Việt Nam được đánh giá cao về năng lực chuyển đổi chất lượng cuộc sống
- Được đăng: Thứ tư, 06 Tháng 4 2016 06:09
- Lượt xem: 2834
Đánh giá Phát triển Kinh tế Bền vững (SEDA) là một công cụ đánh giá về chất lượng cuộc sống của người dân các quốc gia, dựa trên các số liệu khách quan, được thiết kế với mục đích trang bị cho các nhà lãnh đạo chính phủ một hướng nhìn mới về khái niệm chất lượng cuộc sống của người dân.
Công cụ SEDA đánh giá tính hiệu quả của việc chuyển đổi sự thịnh vượng về kinh tế, được đo bằng mức thu nhập, thành chất lượng cuộc sống của người dân. SEDA cũng đo lường chất lượng cuộc sống người dân thông qua ba yếu tố nền tảng, thể hiện trên 10 phương diện như: sự ổn định kinh tế, y tế, quản trị nhà nước, các vấn đề môi trường…
Kết quả phân tích sử dụng công cụ Đánh giá Phát triển Kinh tế Bền vững (SEDA) do Công ty tư vấn quản lý Boston Consulting Group (BCG) thực hiện, đồng thời được trình bày chi tiết trong báo cáo dành cho Việt Nam mang tên “Đất nước Hoa Sen: Duy trì thành tựu ấn tượng của Việt Nam về cải thiện đời sống người dân": Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên tổng số 149 quốc gia về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng mặt kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo báo cáo trên, Việt Nam đã đạt kết quả ở mức trên trung bình về khả năng chuyển đổi sự phát triển kinh tế thành những nỗ lực cải thiện chất lượng sống cho người dân. Cụ thể, Báo cáo chỉ ra với chỉ số GDP đầu người (dựa trên cân bằng sức mua) mặc dù chỉ đạt gần 5.200 USD nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm các quốc gia có biểu đồ phát triển ổn định, có khả năng đạt chất lượng sống của người dân ngang bằng với các quốc gia có GDP tính theo đầu người trung bình là 10.000 USD.
Ông Chris Malone, thành viên hợp danh của công ty tư vấn quản lý BCG, chuyên gia tư vấn phát triển kinh tế tại Việt Nam cho biết, “những kết quả này một lần nữa cho thấy mặc dù phải nỗ lực trong điều kiện còn hạn chế song Việt Nam đã có được những thành công đáng ghi nhận trong chuyển đổi tăng trưởng kinh tế thành chất lượng cuộc sống khi so sánh với các quốc gia có thu nhập cao hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu xem xét đến đà tăng trưởng kinh tế khá cao khoảng 7,1% mỗi năm, trong giai đoạn 2006-2013”.
Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra một số thách thức có thể sẽ cản trở Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra. Cụ thể, Bản báo cáo đã thực hiện so sánh kết quả phát triển của Việt Nam so với bốn quốc gia ASEAN có GDP cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình ở Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Phillipines và Thái Lan (nhóm ASEAN 4 theo cách gọi của BCG). Theo đó, điểm SEDA của Việt Nam về mức thu nhập, cơ sở hạ tầng, quản trị nhà nước và môi trường hiện tương đương với mức điểm thấp nhất so với điểm của nhóm ASEAN 4.
Thêm vào đó, điểm SEDA về lao động, việc làm của Việt Nam lại ngang với ASEAN 4. Điều này có nghĩa rằng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực lao động, việc làm, bao gồm: năng suất lao động thấp, thiếu đáng kể nhân công lành nghề. Chính những điều này đang tạo nên thách thức cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Chuyên gia Chris Malone cho biết thêm: “Việc triển khai hành động cụ thể trong 3 lĩnh vực quan trọng này (lao động-việc làm, hạ tầng và quản trị nhà nước) sẽ là một chặng đường dài tiến tới khẳng định liệu Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu đầy tham vọng như đã đặt ra hay không. Điểm mấu chốt của các mục tiêu này là nhắm phát triển Việt Nam từ một nền kinh tế công nghiệp dựa vào nhân công giá rẻ trở thành một nền kinh tế dựa vào nền tri thức hiện đại”.
