Hôm nay bế mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV
- Được đăng: Thứ sáu, 14 Tháng 6 2019 10:22
- Lượt xem: 1779
(TGAG)- Chiều qua ngày 13/6/2019, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi), các đại biểu còn nhiều ý kiến khác nhau về việc có hay không nên cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia thị trường chứng khoán.
Thảo luận về Luật Chứng khoán trên Nghị trường Quốc hội, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho rằng, hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta mặc dù có phát triển nhưng chưa lớn và để tránh xáo trộn, thống nhất đầu mối, trước mắt Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) trực thuộc Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định theo hướng tăng thẩm quyền của UBCKNN đảm bảo tính độc lập và quy định rõ tỉ lệ vốn sở hữu nhà nước ở mức bao nhiêu thì UBCKNN sẽ độc lập không trực thuộc Bộ tài Chính mà trực thuộc Chính Phủ. Đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ các nguyên tắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN cụ thể tại dự thảo Luật để tạo cơ sở Chính Phủ cụ thể hóa thực hiện.
Về tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK). Đại biểu Tuyết cho rằng, trên thế giới đang tồn tại 4 mô hình tổ chức SGDCK phổ biến như: Công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu bởi các thành viên; Mô hình công ty cổ phần hữu hạn; Mô hình công ty cổ phần niêm yết và Mô hình nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một phần. Mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nước ta áp dụng Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, với bộ máy quản lý, điều hành với dáng dấp “vừa đá bóng vừa thổi còi” đã bộc lộ một số hạn chế như thiếu tính độc lập, cứng nhắc, hiệu quả chưa cao. Do đó, dự thảo luật cần quy định để nâng cao khả năng tự chủ của SGDCK và phân định rõ trách nhiệm của của UBCKNN và SGDCK đảm bảo phát huy hiệu quả. Đồng thời, cần quy định điều kiện, lộ trình và tỉ lệ vốn sở hữu nhà nước tham gia để đẩy nhanh tiến độ đa dạng hoá sở hữu của SGDCK thông qua sớm chuyển một phần vốn nhà nước sang cho các thành viên khác của thị trường sở hữu. Mô hình tiếp theo cần nghiên cứu việc cổ phần hoá tiến tới đại chúng hoá SGDCK gắn với mục tiêu niêm yết SGDCK, với mô hình này nhà nước có thể giữ vai trò vào quản trị thị trường thông qua việc nắm giữ một lượng cổ phần đủ để giữ quyền kiểm soát. Đồng thời, cần quy định pháp luật tiến tới hợp nhất SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội để đơn giản, hiệu quả hơn theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới để tăng cường sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
Hôm nay, 14-6, theo chương trình kỳ họp, buổi sáng Quốc hội sẽ biểu quyết để thông qua các luật: Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia. Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2020.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên bế mạc với các nội dung: Biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018"; biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; biểu quyết thông qua nghị quyết chung của kỳ họp.
Thảo luận về Luật Chứng khoán trên Nghị trường Quốc hội, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (đoàn An Giang) cho rằng, hiện nay thị trường chứng khoán của nước ta mặc dù có phát triển nhưng chưa lớn và để tránh xáo trộn, thống nhất đầu mối, trước mắt Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) trực thuộc Bộ Tài Chính. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần quy định theo hướng tăng thẩm quyền của UBCKNN đảm bảo tính độc lập và quy định rõ tỉ lệ vốn sở hữu nhà nước ở mức bao nhiêu thì UBCKNN sẽ độc lập không trực thuộc Bộ tài Chính mà trực thuộc Chính Phủ. Đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ các nguyên tắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN cụ thể tại dự thảo Luật để tạo cơ sở Chính Phủ cụ thể hóa thực hiện.
Về tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK). Đại biểu Tuyết cho rằng, trên thế giới đang tồn tại 4 mô hình tổ chức SGDCK phổ biến như: Công ty trách nhiệm hữu hạn được sở hữu bởi các thành viên; Mô hình công ty cổ phần hữu hạn; Mô hình công ty cổ phần niêm yết và Mô hình nhà nước sở hữu hoàn toàn hoặc một phần. Mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Nước ta áp dụng Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, với bộ máy quản lý, điều hành với dáng dấp “vừa đá bóng vừa thổi còi” đã bộc lộ một số hạn chế như thiếu tính độc lập, cứng nhắc, hiệu quả chưa cao. Do đó, dự thảo luật cần quy định để nâng cao khả năng tự chủ của SGDCK và phân định rõ trách nhiệm của của UBCKNN và SGDCK đảm bảo phát huy hiệu quả. Đồng thời, cần quy định điều kiện, lộ trình và tỉ lệ vốn sở hữu nhà nước tham gia để đẩy nhanh tiến độ đa dạng hoá sở hữu của SGDCK thông qua sớm chuyển một phần vốn nhà nước sang cho các thành viên khác của thị trường sở hữu. Mô hình tiếp theo cần nghiên cứu việc cổ phần hoá tiến tới đại chúng hoá SGDCK gắn với mục tiêu niêm yết SGDCK, với mô hình này nhà nước có thể giữ vai trò vào quản trị thị trường thông qua việc nắm giữ một lượng cổ phần đủ để giữ quyền kiểm soát. Đồng thời, cần quy định pháp luật tiến tới hợp nhất SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội để đơn giản, hiệu quả hơn theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới để tăng cường sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
Hôm nay, 14-6, theo chương trình kỳ họp, buổi sáng Quốc hội sẽ biểu quyết để thông qua các luật: Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Giáo dục (sửa đổi); Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia. Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Biểu quyết thông qua nghị quyết về việc thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2020.
Buổi chiều, Quốc hội họp phiên bế mạc với các nội dung: Biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018"; biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn; biểu quyết thông qua nghị quyết chung của kỳ họp.
Phan Nguyên