Truy cập hiện tại

Đang có 123 khách và không thành viên đang online

Một số điểm mới về chính sách BHXH, BHYT được thực hiện kể từ năm 2018

(TGAG)- Năm 2018, nhiều chính sách mới về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) được triển khai thực hiện. Theo đó, nhiều quyền lợi của người dân và người lao động được mở rộng.

* Thêm 2 đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc

Kể từ ngày 01/01/2018, bổ sung 02 đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH gồm: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng; Người lao động (NLĐ) là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

* Tăng mức lương tối thiểu vùng

Từ ngày 01/01/2018, lương tối thiểu vùng tăng hơn 6% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2017, mức tăng thấp nhất là 180.000đ, cao nhất tăng 230.000đ, cụ thể:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng năm 2017

Mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ 01/01/2018

Mức tăng

I

3.750.000 đ/tháng

3.980.000 đ/tháng

6,13%

II

3.320.000 đ/tháng

3.530.000 đ/tháng

6,33%

III

2.900.000 đ/tháng

3.090.000 đ/tháng

6,55%

IV

2.580.000 đ/tháng

2.760.000 đ/tháng

6,98%


* Tăng tiền lương tháng đóng BHXH

Năm 2017, NLĐ thực hiện đóng BHXH căn cứ theo mức lương + các khoản phụ cấp. Từ ngày 01/01/2018, mức đóng BHXH căn cứ vào 3 khoản:

 

Mức lương + phụ cấp lương + các khoản thu nhập bổ sung ổn định theo quy định của pháp luật về lao động.


Các khoản bổ sung khác là các khoản cố định có ghi trong hợp đồng lao động, mức tăng nền tiền lương đóng BHXH sẽ không tăng đáng kể so với trước năm 2018.

* Tăng dần số năm đóng BHXH để được hưởng mức lương hưu tối đa

Lao động nữ đủ 55 tuổi, nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi phải có đủ 30 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa 75% (so với trước năm 2018 chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

Lao động nam đủ 60 tuổi, nghỉ hưu năm 2018 phải đủ 31 năm đóng BHXH, nghỉ năm 2019 phải đủ 32 năm, nghỉ năm 2020 phải đủ 33 năm, nghỉ năm 2021 phải đủ 34 năm và nghỉ từ năm 2022 trở đi phải đủ 35 năm đóng BHXH mới được hưởng tỷ lệ tối đa là 75% (so với trước năm 2018 thì chỉ cần có đủ 30 năm đóng BHXH là được hưởng tỷ lệ tối đa 75%).

* Hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện

- Mức hỗ trợ: Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn:
+ Bằng 30% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo;
+ Bằng 25% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo;
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
- Thời gian hỗ trợ: Tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

* Trốn đóng BHXH có thể bị phạt tù:

Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp cho NLĐ theo quy định từ 6 tháng trở lên, bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, các hành vi gian lận về BHYT như giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT được cấp khống, thẻ BHYT giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ BHYT của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ BHYT trái quy định; lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc... cũng bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

* Các trường hợp được hưởng BHXH một lần từ ngày 01/3/2018

Theo Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế thì các bệnh sau đây được hưởng chế độ BHXH một lần đối với NLĐ:

- Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Bên cạnh đó, người tham gia BHXH khi mắc các bệnh, tật khác mà có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

* Từ ngày 01/3/2018: Kê đơn thuốc điều trị phải đầy đủ, rõ ràng

Tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ y tế đã quy định cụ thể việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú phải ghi đầy đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám của người bệnh; địa chỉ cư ngụ; ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng; kê đơn thuốc… Chỉ kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hoặc đủ sử dụng nhưng tối đa không quá 30 ngày, trừ trường hợp cấp cứu người bệnh.

* Từ 01/7/2018: Mức đóng và mức hưởng BHYT được điều chỉnh

Theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 của Quốc hội về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2018, từ ngày 01/7/2018, mức lương cơ sơ được điều chỉnh từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng. Mức đóng BHYT của một số đối tượng như: Người đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, người có công với cách mạng, cựu chiến binh, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, hộ gia đình…sẽ điều chỉnh từ 58.500 đồng/tháng lên 62.550 đồng/tháng. Mức hưởng BHYT số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm tài chính làm căn cứ để cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm (6 tháng lương cơ sở) điều chỉnh tăng từ 7,8 triệu đồng lên 8,34 triệu đồng. Chi phí cho 1 lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở, điều chỉnh tăng từ 195.000 đồng lên 208.500 đồng; mức thanh toán tổng chi phí vật tư y tế cho 1 lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 45 tháng lương cơ sở, điều chỉnh tăng từ 58,5 triệu đồng lên 62,55 triệu đồng.

Bích Thúy
Bảo hiểm xã hội tỉnh



Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
37451646