Nhận diện chiến lược châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump
- Được đăng: Chủ nhật, 31 Tháng 12 2017 22:32
- Lượt xem: 3041
(TGAG)- Tạp chí American Interest mới đây đăng tải bài phân tích về chính sách châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump của ông Dniel Blumenthal, Giám đốc Nghiên cứu châu Á thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI); trong đó có một số điểm đáng quan tâm như sau:
* Chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ đã phác họa một chiến lược ngăn chặn Triều Tiên, cạnh tranh với Trung Quốc và khôi phục lòng tin với các đồng minh. Giờ là lúc đế lấp những chỗ trống.
Trong suốt chuyến công du dài và nhiều sự kiện quan trọng, ông Trump đã thể hiện những dấu ấn quan trọng khi xây dựng cách tiếp cận chiến lược đối với châu Á. Mặc dù, Triều Tiên là vấn đề khẩn cấp nhất mà khu vực phải đối mặt, nhưng cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc là vấn đề quan trọng nhất. Đối với vấn đề đầu tiên, ông Trump đang phối hợp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm phát triển một chiến lược dài hạn có thể ngăn chặn và đẩy lùi mối đe dọa này. Đối với vấn đề thứ hai, ông Trump đã bắt đầu khái quát tầm nhìn về một khu vực Ân Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Yếu tố cốt lõi của chiến lược quan trọng đối với châu Á chính là Nhật Bản. Trump và Abe có mối quan hệ nồng ấm, tương tự như giữa George W.Bush và Junichiro Koizumi. Nếu hai bên thân thiết thì những tầm nhìn mà họ vạch ra có cơ hội thành công thực sự.
* Việc đầu tiên của Mỹ và Nhật Bản là củng cố biện pháp chung đối với Triều Tiên. Mặc dù, “áp lực gia tăng” có vẻ như đang tác động đến cả Triều Tiên và Trung Quốc, nhưng chính sách này cần có thêm thời gian. Còn nhiều cá nhân, tố chức của Trung Quốc và Triều Tiên cần phải bị trừng phạt, và Bắc Kinh phải thấy rằng nỗi sợ hãi ghê gớm nhất của họ về liên minh 3 bên Tokyo, Seoul, Washington sẽ trở thành thực tế. Đồng thời, Nhật Bản và Mỹ cũng cần thống nhất về các điều kiện cần thiết cho chiến lược khả thi đối với bán đảo này và phản ứng với những sự việc bất ngờ nếu Triều Tiên quyết định sử dụng vũ lực.
Hàn Quốc lại là một thách thức lớn hơn, bởi Moon Jae-in không phải là hoàn toàn đồng tình với Trump và Abe.
* Chuyến thăm Trung Quốc không có nhiều sự kiện quan trọng, không có nhiều vấn đề bàn bạc bởi hai bên không đồng tình về hầu hết mọi vấn đề. Điều cốt lõi trong chính sách với Trung Quốc là thông qua củng cố quan hệ với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở xung quanh Trung Quốc, thông qua vị thế quân sự của Mỹ và thông qua các hoạt động thương mại đế chống lại những hoạt động gian lận của Trung Quốc.
* Phần quan trọng nhất trong chuyến công du của ông Trump là ở Đông Nam Á - nơi ông bắt đầu thể hiện tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở cửa và tự do. Ý tưởng này có vẻ như được bắt đầu ở Ấn Độ và Nhật Bản.
Ý tưởng này rất hứa hẹn nhưng cần chuyển thành chiến lược và những kế hoạch cụ thể. Ý tưởng này nhằm tạo ra một đối trọng mạnh hơn tham vọng của Trung Quốc thông qua kết nối một nước Ấn Độ rất thiện chí với khu vực Đông Á, Mỹ, Nhật Bản và Australia thành khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, về quy mô cấu trúc, ý tưởng này dường như bao gồm 4 nền dân chủ lớn là Mỹ, Ân Độ, Nhật Bản và Australia. Tất cả đều cam kết về xã hội tự do, hàng hải tự do và mở cửa trải từ Tây Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương trên nền tảng pháp quyền.
