Tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2020
- Được đăng: Thứ hai, 12 Tháng 10 2020 07:36
- Lượt xem: 1394
(TGAG)- Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng dương, điều đó cho thấy tính đúng đắn trong việc chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng, chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Tình hình phát triển kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%.
9 tháng năm 2020, cả nước có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 1.428,5 nghìn tỷ đồng; 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với 9 tháng năm 2019. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2019; gần 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%.
Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 9 có dấu hiệu tăng trở lại, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn nhiều tỉnh/thành phố đã mở cửa trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%.
9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%, trong đó xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8%.
Khách quốc tế đến nước ta trong quý III/2020 đạt 44 nghìn lượt người, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 9 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 70,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó hơn 97% là khách quốc tế đến trong quý I/2020.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
Bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 9 tháng giảm 0,72% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Một số vấn đề đời sống xã hội
Đời sống người dân trong 9 tháng năm 2020 tuy chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của nhân dân nên nhìn chung vẫn giữ được ổn định. 9 tháng năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ (tương ứng với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu) thiếu đói, giảm 75,5% về số lượt hộ thiếu đói và giảm 75,6% về số lượt nhân khẩu thiếu đói so với cùng kỳ năm 2019. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói trên 700 tấn gạo.
Tình hình lao động, việc làm của cả nước trong quý III/2020 có dấu hiệu phục hồi, thu nhập của người làm công hưởng lương dần được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị quý III mặc dù giảm so với quý II nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Một số định hướng công tác tuyên truyền về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh cơ bản; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh COVID-19; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Thứ hai, tuyên truyền tính hiệu quả, kịp thời của các gói hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời.
Thứ ba, tuyên truyền về sự chủ động của các địa phương trong việc điều chỉnh phương án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp từng vùng, miền, kịp thời đưa ra các giải pháp để giữ được các thị trường, giữ vững thương hiệu để duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước; kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam.
Thứ tư, nắm bắt tư tưởng, tâm trạng của người dân; làm tốt công tác tuyên truyền ổn định tâm lý, tránh gây hoang mang, lo lắng cho người dân trong việc Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa chính sách tài khóa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, thông tin, cập nhật tình hình thời tiết; tuyên truyền, hướng dẫn các phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2020 của cả nước, của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Mặc dù những tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; giá các mặt hàng nông sản chủ lực tiếp tục giảm, khả năng phục hồi chậm; đại dịch COVID-19 lây lan khá mạnh. Nhưng nhờ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nên hình kinh tế - xã hội 9 tháng phát triển ổn định, công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 bước đầu đã thành công.
P.TT (tổng hợp)
Tình hình phát triển kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn từ 2011 - 2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,93%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95%; khu vực dịch vụ tăng 2,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,70%.
9 tháng năm 2020, cả nước có gần 99 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 1.428,5 nghìn tỷ đồng; 34,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 25,5% so với 9 tháng năm 2019. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 38,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 81,8% so với cùng kỳ năm 2019; gần 12,1 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 0,1%.
Hoạt động thương mại dịch vụ trong tháng 9 có dấu hiệu tăng trở lại, thị trường hàng hóa và đời sống của người dân dần ổn định, các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn nhiều tỉnh/thành phố đã mở cửa trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%.
9 tháng năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%, trong đó xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8%.
Khách quốc tế đến nước ta trong quý III/2020 đạt 44 nghìn lượt người, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm 2019 do Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách đến chủ yếu là chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam. Tính chung 9 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta đạt gần 3,8 triệu lượt người, giảm 70,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó hơn 97% là khách quốc tế đến trong quý I/2020.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 9 tháng năm 2020 tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 đến tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
Bình quân 9 tháng năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ giá thương mại hàng hóa bình quân 9 tháng giảm 0,72% so với cùng kỳ năm 2019 phản ánh giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2020 tăng 2,59% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Một số vấn đề đời sống xã hội
Đời sống người dân trong 9 tháng năm 2020 tuy chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của nhân dân nên nhìn chung vẫn giữ được ổn định. 9 tháng năm 2020, cả nước có 16,5 nghìn lượt hộ (tương ứng với 66,5 nghìn lượt nhân khẩu) thiếu đói, giảm 75,5% về số lượt hộ thiếu đói và giảm 75,6% về số lượt nhân khẩu thiếu đói so với cùng kỳ năm 2019. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói trên 700 tấn gạo.
Tình hình lao động, việc làm của cả nước trong quý III/2020 có dấu hiệu phục hồi, thu nhập của người làm công hưởng lương dần được cải thiện. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị quý III mặc dù giảm so với quý II nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây.
Một số định hướng công tác tuyên truyền về nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền người dân tuân thủ các quy định bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh cơ bản; tuyệt đối không được lơ là, chủ quan với dịch bệnh COVID-19; tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”: vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhất; vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh.
Thứ hai, tuyên truyền tính hiệu quả, kịp thời của các gói hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời.
Thứ ba, tuyên truyền về sự chủ động của các địa phương trong việc điều chỉnh phương án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp từng vùng, miền, kịp thời đưa ra các giải pháp để giữ được các thị trường, giữ vững thương hiệu để duy trì hoạt động sản xuất trong bối cảnh dịch COVID-19 làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước; kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất cho xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường các nước trên thế giới mở lại bình thường và tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do châu Âu - Việt Nam.
Thứ tư, nắm bắt tư tưởng, tâm trạng của người dân; làm tốt công tác tuyên truyền ổn định tâm lý, tránh gây hoang mang, lo lắng cho người dân trong việc Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa chính sách tài khóa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm, thông tin, cập nhật tình hình thời tiết; tuyên truyền, hướng dẫn các phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy nổ.
Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2020 của cả nước, của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển. Mặc dù những tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khô hạn, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả thất thường gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp; giá các mặt hàng nông sản chủ lực tiếp tục giảm, khả năng phục hồi chậm; đại dịch COVID-19 lây lan khá mạnh. Nhưng nhờ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nên hình kinh tế - xã hội 9 tháng phát triển ổn định, công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 bước đầu đã thành công.
P.TT (tổng hợp)