Tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virút Corona (Covid-19) gây ra đến nền kinh tế toàn cầu
- Được đăng: Thứ hai, 30 Tháng 3 2020 10:24
- Lượt xem: 1803
(TGAG)- Tính đến ngày 30/3/2020, dịch Covid-19 đã lan ra tất cả các châu lục (trừ châu Nam cực), với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến trên 828.000 người mắc bệnh, hơn 40 ngàn người tử vong. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu. Đáng chú ý là, trong khi Trung Quốc tuyên bố đã kiểm soát và dập dịch thành công với số ca nhiễm mới trong ngày càng ít, thì Mỹ, Italy, Iran, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha đang trở thành “tâm dịch” với số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng nhanh chóng. Còn tại Việt Nam, tính đến ngày 30/3/2020 đã có 204 ca mắc Covid-19, trong đó 58 ca đã được điều trị khỏi và chưa có trường hợp nào tử vong.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn do Trung Quốc là đối tác cung cấp hàng hóa đầu vào quan trọng cho nhiều quốc gia và tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong quý I/2020. Chỉ số thương mại hàng hóa toàn cầu của WTO (tháng 02/2020) đã giảm mạnh xuống chỉ còn 95,5 điểm (so với 96,6 điểm tháng 11/2019).
Các nền kinh tế tiếp tục đối mặt với khó khăn trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 kéo dài. Dự báo GDP của Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm trong năm 2020; riêng trong quý I/2020 có thể giảm 2 điểm phần trăm. Kinh tế Nhật Bản cũng có nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia lo ngại kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào tăng trưởng âm trong quý II/2020. Kinh tế Hàn Quốc cũng đối mặt với nhiều rủi ro do dịch Covid-19. Lạm phát tháng 01/2020 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019; thặng dư thương mại giảm xuống còn 0,62 tỷ USD trong tháng 01/2020. Khu vực châu Âu tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức thấp, đạt 0,1% trong quý IV/2019…
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán, dầu mỏ của thế giới. Hầu hết các thị trường chứng khoán quốc tế đều mất điểm mạnh so với đầu năm 2020 và kéo dài trong nhiều phiên liên tiếp, là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 đến nay. Thị trường chứng khoán châu Âu đã phải đóng cửa trong sắc đỏ khi WHO công bố Covid-19 là đại dịch. Chứng khoán châu Á cũng đồng loạt quay đầu giảm trở lại trong phiên 11/3. Ngoài ra, giá dầu mỏ và giá vàng thế giới cũng đã giảm mạnh do tác động của dịch.
Để ứng phó với tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương nhiều nước (như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Brazin,…) đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng như hạ lãi suất cơ bản, hạ dự trữ bắt buộc, hạ giá đồng nội tệ… để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Một số nước khác dùng chính sách tài khóa đã có gói kích thích kinh tế (3 - 5 tỷ USD) nhằm hỗ trợ trực tiếp người dân và doanh nghiệp. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế cũng đã có biện pháp để giúp vực dậy nền kinh tế toàn cầu.
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, giải trí, nhất là du lịch bị ảnh hưởng rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trên địa bàn có dịch phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động… Ngày 04/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước tập trung phòng, chống, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Giới chuyên gia dự báo, dịch bệnh Covid-19 có thể tác động tiêu cực lâu dài đến nền kinh tế toàn cầu và tạo lực cản đáng kể với nhiều nền kinh tế của các khu vực. Việc đối phó với dịch Covid-19 không chỉ của riêng Trung Quốc mà của tất cả các chính phủ cũng như của mọi người dân và cần phải được đồng thời tiến hành trên cả bốn phương diện: y tế, chính trị, kinh tế và con người. Mỗi quốc gia tự xác định mức độ thích hợp nhất, đồng thời sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng, tăng cường nghiên cứu và trao đổi kết quả nghiên cứu, thông tin kịp thời, chuẩn xác và đầy đủ, hỗ trợ lẫn nhau về tài chính và kinh nghiệm.