Vấn đề là với thị trường mở: Mỹ và Australia là hai quốc gia duy nhất gần như mở cửa hoàn toàn, trong đó Mỹ vẫn bảo hộ một số ngành công nghiệp nhất định, song rất quan trọng đối với Đông Nam Á - đó là lý do tại sao TPP cuối cùng lại yếu hơn dự kiến ban đầu. Nhưng Ấn Độ tất nhiên không phải là một thị trường tự do và mở cửa. Nhật Bản đã chuẩn bị để mở cửa thị trường hơn nữa. TPP-11 cũng như một thỏa thuận tự do thương mại song phương với Mỹ có thể có tác dụng đối với Nhật Bản.
Thêm vào đó, khía cạnh kinh tế của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương sẽ là vấn đề khó khăn nhất. Thực sự không hề có một chiến thắng về thương mại nào trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Giờ đây, Mỹ có vẻ đã có quá nhiều các thỏa thuận thương mại đa phương. Mặc dù vậy, ông Trump nói rằng ông sẽ đàm phán những thỏa thuận tốt hơn và ông được khuyến khích làm điều đó. Người được lợi là các nền kinh tế Đông Nam Á và Ấn Độ, những nước mà tăng trưởng dựa vào đánh thuế cao, vai trò can thiệp lớn của Nhà nước và sự thống trị của các tập đoàn Nhà nước. Khu vực Nam Á và Mỹ có thể là những động lực duy nhất của sự tăng trưởng toàn cầu, bởi vì Mỹ vẫn tiếp tục phát triển và thị trường của Mỹ tiếp tục vượt xa Trang Quốc (khoảng gần 45 tỷ USD tổng tài sản quốc gia), nên Mỹ có ảnh hưởng lớn đối với các thỏa thuận thương mại.
Có một phần thuộc về sự quản lý Nhà nước về kinh tế, đó là phản ứng với các dự án xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc theo sáng kiến “Vành đai và con đường”. Mỹ đã có những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài theo mô hình của Nhật Bản nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân vào khu vực. Nhưng cuối cùng những quyết định đầu tư lại phải dựa vào những thay đổi thị trường ở các nước trọng điểm trong khu vực như Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
* Tống thống Mỹ đã đề nghị đóng vai trò tích cực hơn về mặt ngoại giao đối với các xung đột ở Biến Đông. Chính quyền Mỹ nên đề nghị giúp đỡ các đồng minh và đối tác giải quyết các xung đột dựa trên thông lệ quốc tế từ hàng trăm năm qua. Mặt khác, chiến lược ngoại giao với Đông Nam Á rất phức tạp bởi sụ: mất niềm tin ở Mỹ sau những phản ứng hời hợt của Tống thống Obama đối với sự bành trướng và quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông.
Xem xét mức độ sâu sắc trong cạnh tranh với Trung Quốc, việc củng cố quan hệ đối tác với các quốc gia như Philippines, Thái Lan và điều quan trọng nhất là cần tái xây dựng niềm tin thì Mỹ mới có thế gây sức ép với họ về nhân quyền. Đây là phương pháp của Ronald Reagan mà cuối cùng đã khiến châu Á chuyển hướng sang chế độ dân chủ. Nếu không, Mỹ sẽ mất những đồng minh này vào tay Trung Quốc mà vẫn không gặt hái được gì về nhân quyền.
Nói ngắn gọn, mặt ngoại giao của chiến lược mới này bao gồm “siêu cấu trúc” của những quốc gia dân chủ ven biến và một loạt các cam kết song phương và đa phương. Nen ngoại giao mới này phải từ bỏ biện pháp ngoại giao thụ động trong giải quyết các xung đột trên biển.
* Công cụ quan trọng nhất là tái xây dựng năng lực của Mỹ về chính quyền dân chủ, cạnh tranh chính trị, chiến dịch thông tin. Mỹ phớt lờ các hoạt động tuyên truyền toàn cầu của Trung Quốc quá lâu.
Để chiến lược châu Á của ông Trump thành hiện thực, ông cần tái xây dựng Cơ quan Thông tin của Mỹ và nhận thức rõ rằng bất cứ thành tựu nào ở châu Á sẽ bị phá hủy bởi những nỗ lực của Trung Quốc ừong tuyên truyền thông điệp về việc Mỹ đang suy yếu.
Tóm lại, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện tầm nhìn hứa hẹn về tương lai của bán đảo Triều Tiên và phác thảo toàn diện về chính sách cạnh tranh với Trung Quốc.
* Chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ đã phác họa một chiến lược ngăn chặn Triều Tiên, cạnh tranh với Trung Quốc và khôi phục lòng tin với các đồng minh. Giờ là lúc đế lấp những chỗ trống.
Trong suốt chuyến công du dài và nhiều sự kiện quan trọng, ông Trump đã thể hiện những dấu ấn quan trọng khi xây dựng cách tiếp cận chiến lược đối với châu Á. Mặc dù, Triều Tiên là vấn đề khẩn cấp nhất mà khu vực phải đối mặt, nhưng cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc là vấn đề quan trọng nhất. Đối với vấn đề đầu tiên, ông Trump đang phối hợp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhằm phát triển một chiến lược dài hạn có thể ngăn chặn và đẩy lùi mối đe dọa này. Đối với vấn đề thứ hai, ông Trump đã bắt đầu khái quát tầm nhìn về một khu vực Ân Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở cửa.
Yếu tố cốt lõi của chiến lược quan trọng đối với châu Á chính là Nhật Bản. Trump và Abe có mối quan hệ nồng ấm, tương tự như giữa George W.Bush và Junichiro Koizumi. Nếu hai bên thân thiết thì những tầm nhìn mà họ vạch ra có cơ hội thành công thực sự.
* Việc đầu tiên của Mỹ và Nhật Bản là củng cố biện pháp chung đối với Triều Tiên. Mặc dù, “áp lực gia tăng” có vẻ như đang tác động đến cả Triều Tiên và Trung Quốc, nhưng chính sách này cần có thêm thời gian. Còn nhiều cá nhân, tố chức của Trung Quốc và Triều Tiên cần phải bị trừng phạt, và Bắc Kinh phải thấy rằng nỗi sợ hãi ghê gớm nhất của họ về liên minh 3 bên Tokyo, Seoul, Washington sẽ trở thành thực tế. Đồng thời, Nhật Bản và Mỹ cũng cần thống nhất về các điều kiện cần thiết cho chiến lược khả thi đối với bán đảo này và phản ứng với những sự việc bất ngờ nếu Triều Tiên quyết định sử dụng vũ lực.
Hàn Quốc lại là một thách thức lớn hơn, bởi Moon Jae-in không phải là hoàn toàn đồng tình với Trump và Abe.
* Chuyến thăm Trung Quốc không có nhiều sự kiện quan trọng, không có nhiều vấn đề bàn bạc bởi hai bên không đồng tình về hầu hết mọi vấn đề. Điều cốt lõi trong chính sách với Trung Quốc là thông qua củng cố quan hệ với các đồng minh và đối tác của Mỹ ở xung quanh Trung Quốc, thông qua vị thế quân sự của Mỹ và thông qua các hoạt động thương mại đế chống lại những hoạt động gian lận của Trung Quốc.
* Phần quan trọng nhất trong chuyến công du của ông Trump là ở Đông Nam Á - nơi ông bắt đầu thể hiện tầm nhìn về một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở cửa và tự do. Ý tưởng này có vẻ như được bắt đầu ở Ấn Độ và Nhật Bản.
Ý tưởng này rất hứa hẹn nhưng cần chuyển thành chiến lược và những kế hoạch cụ thể. Ý tưởng này nhằm tạo ra một đối trọng mạnh hơn tham vọng của Trung Quốc thông qua kết nối một nước Ấn Độ rất thiện chí với khu vực Đông Á, Mỹ, Nhật Bản và Australia thành khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, về quy mô cấu trúc, ý tưởng này dường như bao gồm 4 nền dân chủ lớn là Mỹ, Ân Độ, Nhật Bản và Australia. Tất cả đều cam kết về xã hội tự do, hàng hải tự do và mở cửa trải từ Tây Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương trên nền tảng pháp quyền.
Vấn đề là với thị trường mở: Mỹ và Australia là hai quốc gia duy nhất gần như mở cửa hoàn toàn, trong đó Mỹ vẫn bảo hộ một số ngành công nghiệp nhất định, song rất quan trọng đối với Đông Nam Á - đó là lý do tại sao TPP cuối cùng lại yếu hơn dự kiến ban đầu. Nhưng Ấn Độ tất nhiên không phải là một thị trường tự do và mở cửa. Nhật Bản đã chuẩn bị để mở cửa thị trường hơn nữa. TPP-11 cũng như một thỏa thuận tự do thương mại song phương với Mỹ có thể có tác dụng đối với Nhật Bản.
