Việt Nam nâng cao chất lượng dân số để phát triển
- Được đăng: Chủ nhật, 15 Tháng 10 2017 20:36
- Lượt xem: 8487
(TGAG)- Sau hơn 40 năm thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân có những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, có một thực tế trong công tác dân số là quy mô và tốc độ dân số tăng quá nhanh, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Năm 1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), đặt trọng tâm vào thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mục tiêu giảm nhanh tốc độ tăng quy mô dân số. Bộ Chính trị (khóa IX) ban hành Nghị quyết số 47-NQ/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW, đặt trọng tâm tiếp tục giải quyết vấn đề quy mô dân số, “từng bước nâng cao chất lượng dân số Việt Nam về thể chất, trí tuệ, cơ cấu”.
Trong những năm qua, chúng ta đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, sớm đạt và duy trì mức sinh thay thế. Tốc độ tăng dân số cả nước giảm từ hơn 2% năm 1993 xuống còn 1,08% hiện nay. Số dân tăng thêm bình quân mỗi năm từ 1,2 triệu người xuống 950.000 người. Quy mô dân số năm 2016 gần 93 triệu người. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm mạnh từ 3,7 năm 1992 xuống 2,1 năm 2006 - đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu đề ra và duy trì cho đến nay. Kết quả này đã tránh tăng khoảng 20 triệu người nếu không thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 39,2% xuống 24,0%. Dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 56,1% lên 68,4%. Dân số 65 tuổi trở lên tăng từ 4,7% lên 7,6%. Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ “dân số vàng” từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh cao vào khoảng năm 2020, và kéo dài khoảng 30 năm đến 40 năm, tối đa là 45 năm.
Về chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Kết quả giảm sinh đã làm giảm đáng kể sức ép về số lượng học sinh các cấp. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Người dân tộc thiểu số, nhóm dân cư yếu thế được Nhà nước chăm lo, hỗ trợ tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng trong giáo dục. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3. Tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Mạng lưới tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã từng bước được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Từ năm 1993 đến 2016, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 3cm, đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 lên 73,4 tuổi, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Công tác tuyên truyền, giáo dục dân số được triển khai sâu rộng, thường xuyên ở tất cả các cấp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” kiên trì, thường xuyên, liên tục đã đưa thông điệp “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con” lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình được lồng ghép trong tất cả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và được coi là một tiêu chí quan trọng trong thi đua, khen thưởng.
Nhiều ý kiến lo lắng về mặt hạn chế là chất lượng dân số chịu ảnh hưởng do người có điều kiện kinh tế khó khăn sinh nhiều con, trong khi người có điều kiện kinh tế khá giả lại sinh ít con. Tình trạng trẻ em thừa cân, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ tầm soát trước sinh, sơ sinh còn thấp. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều ở một số dân tộc ít người. Tỷ lệ người bị khuyết tật cao, chiếm 7,08% tổng dân số. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, gây hệ lụy cho phát triển bền vững dân số. Chúng ta còn thiếu chủ động trong phát huy lợi thế của thời kỳ “dân số vàng” để tăng tốc phát triển, chuẩn bị thích ứng với già hóa dân số.
Hội nghị Trung ương 6 đã thống nhất khẳng định, dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển đất nước. Công tác dân số là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Chính sách dân số phải bảo đảm giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền vận động về công tác dân số. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bổ dân số. Ngăn ngừa tư tưởng tâm lý không hạn chế số con. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Đổi mới toàn diện, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ. Xây dựng Luật dân số để nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức thực hiện, bảo đảm đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ của người dân, triển khai toàn diện các nội dung của công tác dân số. Có chiến lược khai thác tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững, thích ứng với già hóa dân số./.
Trong những năm qua, chúng ta đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, sớm đạt và duy trì mức sinh thay thế. Tốc độ tăng dân số cả nước giảm từ hơn 2% năm 1993 xuống còn 1,08% hiện nay. Số dân tăng thêm bình quân mỗi năm từ 1,2 triệu người xuống 950.000 người. Quy mô dân số năm 2016 gần 93 triệu người. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm mạnh từ 3,7 năm 1992 xuống 2,1 năm 2006 - đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu đề ra và duy trì cho đến nay. Kết quả này đã tránh tăng khoảng 20 triệu người nếu không thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh từ 39,2% xuống 24,0%. Dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng từ 56,1% lên 68,4%. Dân số 65 tuổi trở lên tăng từ 4,7% lên 7,6%. Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ “dân số vàng” từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh cao vào khoảng năm 2020, và kéo dài khoảng 30 năm đến 40 năm, tối đa là 45 năm.
Về chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Kết quả giảm sinh đã làm giảm đáng kể sức ép về số lượng học sinh các cấp. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện. Người dân tộc thiểu số, nhóm dân cư yếu thế được Nhà nước chăm lo, hỗ trợ tạo điều kiện tiếp cận bình đẳng trong giáo dục. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3. Tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Mạng lưới tầm soát, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã từng bước được triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Từ năm 1993 đến 2016, chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam tăng thêm 3cm, đạt 164cm ở nam và 153cm ở nữ. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 lên 73,4 tuổi, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.
Công tác tuyên truyền, giáo dục dân số được triển khai sâu rộng, thường xuyên ở tất cả các cấp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tuyên truyền viên “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” kiên trì, thường xuyên, liên tục đã đưa thông điệp “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1-2 con” lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình được lồng ghép trong tất cả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và được coi là một tiêu chí quan trọng trong thi đua, khen thưởng.
Nhiều ý kiến lo lắng về mặt hạn chế là chất lượng dân số chịu ảnh hưởng do người có điều kiện kinh tế khó khăn sinh nhiều con, trong khi người có điều kiện kinh tế khá giả lại sinh ít con. Tình trạng trẻ em thừa cân, rối nhiễu tâm trí, tự kỷ những năm gần đây có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ tầm soát trước sinh, sơ sinh còn thấp. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều ở một số dân tộc ít người. Tỷ lệ người bị khuyết tật cao, chiếm 7,08% tổng dân số. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Nếu không có những biện pháp can thiệp quyết liệt, nước ta sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050, gây hệ lụy cho phát triển bền vững dân số. Chúng ta còn thiếu chủ động trong phát huy lợi thế của thời kỳ “dân số vàng” để tăng tốc phát triển, chuẩn bị thích ứng với già hóa dân số.
Hội nghị Trung ương 6 đã thống nhất khẳng định, dân số là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển đất nước. Công tác dân số là nhiệm vụ có tính chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Chính sách dân số phải bảo đảm giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Nhân dân.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền vận động về công tác dân số. Nội dung truyền thông, giáo dục phải chuyển mạnh từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số và phân bổ dân số. Ngăn ngừa tư tưởng tâm lý không hạn chế số con. Tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng có mức sinh cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp. Đẩy mạnh truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Đổi mới toàn diện, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ. Xây dựng Luật dân số để nâng cao hiệu lực pháp lý trong quản lý và tổ chức thực hiện, bảo đảm đầy đủ hơn quyền và nghĩa vụ của người dân, triển khai toàn diện các nội dung của công tác dân số. Có chiến lược khai thác tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững, thích ứng với già hóa dân số./.
P.TTCTTG
(Tổng hợp từ nguồn BTGTW)