ lực mới đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, hai bên cần tích cực tìm kiếm những phương thức hợp tác mới, có tính khả thi cao, có lợi cho cả hai bên, đặc biệt cố gắng tạo những điểm đột phá. Cụ thể: (1) Triến khai đồng bộ và có kết quả những thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc khẩn trương của các bộ, ngành và địa phương. (2) Nâng cao vai trò cơ chế hoạt động của ủy ban liên Chính phủ, tăng cường công tác tham vấn, giám sát của các cơ quan Quốc hội hai nước đổi với việc thực hiện các thỏa thuận đã ký. (3) Cải tiến thủ tục hành chính, điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và làm việc có thời hạn trên lãnh thổ của nhau. Có biện pháp thúc đẩy thương mại, triển khai có hiệu quả các dự án của Nga tại Việt Nam; tăng cường giao lưu nhân dân. Theo hướng này, năm 2019 hai nước sẽ tổ chức Năm Chéo - Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam. Chúng ta cần triển khai một cách bài bản, có kế hoạch, huy động sự phối hợp và tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Chú trọng hơn việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức xã hội, đoàn thể, tăng cường giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước, truyền lửa của các cựu chiến binh Nga, những người gắn bó với Việt Nam tới thế hệ trẻ, để giúp họ hiếu về quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc trong suốt gần 70 năm quan hệ, tạo động lực thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Hiện nay quan hệ giữa hai nước vẫn còn những “điểm nghẽn”, đó là, chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để phát huy tiềm năng và thế mạnh của mồi nước. Đó là khó khăn trong xuất khẩu hàng thủy sản, hoa quả nhiệt đới sang Nga, một lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. vẫn còn tồn tại những rào cản nhất định để thâm nhập vào hệ thống phân phối tại Nga, như vấn đề kiểm dịch động thực vật, việc tiếp cận mạng lưới siêu thị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai nước còn thiểu thông tin về nhau nên chưa có đủ độ tin cậy trong giao dịch thương mại. Vì vậy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước nắm bắt các thông tin về nhau, tăng cường các giao dịch trực tiếp, loại bỏ dần các chi phí trung gian, chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại như tọa đàm, hội thảo, triển lãm thương mại, du lịch, quảng bá tiềm năng thế mạnh của hai bên trên các phương tiện truyền thông đại chúng; thành lập trung tâm xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu. Việc Trung tâm xuất khẩu Nga mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam và có nhiều hoạt động hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Nga tìm hiểu thị trường và xuất khẩu hàng hóa Nga sang Việt Nam là mô hình tốt để chúng ta học tập. Mặt khác, cần xây dựng cơ chế hữu hiệu trong xử lý các tranh chấp thương mại theo đúng thông lệ quốc tế và luật pháp của hai nước. Một “điểm nghẽn” khác cần giải tỏa là vấn đề thanh toán. Trong điều kiện hiện nay, với sự ổn định tương đối của đồng rúp và Việt Nam đồng, cần mở ra kênh thanh toán với nhau bằng nội tệ của hai nước. Ngân hàng trung ương của hai nước cần đưa ra hình thức bảo lãnh cho chế độ thanh quyết toán như vậy. Liên quan đến thúc đây họp tác địa phương và du lịch, các địa phương của ta cần chủ động hơn trong quảng bá hình ảnh và tiềm năng của mình, nhất là quan tâm hơn tới việc xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên giỏi tiếng Nga, có nghiệp vụ tốt, hiểu về văn hóa Nga, biết giới thiệu cho du khách Nga về những nét văn hóa độc đáo của dân tộc ở những địa phương có đông du khách Nga tới thăm quan, nghỉ dưỡng.
