COVID-19: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mọi mặt trận và không ai bị bỏ lại phía sau
- Được đăng: Thứ hai, 10 Tháng 8 2020 10:11
- Lượt xem: 1153
(TGAG)- Trong thời điểm hiện nay, khi diễn biến dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp thì mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức và trách nhiệm xã hội để góp phần bảo vệ bản thân, cộng đồng và đẩy lùi dịch bệnh. Để phục vụ tốt công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bạch hầu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy gửi các đồng chí nội dung “COVID-19: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mọi mặt trận và không ai bị bỏ lại phía sau”.
Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mọi mặt trận
Trước tình hình diễn biến của dịch ở cấp độ mới, có thể diễn ra trên diện rộng, tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương vào chiều 02/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh phương châm mới: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống dịch. Chúng ta cần bảo vệ chính mình, gia đình mình và địa phương mình cư trú”.
Tiếp tục cuộc chiến đấu lần này, chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quan trọng và hiệu quả, từ quy trình và phác đồ điều trị đến biện pháp truyền thông, giám sát, kiểm soát y tế, cách ly, giãn cách xã hội, thực hiện an sinh xã hội. Có thể nói, trong giai đoạn 2 chống dịch COVID-19, với sự chuẩn bị kỹ về nguồn lực, thiết bị cùng với những kinh nghiệm được rút ra từ đợt trước, Việt Nam nói chung, các địa phương như Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk, Biên Hòa....có ca mắc nói riêng đã vào cuộc nhanh chóng, kịp thời để sớm kiểm soát tình hình, hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch COVID-19 như giãn cách xã hội, phong tỏa ổ dịch, truy vết, cách ly các đối tượng tiếp xúc gần với ca bệnh; tiêu độc khử trùng…
Các địa phương đã tăng cường tuyên truyền để nhân dân không chủ quan, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; vận động quần chúng nhân dân thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng để có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó, nhiều người dân đã rất có ý thức trong việc tự bảo vệ sức khỏe, khai báo y tế, giữ vệ sinh, giữ trật tự, hạn chế nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mọi mặt trận: thể lực, sức khỏe, tinh thần và công việc, trách nhiệm xã hội, ý thức xã hội...
Những ngày qua, chúng ta cảm động khi chứng kiến bao việc làm tình nghĩa thể hiện đạo lý nhân văn “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Các cơ quan chức năng cùng các ngành, các cấp đã tạo mọi điều kiện để chăm sóc sức khỏe và bảo đảm đời sống vật chất cho hàng ngàn người bị nghi lây nhiễm, phải thực hiện cách ly. Quân đội sẵn sàng nhường doanh trại, đồng thời dựng hàng chục lều bạt dã chiến tiếp nhận người cách ly. Lực lượng làm nhiệm vụ xuất, nhập cảnh ở các sân bay quốc tế làm việc 24/24 giờ để phân loại hành khách. Hàng nghìn bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra ở tất cả cửa khẩu trên đường biên giới, với những bữa cơm ăn tạm, những phút chợp mắt trong đêm...Rồi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an suốt ngày đêm tham gia chốt chặn ở những khu vực nghi có dịch hoặc tâm dịch.
Trong số các lực lượng chủ công chống dịch, Đảng, Nhà nước và người dân dành tình cảm đặc biệt với các “chiến sĩ áo trắng” đã dồn tâm huyết, kỹ thuật chuyên môn với ý thức “cứu người là tối thượng”, mặc dù tính mạng mình luôn cận kề cái chết do lây nhiễm từ người bệnh. Hàng trăm bác sĩ, y tá… đã tình nguyện xa gia đình, vợ con để ngày đêm chữa trị người bệnh hoặc theo dõi hàng nghìn người ở các khu cách ly.
Các tổ chức đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, địa phương… tự nguyện góp hàng trăm bộ quần áo, hàng vạn thùng mì, hàng vạn khẩu trang, cùng nhiều lương thực, thực phẩm, trái cây… gửi đến các bệnh viện và các khu cách ly.
