Tết Thầy xưa và nay trong thực tế đời sống xã hội hiện nay
- Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 1 2017 07:58
- Lượt xem: 2903
(TGAG)- Tết thầy là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam đã hiện hữu từ xa xưa đến nay, thể hiện đạo lý tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của người dân tộc ta. Trong những ngày tết, dù đi đâu về đâu, ai trong chúng ta cũng nhớ đến truyền thống tốt đẹp này.
“Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy” câu nói dân gian ấy dường như đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết về. Theo lý giải rằng: cha mẹ là những người sinh thành nên chúng ta. Còn người thầy, là những người đã có công dưỡng dục, truyền dạy cho chúng ta trưởng thành thành những người giỏi giang, có ích đem tài năng phục vụ Tổ quốc, được xã hội tôn vinh. Việc “mùng 3 Tết Thầy” như lời nhắc nhở rằng chúng ta lớn lên, chúng ta trưởng thành là bởi rất nhiều người bên cạnh chúng ta, trong đó có người thầy.
Ngày xưa học sinh thường đến thăm thầy của mình cùng với bạn đồng môn, đến nhà thầy thường khăn áo chỉnh tề, nói năng nghiêm trang, lễ phép. Người cao tuổi nhất hoặc người được bạn bè đồng môn tín nhiệm nhất sẽ thay mặt mọi người đứng lên trịnh trọng chúc thầy thượng thọ, vạn sự tốt lành. Dù có quyền cao chức trọng đến đâu người học trò cũ vẫn đến thăm thầy giáo mỗi khi Tết đến và vẫn phải một lòng phải khiêm nhường, tôn kính thầy.
Ngày nay, trải qua thời gian và bao thăng trầm, nghề giáo vẫn được coi là nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý, truyền thống tôn sư trọng đạo “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn luôn luôn được giữ gìn và tất nhiên, đến thăm thầy cô vẫn là điều mà rất nhiều người nghĩ tới mỗi khi Tết đến, xuân về. Với thầy cô, có lẽ một trong những ngày vui nhất trong năm là ngày Tết được đông đủ học trò của mình từ khắp mọi nơi về thăm. Đó là khi thầy cô được chứng kiến các học trò nhỏ ngày nào của mình giờ đã trưởng thành. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người, “Tết Thầy” ngày nay đã có nhiều thay đổi, có vẻ như nó đã bị thương mại hóa, là dịp để các bậc phụ huynh đến “xin điểm”, tặng quà thầy cô để mong thầy cô quan tâm đến con em mình. Nhưng theo thạc sĩ Nguyễn Đình Phùng - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An thì nhận định rằng: “Một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam là luôn nhớ về cội nguồn cho nên ngày tết mọi người luôn tỏ lòng thầm kính đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ. Đặc biệt, dân gian ta cũng có phong tục rất hay là Tết Thầy, đó là một truyền thống hết sức tốt đẹp cần giữ gìn, phát huy. Xã hội hiện đại ngày nay, có thêm ngày 20-11 là ngày Hiến chương ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng với tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chúng ta nên giữ gìn phong tục đó. Hiểu cho đúng tết thầy là những lời thăm hỏi ân cần về sức khỏe, công việc, cuộc sống chứ hoàn toàn không có chuyện là vật chất, có chăng là hộp trà, cái bánh,v.v… Tôi nghĩ rằng mình nên giữ gìn phong tục tốt đẹp và giữ cho nó ngày càng trong sáng hơn, tránh để lợi lộc chi phối để rồi mình tỏ ra dị ứng, phản cảm với những phong tục như thế thì không nên”.
Nhiều thế hệ học sinh đã thành đạt và trở thành đồng nghiệp của thầy mình, cô mình ngày xưa, họ vẫn thể hiện truyền thống tôn sư, trọng đạo, noi gương thầy, cô giáo đã từng dìu dắt mình trở thành người có ích cho xã hội truyền đạt kiến thức cho thế hệ học sinh ngày nay. Cô Phạm Thị Bích Thủy - Giáo viên dạy môn ngữ văn Trường THPT Chu Văn An cho biết: “Ai cũng trải qua một thời cấp sách đến trường, thời học sinh, sinh viên chắc chắn rằng ai cũng ấn tượng một người thầy, người cô nào đó trong cuộc đời của mình. Tôi ấn tượng nhất là cô Phạm Thị Hồng Sương, ấn tượng ở cô là tấm lòng, tình thương của cô dành cho học trò, từ đó tôi cố gắng học để sau này tiếp nối con đường cô đang đi, truyền đạt kiến thức, cảm xúc, tình cảm của mình cho học trò, động viên các em để các em đứng dậy khi vấp ngã. Noi gương cô tôi đã trở thành cô giáo dạy văn và đào tạo ra nhiều thế hệ học trò thành đạt. Nhớ ơn cô đã dìu dắt, dạy dỗ tôi, mỗi năm đến ngày Tết Thầy, ngày 20-11 tôi đến thăm và gửi lời chúc tốt đẹp đến cô, thể hiện tấm lòng mình dành cho cô”.