Quan hệ chính trị với độ tin cậy cao ngày càng được tăng cường thông qua cơ chế trao đổi đoàn và tiếp xúc song phương thường xuyên ở các cấp, đặc biệt là cấp cao và cơ chế tham vấn, đối thoại chiến lược. Việt Nam triển khai quan hệ với Liên bang Nga trên tất cả các kênh, trong mọi lĩnh vực từ đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đến hợp tác địa phương, ngoại giao nhân dân. Hai bên cũng luôn hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN - Nga... đã tạo thêm động lực mới mạnh mẽ, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa hai nước tiếp tục phát triển năng động. Các dự án hợp tác dầu khí được triển khai hiệu quả tại cả hai nước, đặc biệt là Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro thành lập năm 1981 đến nay vẫn tiếp tục là biểu tượng của sự hợp tác Việt - Nga, là trụ cột của ngành thăm dò và thai thác dầu khí của Việt Nam. Việc mở rộng họp tác trong lĩnh vực lắp ráp, sản xuất ô tô hứa hẹn đem đến những chuyển biến tích cực trong quan hệ kinh tể hai nước. Sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016, kim ngạch thương mại hai nước tăng trưởng nhanh với tốc độ hơn 30%/năm (Theo số liệu của Nga, kim ngạch thương mại hai nước năm 2017 tăng kỷ lục đạt mức 5,2 tỷ USD, cao nhất là từ năm 1991. Theo số liệu của Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch song phương đạt 2,3 tỷ USD, tăng 42% so với năm 2017, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,24 tỷ USD, tăng 24% và nhập khẩu đạt 1,06 tỷ USD, tăng 59,5%).
Về đầu tư, ngoài hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, tính đến tháng 6 năm 2018, Liên bang Nga có 117 dự án đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt gần một tỷ USD. Việt Nam có 22 dự án đầu tư vào Nga với tổng số vốn đầu tư mới và tăng vốn đạt gần 3 tỷ USD. Việc Tập đoàn TH True Milk đầu tư hơn 2 tỷ USD vào các dự án nuôi bò sữa và chế biến sữa tại tỉnh Moscow, Kaluga là một điểm sáng trong quan hệ hai nước. Phát huy những thành công trong hợp tác trên lĩnh vực năng lượng truyền thống, hai bên đang tích cực nghiên cứu triển khai các dự án hợp tác về năng lượng tái tạo, giống cây trồng, thuốc trừ sâu cho nông nghiệp. Hợp tác trong sản xuất thiết bị y tế và thuốc chữa bệnh như thuốc chữa ung thư, thuốc đông y có nhiều triển vọng.
Quan hệ quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam - Liên bang Nga có bước phát triển mới, đi vào chiều sâu, thực chất, nhất là trong họp tác về đào tạo cán bộ, chuyển giao vũ khí, trang bị... Việt Nam xác định Nga là đối tác tin cậy và triển vọng nhất trong hợp tác quân sự. Trên thực tế, Nga đã cung cấp cho Việt Nam nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại và họp tác trong sửa chữa, tăng hạn sử dụng của các thiết bị; chuyển giao công nghệ, nhất là trợ giúp đào tạo, huấn luyện và cử chuyên gia sang giúp Việt Nam...
Thời gian gần đây, quan hệ giữa các địa phương phát triển mạnh và ngày càng đi vào thực chất, chú trọng hơn đến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục. về giáo dục, trong mấy năm gần đây, Chính phủ Nga đã cấp gần 1000 suất học bong cho sinh viên Việt Nam sang theo học tại các trường đại học Nga, số lượng cao hơn cả thời kỳ Liên Xô cũ. Các lĩnh vực du lịch, văn hóa, giao lưu nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh. Hai bên thường xuyên tổ chức Những ngày văn hóa, Tuần văn hóa, các cuộc triến lãm, hội thảo giới thiệu về đất nước, con người của nhau, số người Nga sang Việt Nam du lịch vẫn đứng đầu châu Âu - năm 2017 có hơn 600.000 lượt người Nga đi du lịch Việt Nam và trong 6 tháng đầu năm 2018, đạt 338.393 lượt, tăng 7,9% so với cùng kỳ. Ngược lại, có hàng chục nghìn người Việt Nam đã sang Nga du lịch trong hai năm trở lại đây, đặc biệt là trong kỳ World Cup vừa qua, rất nhiều cổ động viên Việt Nam sang Nga du lịch và ra sân xem các trận đấu bóng đá.
Quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga hiện được các chuyên gia kinh tế đánh giá chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước. Nhìn lại những con số cụ thể, đặc biệt là cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước phấn đấu đạt kim ngạch thương mại hai chiều đạt 10 tỷ USD vào năm 2020, thì thấy từ nay đến năm 2020 thời gian còn lại không còn nhiều, đòi hỏi các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp của hai nước, trong đó có Đại sứ quán phải hết sức nồ lực mới đạt được mục tiêu đề ra. Vì vậy, hai bên cần tích cực tìm kiếm những phương thức hợp tác mới, có tính khả thi cao, có lợi cho cả hai bên, đặc biệt cố gắng tạo những điểm đột phá. Cụ thể: (1) Triến khai đồng bộ và có kết quả những thỏa thuận hợp tác giữa hai nước. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc khẩn trương của các bộ, ngành và địa phương. (2) Nâng cao vai trò cơ chế hoạt động của ủy ban liên Chính phủ, tăng cường công tác tham vấn, giám sát của các cơ quan Quốc hội hai nước đổi với việc thực hiện các thỏa thuận đã ký. (3) Cải tiến thủ tục hành chính, điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và làm việc có thời hạn trên lãnh thổ của nhau. Có biện pháp thúc đẩy thương mại, triển khai có hiệu quả các dự án của Nga tại Việt Nam; tăng cường giao lưu nhân dân. Theo hướng này, năm 2019 hai nước sẽ tổ chức Năm Chéo - Năm Việt Nam tại Nga và Năm Nga tại Việt Nam. Chúng ta cần triển khai một cách bài bản, có kế hoạch, huy động sự phối hợp và tham gia tích cực của các bộ, ngành, địa phương có liên quan. Chú trọng hơn việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức xã hội, đoàn thể, tăng cường giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước, truyền lửa của các cựu chiến binh Nga, những người gắn bó với Việt Nam tới thế hệ trẻ, để giúp họ hiếu về quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc trong suốt gần 70 năm quan hệ, tạo động lực thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới.
Hiện nay quan hệ giữa hai nước vẫn còn những “điểm nghẽn”, đó là, chúng ta chưa có cơ chế hữu hiệu để phát huy tiềm năng và thế mạnh của mồi nước. Đó là khó khăn trong xuất khẩu hàng thủy sản, hoa quả nhiệt đới sang Nga, một lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. vẫn còn tồn tại những rào cản nhất định để thâm nhập vào hệ thống phân phối tại Nga, như vấn đề kiểm dịch động thực vật, việc tiếp cận mạng lưới siêu thị. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hai nước còn thiểu thông tin về nhau nên chưa có đủ độ tin cậy trong giao dịch thương mại. Vì vậy, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước nắm bắt các thông tin về nhau, tăng cường các giao dịch trực tiếp, loại bỏ dần các chi phí trung gian, chúng ta cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại như tọa đàm, hội thảo, triển lãm thương mại, du lịch, quảng bá tiềm năng thế mạnh của hai bên trên các phương tiện truyền thông đại chúng; thành lập trung tâm xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu. Việc Trung tâm xuất khẩu Nga mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam và có nhiều hoạt động hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp Nga tìm hiểu thị trường và xuất khẩu hàng hóa Nga sang Việt Nam là mô hình tốt để chúng ta học tập. Mặt khác, cần xây dựng cơ chế hữu hiệu trong xử lý các tranh chấp thương mại theo đúng thông lệ quốc tế và luật pháp của hai nước. Một “điểm nghẽn” khác cần giải tỏa là vấn đề thanh toán. Trong điều kiện hiện nay, với sự ổn định tương đối của đồng rúp và Việt Nam đồng, cần mở ra kênh thanh toán với nhau bằng nội tệ của hai nước. Ngân hàng trung ương của hai nước cần đưa ra hình thức bảo lãnh cho chế độ thanh quyết toán như vậy. Liên quan đến thúc đây họp tác địa phương và du lịch, các địa phương của ta cần chủ động hơn trong quảng bá hình ảnh và tiềm năng của mình, nhất là quan tâm hơn tới việc xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên giỏi tiếng Nga, có nghiệp vụ tốt, hiểu về văn hóa Nga, biết giới thiệu cho du khách Nga về những nét văn hóa độc đáo của dân tộc ở những địa phương có đông du khách Nga tới thăm quan, nghỉ dưỡng.
P.TTCTTG (tổng hợp)