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 ở nước ta cơ bản được kiểm soát tốt, nhiều bệnh nhân dương tính với vi-rút đã được điều trị, xuất viện, trở lại cuộc sống bình thường. Những tín hiệu vui mừng đó chính là “liều thuốc tinh thần’ hữu hiệu trấn an tâm lí người dân, giúp họ yên tâm lao động, sản xuất, học tập… Khi “sức đề kháng” tinh thần của mỗi cá nhân, rộng ra là cả dân tộc khỏe mạnh, triệu con tim chung nhịp đập quyết tâm, đồng hành vượt khó khăn, lan tỏa giá trị nhân văn, bồi đắp tình nhân ái, thì chắc chắn dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, đất nước sẽ tiếp tục “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc”.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn do Trung Quốc là đối tác cung cấp hàng hóa đầu vào quan trọng cho nhiều quốc gia và tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm mạnh trong quý I/2020. Chỉ số thương mại hàng hóa toàn cầu của WTO (tháng 02/2020) đã giảm mạnh xuống chỉ còn 95,5 điểm (so với 96,6 điểm tháng 11/2019).
Các nền kinh tế tiếp tục đối mặt với khó khăn trong tình hình diễn biến dịch Covid-19 kéo dài. Dự báo GDP của Trung Quốc giảm từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm trong năm 2020; riêng trong quý I/2020 có thể giảm 2 điểm phần trăm. Kinh tế Nhật Bản cũng có nguy cơ suy thoái. Một số chuyên gia lo ngại kinh tế Nhật Bản có thể rơi vào tăng trưởng âm trong quý II/2020. Kinh tế Hàn Quốc cũng đối mặt với nhiều rủi ro do dịch Covid-19. Lạm phát tháng 01/2020 đã tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019; thặng dư thương mại giảm xuống còn 0,62 tỷ USD trong tháng 01/2020. Khu vực châu Âu tăng trưởng kinh tế tiếp tục duy trì ở mức thấp, đạt 0,1% trong quý IV/2019…
Dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán, dầu mỏ của thế giới. Hầu hết các thị trường chứng khoán quốc tế đều mất điểm mạnh so với đầu năm 2020 và kéo dài trong nhiều phiên liên tiếp, là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 đến nay. Thị trường chứng khoán châu Âu đã phải đóng cửa trong sắc đỏ khi WHO công bố Covid-19 là đại dịch. Chứng khoán châu Á cũng đồng loạt quay đầu giảm trở lại trong phiên 11/3. Ngoài ra, giá dầu mỏ và giá vàng thế giới cũng đã giảm mạnh do tác động của dịch.
Để ứng phó với tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Trung ương nhiều nước (như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Brazin,…) đã và đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng như hạ lãi suất cơ bản, hạ dự trữ bắt buộc, hạ giá đồng nội tệ… để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Một số nước khác dùng chính sách tài khóa đã có gói kích thích kinh tế (3 - 5 tỷ USD) nhằm hỗ trợ trực tiếp người dân và doanh nghiệp. Nhiều tổ chức tài chính quốc tế cũng đã có biện pháp để giúp vực dậy nền kinh tế toàn cầu.
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hành khách, nhiều lĩnh vực dịch vụ như y tế, giáo dục, ăn uống, lưu trú, giải trí, nhất là du lịch bị ảnh hưởng rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trên địa bàn có dịch phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động… Ngày 04/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước tập trung phòng, chống, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân.
Giới chuyên gia dự báo, dịch bệnh Covid-19 có thể tác động tiêu cực lâu dài đến nền kinh tế toàn cầu và tạo lực cản đáng kể với nhiều nền kinh tế của các khu vực. Việc đối phó với dịch Covid-19 không chỉ của riêng Trung Quốc mà của tất cả các chính phủ cũng như của mọi người dân và cần phải được đồng thời tiến hành trên cả bốn phương diện: y tế, chính trị, kinh tế và con người. Mỗi quốc gia tự xác định mức độ thích hợp nhất, đồng thời sẵn sàng ứng phó với khủng hoảng, tăng cường nghiên cứu và trao đổi kết quả nghiên cứu, thông tin kịp thời, chuẩn xác và đầy đủ, hỗ trợ lẫn nhau về tài chính và kinh nghiệm.
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 ở nước ta cơ bản được kiểm soát tốt, nhiều bệnh nhân dương tính với vi-rút đã được điều trị, xuất viện, trở lại cuộc sống bình thường. Những tín hiệu vui mừng đó chính là “liều thuốc tinh thần’ hữu hiệu trấn an tâm lí người dân, giúp họ yên tâm lao động, sản xuất, học tập… Khi “sức đề kháng” tinh thần của mỗi cá nhân, rộng ra là cả dân tộc khỏe mạnh, triệu con tim chung nhịp đập quyết tâm, đồng hành vượt khó khăn, lan tỏa giá trị nhân văn, bồi đắp tình nhân ái, thì chắc chắn dịch bệnh sẽ bị đẩy lùi, đất nước sẽ tiếp tục “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc”.
H.B