Theo Bảng điểm SEDA tổng thể và các hệ số theo quốc gia, Việt Nam xếp sau các nước Kyrgyzstan, Moldova và Nepal về Hệ số chuyển đổi mức thịnh vượng thành chất lượng cuộc sống./.
Công cụ SEDA đánh giá tính hiệu quả của việc chuyển đổi sự thịnh vượng về kinh tế, được đo bằng mức thu nhập, thành chất lượng cuộc sống của người dân. SEDA cũng đo lường chất lượng cuộc sống người dân thông qua ba yếu tố nền tảng, thể hiện trên 10 phương diện như: sự ổn định kinh tế, y tế, quản trị nhà nước, các vấn đề môi trường…
Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang.
Kết quả phân tích sử dụng công cụ Đánh giá Phát triển Kinh tế Bền vững (SEDA) do Công ty tư vấn quản lý Boston Consulting Group (BCG) thực hiện, đồng thời được trình bày chi tiết trong báo cáo dành cho Việt Nam mang tên “Đất nước Hoa Sen: Duy trì thành tựu ấn tượng của Việt Nam về cải thiện đời sống người dân": Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên tổng số 149 quốc gia về năng lực chuyển đổi mức độ thịnh vượng mặt kinh tế sang chất lượng cuộc sống của người dân.
Theo báo cáo trên, Việt Nam đã đạt kết quả ở mức trên trung bình về khả năng chuyển đổi sự phát triển kinh tế thành những nỗ lực cải thiện chất lượng sống cho người dân. Cụ thể, Báo cáo chỉ ra với chỉ số GDP đầu người (dựa trên cân bằng sức mua) mặc dù chỉ đạt gần 5.200 USD nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm các quốc gia có biểu đồ phát triển ổn định, có khả năng đạt chất lượng sống của người dân ngang bằng với các quốc gia có GDP tính theo đầu người trung bình là 10.000 USD.
Ông Chris Malone, thành viên hợp danh của công ty tư vấn quản lý BCG, chuyên gia tư vấn phát triển kinh tế tại Việt Nam cho biết, “những kết quả này một lần nữa cho thấy mặc dù phải nỗ lực trong điều kiện còn hạn chế song Việt Nam đã có được những thành công đáng ghi nhận trong chuyển đổi tăng trưởng kinh tế thành chất lượng cuộc sống khi so sánh với các quốc gia có thu nhập cao hơn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nếu xem xét đến đà tăng trưởng kinh tế khá cao khoảng 7,1% mỗi năm, trong giai đoạn 2006-2013”.
Tuy nhiên, Báo cáo cũng chỉ ra một số thách thức có thể sẽ cản trở Việt Nam đạt được những mục tiêu đề ra. Cụ thể, Bản báo cáo đã thực hiện so sánh kết quả phát triển của Việt Nam so với bốn quốc gia ASEAN có GDP cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình ở Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Phillipines và Thái Lan (nhóm ASEAN 4 theo cách gọi của BCG). Theo đó, điểm SEDA của Việt Nam về mức thu nhập, cơ sở hạ tầng, quản trị nhà nước và môi trường hiện tương đương với mức điểm thấp nhất so với điểm của nhóm ASEAN 4.
Thêm vào đó, điểm SEDA về lao động, việc làm của Việt Nam lại ngang với ASEAN 4. Điều này có nghĩa rằng Việt Nam cũng đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực lao động, việc làm, bao gồm: năng suất lao động thấp, thiếu đáng kể nhân công lành nghề. Chính những điều này đang tạo nên thách thức cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Chuyên gia Chris Malone cho biết thêm: “Việc triển khai hành động cụ thể trong 3 lĩnh vực quan trọng này (lao động-việc làm, hạ tầng và quản trị nhà nước) sẽ là một chặng đường dài tiến tới khẳng định liệu Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu đầy tham vọng như đã đặt ra hay không. Điểm mấu chốt của các mục tiêu này là nhắm phát triển Việt Nam từ một nền kinh tế công nghiệp dựa vào nhân công giá rẻ trở thành một nền kinh tế dựa vào nền tri thức hiện đại”.
Theo Bảng điểm SEDA tổng thể và các hệ số theo quốc gia, Việt Nam xếp sau các nước Kyrgyzstan, Moldova và Nepal về Hệ số chuyển đổi mức thịnh vượng thành chất lượng cuộc sống./.
TT (theo TTXVN)