Không ai bị bỏ lại phía sau
Với quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau”, bên cạnh thực hiện các giải pháp chống dịch COVID-19, Việt Nam đã và vẫn đang nỗ lực tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài - đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn - trở về quê hương.
Không chỉ được xem là một hình mẫu trong việc phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam còn làm rất tốt công tác bảo hộ công dân trong những ngày dịch bệnh còn đang diễn biến căng thẳng và phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Với quyết tâm và tinh thần “bám trụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ”, công tác bảo hộ công dân đã được Việt Nam thực hiện từ rất sớm và trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, đảm bảo sức khỏe cho bà con, đưa những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê hương.
Dưới chỉ đạo kịp thời, sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cùng với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao giữa các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không... đến nay, Việt Nam đã tổ chức được gần 70 chuyến bay, đưa hơn 16.000 người Việt có hoàn cảnh khó khăn ở gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Australia, New Zealand, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ, Canada… về nước an toàn.
Đặc biệt là chuyến bay ngày 29/7, đưa 219 lao động Việt Nam mắc kẹt ở thành phố Bata, Guinea Xích Đạo, trong đó có nhiều người bị nhiễm COVID-19, đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài.
Vì tính chất đặc biệt quan trọng, tổ bay được bố trí nhiều gấp đôi so với các chuyến bay bình thường (bao gồm 5 phi công, 8 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, cân bằng trọng tải bay) và 4 nhân viên y tế (2 bác sỹ, 2 điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) mang theo nhiều trang thiết bị, máy móc, thuốc và phương tiện cấp cứu, áp dụng những biện pháp cách ly và chăm sóc đặc biệt trên chuyến bay, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp về an ninh, an toàn, phòng, chống nhiễm COVID-19.
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, toàn bộ người trên chuyến bay được đưa về khu cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội). Tất cả bệnh nhân đang điều trị tại đây đã được chuyển sang các cơ sở y tế khác.
Tiếp tục thực tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện 9 nội dung:
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
- Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
- Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.
- Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
- Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn.
Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mọi mặt trận
Trước tình hình diễn biến của dịch ở cấp độ mới, có thể diễn ra trên diện rộng, tại cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương vào chiều 02/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh phương châm mới: “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi ngôi nhà, thôn bản, xóm, làng, khu phố là một pháo đài chống dịch. Chúng ta cần bảo vệ chính mình, gia đình mình và địa phương mình cư trú”.
Tiếp tục cuộc chiến đấu lần này, chúng ta đã có những bài học kinh nghiệm quan trọng và hiệu quả, từ quy trình và phác đồ điều trị đến biện pháp truyền thông, giám sát, kiểm soát y tế, cách ly, giãn cách xã hội, thực hiện an sinh xã hội. Có thể nói, trong giai đoạn 2 chống dịch COVID-19, với sự chuẩn bị kỹ về nguồn lực, thiết bị cùng với những kinh nghiệm được rút ra từ đợt trước, Việt Nam nói chung, các địa phương như Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk, Biên Hòa....có ca mắc nói riêng đã vào cuộc nhanh chóng, kịp thời để sớm kiểm soát tình hình, hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch COVID-19 như giãn cách xã hội, phong tỏa ổ dịch, truy vết, cách ly các đối tượng tiếp xúc gần với ca bệnh; tiêu độc khử trùng…
Các địa phương đã tăng cường tuyên truyền để nhân dân không chủ quan, thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19; vận động quần chúng nhân dân thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng để có biện pháp xử lý. Bên cạnh đó, nhiều người dân đã rất có ý thức trong việc tự bảo vệ sức khỏe, khai báo y tế, giữ vệ sinh, giữ trật tự, hạn chế nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mọi mặt trận: thể lực, sức khỏe, tinh thần và công việc, trách nhiệm xã hội, ý thức xã hội...
