An Giang thực hiện Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục
- Được đăng: Thứ tư, 23 Tháng 8 2017 08:03
- Lượt xem: 3688
(TGAG)- Những năm qua, với sự phối hợp chặt chẽ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, An Giang đã thực hiện tốt “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”. Để phát huy những kết quả đạt được, phấn đấu nâng dần tỷ lệ học sinh các cấp đi học so với dân số, độ tuổi, từng bước nâng chất công tác phổ cập giáo dục, tỉnh tiếp tục triển khai “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” năm 2017 với chủ đề: “Tạo mọi điều kiện để học sinh đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng” từ ngày 01/8/2017 đến ngày 01/9/2017, trong đó cao điểm là thời gian chuẩn bị tựu trường từ ngày 15/8/2017 đến 25/8/2017.
Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm nay với mục đích, tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội trong việc tham gia vận động trẻ trong độ tuổi đến trường, nâng dần tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học; Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Từng bước nâng cao ý thức học tập trong nhân dân, đề cao tinh thần hiếu học, nêu gương về vượt khó học tốt,… hướng đến mục tiêu xây dựng An Giang trở thành một xã hội học tập. Huy động mọi nguồn lực xã hội, tăng cường công tác phối hợp để cùng chăm lo, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đảm bảo mọi học sinh có nhu cầu học tập đều có cơ hội đến trường, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Song song đó, ngành giáo dục tỉnh còn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo kịp thời việc thực hiện Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục.
Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm nay, các trường học trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thông qua các hình thức như dán thông báo tại trường, treo băng rol, pa nô, áp phích, tuyên truyền trên loa đài, xe hoa cổ động... Các trường còn phối hợp với địa phương đến tận hộ gia đình vận động các em trong độ tuổi đến trường.
Thông qua việc đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và nhân dân đối với công tác giáo dục đã có bước chuyển biến đáng kể, làm cho người dân nâng cao nhận thức, tự giác đưa con em đến trường ngay từ đầu năm học mới. Ông Ngô Tấn Trung, phường Mỹ Long TP Long Xuyên cho biết: Trước đây hoàn cảnh gia đình tôi nghèo lắm nhưng ba mẹ đã cố gắng lo cho tôi ăn học. Hiện nay, dù khó khăn cách mấy cũng phải cho con đi học để sau này nên người, có nghề nghiệp ổn định...
Những ngày này, bên cạnh việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, Ngành giáo dục tỉnh còn chỉ đạo phòng giáo dục các huyện, thị, thành phố, nhất là ở các địa phương đầu nguồn lũ, triển khai kế hoạch đưa rướt học sinh đến trường, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho các em, vừa đảm bảo tốt chương trình của năm học. Vấn đề này, bà Trần Thị Ngọc Diễm- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang cho biết: Đối với địa phương vùng lũ triển khai phương án ứng phó với các loại hình thiên tai trên địa bàn với các chi tiết cụ thể như thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ,vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả); Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức, học sinh, phụ huynh về ý thức phòng, chống rủi ro thiên tai; Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp phổ cập bơi cho trẻ em, phấn đấu ngày càng có nhiều trẻ em trong độ tuổi đến trường biết bơi, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đuối nước trong học sinh do không biết bơi. Một số nội dung cần chủ động thực hiện trong trường hợp lũ lên cao như chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương tổ chức đưa rước học sinh và giáo viên, tuyệt đối không để cho học sinh tự phát đến trường, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng; Vận động các mạnh thường quân tặng tập sách, dụng cụ học tập để hỗ trợ cho những học sinh nghèo vùng lũ, đảm bảo tất cả học sinh đều có đầy đủ sách vở và phương tiện học tập khác để tiếp tục đến trường sau lũ; Chủ động sắp xếp lịch học cho học sinh ở những nơi thường ngập sâu do lũ, để học sinh được học liên tục, đảm bảo tốt chương trình năm học. Kết hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể tiếp tục duy trì và tổ chức tốt những điểm giữ trẻ trong mùa lũ, vận động gia đình nơi bị ngập sâu đưa con em đến điểm giữ trẻ, bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ...
Song song với công tác vận động học sinh đến trường, bằng nguồn kinh phí của trường, của ngành giáo dục, của địa phương, xã hội hóa, các trường còn tập trung cho công tác duy tu, sửa chữa trong dịp hè như quét vôi, làm hàng rào, sơn cổng, nâng cấp sân trường, xây dựng mới các phòng... trường lớp sạch đẹp còn tạo cho các em yêu thích trường lớp, hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học giữa chừng. Đến thời điểm này, có hàng trăm hạng mục công trình được sửa chữa, xây dựng mới đã kịp hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhìn chung về cơ sở vật chất, trường lớp hiện nay trên địa bàn tỉnh tương đối đầy đủ, khang trang, sạch đẹp, góp phần tạo điều kiện phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học trong năm học mới./.
Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm nay với mục đích, tăng cường trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội trong việc tham gia vận động trẻ trong độ tuổi đến trường, nâng dần tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học; Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Từng bước nâng cao ý thức học tập trong nhân dân, đề cao tinh thần hiếu học, nêu gương về vượt khó học tốt,… hướng đến mục tiêu xây dựng An Giang trở thành một xã hội học tập. Huy động mọi nguồn lực xã hội, tăng cường công tác phối hợp để cùng chăm lo, hỗ trợ vật chất, tinh thần, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đảm bảo mọi học sinh có nhu cầu học tập đều có cơ hội đến trường, đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Song song đó, ngành giáo dục tỉnh còn phối hợp với các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo kịp thời việc thực hiện Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục.
Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm nay, các trường học trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thông qua các hình thức như dán thông báo tại trường, treo băng rol, pa nô, áp phích, tuyên truyền trên loa đài, xe hoa cổ động... Các trường còn phối hợp với địa phương đến tận hộ gia đình vận động các em trong độ tuổi đến trường.
Thông qua việc đẩy mạnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và nhân dân đối với công tác giáo dục đã có bước chuyển biến đáng kể, làm cho người dân nâng cao nhận thức, tự giác đưa con em đến trường ngay từ đầu năm học mới. Ông Ngô Tấn Trung, phường Mỹ Long TP Long Xuyên cho biết: Trước đây hoàn cảnh gia đình tôi nghèo lắm nhưng ba mẹ đã cố gắng lo cho tôi ăn học. Hiện nay, dù khó khăn cách mấy cũng phải cho con đi học để sau này nên người, có nghề nghiệp ổn định...
Những ngày này, bên cạnh việc huy động học sinh trong độ tuổi đến trường, Ngành giáo dục tỉnh còn chỉ đạo phòng giáo dục các huyện, thị, thành phố, nhất là ở các địa phương đầu nguồn lũ, triển khai kế hoạch đưa rướt học sinh đến trường, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho các em, vừa đảm bảo tốt chương trình của năm học. Vấn đề này, bà Trần Thị Ngọc Diễm- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang cho biết: Đối với địa phương vùng lũ triển khai phương án ứng phó với các loại hình thiên tai trên địa bàn với các chi tiết cụ thể như thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ,vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả); Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, nâng cao nhận thức cho cán bộ, viên chức, học sinh, phụ huynh về ý thức phòng, chống rủi ro thiên tai; Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các lớp phổ cập bơi cho trẻ em, phấn đấu ngày càng có nhiều trẻ em trong độ tuổi đến trường biết bơi, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đuối nước trong học sinh do không biết bơi. Một số nội dung cần chủ động thực hiện trong trường hợp lũ lên cao như chủ động phối hợp với chính quyền, đoàn thể và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão địa phương tổ chức đưa rước học sinh và giáo viên, tuyệt đối không để cho học sinh tự phát đến trường, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng; Vận động các mạnh thường quân tặng tập sách, dụng cụ học tập để hỗ trợ cho những học sinh nghèo vùng lũ, đảm bảo tất cả học sinh đều có đầy đủ sách vở và phương tiện học tập khác để tiếp tục đến trường sau lũ; Chủ động sắp xếp lịch học cho học sinh ở những nơi thường ngập sâu do lũ, để học sinh được học liên tục, đảm bảo tốt chương trình năm học. Kết hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể tiếp tục duy trì và tổ chức tốt những điểm giữ trẻ trong mùa lũ, vận động gia đình nơi bị ngập sâu đưa con em đến điểm giữ trẻ, bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ...
Song song với công tác vận động học sinh đến trường, bằng nguồn kinh phí của trường, của ngành giáo dục, của địa phương, xã hội hóa, các trường còn tập trung cho công tác duy tu, sửa chữa trong dịp hè như quét vôi, làm hàng rào, sơn cổng, nâng cấp sân trường, xây dựng mới các phòng... trường lớp sạch đẹp còn tạo cho các em yêu thích trường lớp, hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học giữa chừng. Đến thời điểm này, có hàng trăm hạng mục công trình được sửa chữa, xây dựng mới đã kịp hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhìn chung về cơ sở vật chất, trường lớp hiện nay trên địa bàn tỉnh tương đối đầy đủ, khang trang, sạch đẹp, góp phần tạo điều kiện phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học trong năm học mới./.
Tiếp Thu