Thêm vào đó, khía cạnh kinh tế của chiến lược Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương sẽ là vấn đề khó khăn nhất. Thực sự không hề có một chiến thắng về thương mại nào trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Giờ đây, Mỹ có vẻ đã có quá nhiều các thỏa thuận thương mại đa phương. Mặc dù vậy, ông Trump nói rằng ông sẽ đàm phán những thỏa thuận tốt hơn và ông được khuyến khích làm điều đó. Người được lợi là các nền kinh tế Đông Nam Á và Ấn Độ, những nước mà tăng trưởng dựa vào đánh thuế cao, vai trò can thiệp lớn của Nhà nước và sự thống trị của các tập đoàn Nhà nước. Khu vực Nam Á và Mỹ có thể là những động lực duy nhất của sự tăng trưởng toàn cầu, bởi vì Mỹ vẫn tiếp tục phát triển và thị trường của Mỹ tiếp tục vượt xa Trang Quốc (khoảng gần 45 tỷ USD tổng tài sản quốc gia), nên Mỹ có ảnh hưởng lớn đối với các thỏa thuận thương mại.
Có một phần thuộc về sự quản lý Nhà nước về kinh tế, đó là phản ứng với các dự án xây dựng và các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc theo sáng kiến “Vành đai và con đường”. Mỹ đã có những tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài theo mô hình của Nhật Bản nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân vào khu vực. Nhưng cuối cùng những quyết định đầu tư lại phải dựa vào những thay đổi thị trường ở các nước trọng điểm trong khu vực như Ấn Độ, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
* Tống thống Mỹ đã đề nghị đóng vai trò tích cực hơn về mặt ngoại giao đối với các xung đột ở Biến Đông. Chính quyền Mỹ nên đề nghị giúp đỡ các đồng minh và đối tác giải quyết các xung đột dựa trên thông lệ quốc tế từ hàng trăm năm qua. Mặt khác, chiến lược ngoại giao với Đông Nam Á rất phức tạp bởi sụ: mất niềm tin ở Mỹ sau những phản ứng hời hợt của Tống thống Obama đối với sự bành trướng và quân sự hóa của Trung Quốc tại Biển Đông.
Xem xét mức độ sâu sắc trong cạnh tranh với Trung Quốc, việc củng cố quan hệ đối tác với các quốc gia như Philippines, Thái Lan và điều quan trọng nhất là cần tái xây dựng niềm tin thì Mỹ mới có thế gây sức ép với họ về nhân quyền. Đây là phương pháp của Ronald Reagan mà cuối cùng đã khiến châu Á chuyển hướng sang chế độ dân chủ. Nếu không, Mỹ sẽ mất những đồng minh này vào tay Trung Quốc mà vẫn không gặt hái được gì về nhân quyền.
Nói ngắn gọn, mặt ngoại giao của chiến lược mới này bao gồm “siêu cấu trúc” của những quốc gia dân chủ ven biến và một loạt các cam kết song phương và đa phương. Nen ngoại giao mới này phải từ bỏ biện pháp ngoại giao thụ động trong giải quyết các xung đột trên biển.
* Công cụ quan trọng nhất là tái xây dựng năng lực của Mỹ về chính quyền dân chủ, cạnh tranh chính trị, chiến dịch thông tin. Mỹ phớt lờ các hoạt động tuyên truyền toàn cầu của Trung Quốc quá lâu.
Để chiến lược châu Á của ông Trump thành hiện thực, ông cần tái xây dựng Cơ quan Thông tin của Mỹ và nhận thức rõ rằng bất cứ thành tựu nào ở châu Á sẽ bị phá hủy bởi những nỗ lực của Trung Quốc ừong tuyên truyền thông điệp về việc Mỹ đang suy yếu.
Tóm lại, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện tầm nhìn hứa hẹn về tương lai của bán đảo Triều Tiên và phác thảo toàn diện về chính sách cạnh tranh với Trung Quốc.
P.TTCTTG (tổng hợp)
[Nguồn: BTGTW]