Những ngày qua, chúng ta cảm động khi chứng kiến bao việc làm tình nghĩa thể hiện đạo lý nhân văn “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta. Các cơ quan chức năng cùng các ngành, các cấp đã tạo mọi điều kiện để chăm sóc sức khỏe và bảo đảm đời sống vật chất cho hàng ngàn người bị nghi lây nhiễm, phải thực hiện cách ly. Quân đội sẵn sàng nhường doanh trại, đồng thời dựng hàng chục lều bạt dã chiến tiếp nhận người cách ly. Lực lượng làm nhiệm vụ xuất, nhập cảnh ở các sân bay quốc tế làm việc 24/24 giờ để phân loại hành khách. Hàng nghìn bộ đội biên phòng tăng cường kiểm tra ở tất cả cửa khẩu trên đường biên giới, với những bữa cơm ăn tạm, những phút chợp mắt trong đêm...Rồi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ công an suốt ngày đêm tham gia chốt chặn ở những khu vực nghi có dịch hoặc tâm dịch.
Trong số các lực lượng chủ công chống dịch, Đảng, Nhà nước và người dân dành tình cảm đặc biệt với các “chiến sĩ áo trắng” đã dồn tâm huyết, kỹ thuật chuyên môn với ý thức “cứu người là tối thượng”, mặc dù tính mạng mình luôn cận kề cái chết do lây nhiễm từ người bệnh. Hàng trăm bác sĩ, y tá… đã tình nguyện xa gia đình, vợ con để ngày đêm chữa trị người bệnh hoặc theo dõi hàng nghìn người ở các khu cách ly.
Các tổ chức đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, địa phương… tự nguyện góp hàng trăm bộ quần áo, hàng vạn thùng mì, hàng vạn khẩu trang, cùng nhiều lương thực, thực phẩm, trái cây… gửi đến các bệnh viện và các khu cách ly.
Không ai bị bỏ lại phía sau
Với quyết tâm “không ai bị bỏ lại phía sau”, bên cạnh thực hiện các giải pháp chống dịch COVID-19, Việt Nam đã và vẫn đang nỗ lực tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài - đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn - trở về quê hương.
Không chỉ được xem là một hình mẫu trong việc phòng, chống dịch COVID-19, Việt Nam còn làm rất tốt công tác bảo hộ công dân trong những ngày dịch bệnh còn đang diễn biến căng thẳng và phức tạp tại nhiều nước trên thế giới.
Với quyết tâm và tinh thần “bám trụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ”, công tác bảo hộ công dân đã được Việt Nam thực hiện từ rất sớm và trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, đảm bảo sức khỏe cho bà con, đưa những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trở về quê hương.
Dưới chỉ đạo kịp thời, sát sao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, cùng với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao giữa các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không... đến nay, Việt Nam đã tổ chức được gần 70 chuyến bay, đưa hơn 16.000 người Việt có hoàn cảnh khó khăn ở gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Australia, New Zealand, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ, Canada… về nước an toàn.
Đặc biệt là chuyến bay ngày 29/7, đưa 219 lao động Việt Nam mắc kẹt ở thành phố Bata, Guinea Xích Đạo, trong đó có nhiều người bị nhiễm COVID-19, đã hạ cánh an toàn tại sân bay Nội Bài.
Vì tính chất đặc biệt quan trọng, tổ bay được bố trí nhiều gấp đôi so với các chuyến bay bình thường (bao gồm 5 phi công, 8 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, cân bằng trọng tải bay) và 4 nhân viên y tế (2 bác sỹ, 2 điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) mang theo nhiều trang thiết bị, máy móc, thuốc và phương tiện cấp cứu, áp dụng những biện pháp cách ly và chăm sóc đặc biệt trên chuyến bay, thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp về an ninh, an toàn, phòng, chống nhiễm COVID-19.
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, toàn bộ người trên chuyến bay được đưa về khu cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội). Tất cả bệnh nhân đang điều trị tại đây đã được chuyển sang các cơ sở y tế khác.
Tiếp tục thực tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện 9 nội dung:
- Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn).
- Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế.
- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
- Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh.
- Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
- Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị.
- Nếu bạn từ vùng có dịch bệnh trở về cần tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ.
- Thực hiện khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ của bản thân.
- Cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn.
TGAG