Đối với thế hệ học sinh xưa và nay, cứ mỗi độ xuân về, vào ngày mùng 3 tết là học sinh rũ nhau về thăm lại thầy, cô giáo cũ nhằm thể hiện truyền thống tôn sư, trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Em Quế Trân, học sinh lớp 12C3, Trường THPT Chu Văn An chia sẽ: “20-11 là ngày tri ân thầy, cô giáo cũng như ngày mùng 3 Tết Thầy, là một học sinh chúng em đến thăm những thầy, cô giáo cũ cũng như những thầy, cô giáo đang giảng dạy mình, những thầy cô đã nâng bước tụi em. Những ngày đó, là ngày chúng em có cơ hội để tri ân những người lái đò đã đưa chúng em đến bến bờ của sự thành công, người không chỉ giảng dạy chúng em kiến thức cơ bản mà còn dạy cách sống, cách làm người như thế nào tốt đẹp. Chắc chắn rằng mọi học sinh không bao giờ được quên các ngày mà mình phải đến thăm, chúc những người đã từng giảng dạy mình, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”.
Thầy Phan Văn Trọng, giáo viên Trường THPT Chu Văn An đã nghỉ hưu được hơn 6 năm, nhưng mỗi dịp Tết đến, ngôi nhà của thầy vẫn đầy ắp tiếng cười của các thế hệ học trò về thăm. Trong đó, có cả những học trò thầy dạy cách đây 30 năm đã thành đạt đều rủ nhau về thăm. Thầy xúc động chia sẽ: “Mặc dù các thế hệ học sinh đã ra trường, có nghề nghiệp ổn định nhưng mỗi năm đến ngày 20-11 các em thường điện thoại hỏi thăm thầy, ngày mùng 3 tết đến thăm thầy nên tôi rất vui và mừng cho sản phẩm mình tạo ra. Các em học sinh ai cũng có công ăn, việc làm ổn định cuộc sống. Mỗi lần đến thăm, tôi hiểu thêm về cuộc sống các em, động viên khuyến khích để các em vươn lên”.
Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay, cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng chúng ta ăn học nên người. Người thầy, người cô luôn là một tấm gương để chúng ta học hỏi, noi theo. Đồng thời là những người dành biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách. Thế nên đến cứ mỗi độ xuân về, mùng 3 tết, mỗi thế hệ học sinh chúng ta hãy đến thăm và lễ thầy trong dịp Tết, làm cho nét đẹp văn hóa ấy mãi mãi lưu truyền, lan rộng trong xã hội./.
“Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy” câu nói dân gian ấy dường như đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam mỗi khi Tết về. Theo lý giải rằng: cha mẹ là những người sinh thành nên chúng ta. Còn người thầy, là những người đã có công dưỡng dục, truyền dạy cho chúng ta trưởng thành thành những người giỏi giang, có ích đem tài năng phục vụ Tổ quốc, được xã hội tôn vinh. Việc “mùng 3 Tết Thầy” như lời nhắc nhở rằng chúng ta lớn lên, chúng ta trưởng thành là bởi rất nhiều người bên cạnh chúng ta, trong đó có người thầy.
Ngày xưa học sinh thường đến thăm thầy của mình cùng với bạn đồng môn, đến nhà thầy thường khăn áo chỉnh tề, nói năng nghiêm trang, lễ phép. Người cao tuổi nhất hoặc người được bạn bè đồng môn tín nhiệm nhất sẽ thay mặt mọi người đứng lên trịnh trọng chúc thầy thượng thọ, vạn sự tốt lành. Dù có quyền cao chức trọng đến đâu người học trò cũ vẫn đến thăm thầy giáo mỗi khi Tết đến và vẫn phải một lòng phải khiêm nhường, tôn kính thầy.
Ngày nay, trải qua thời gian và bao thăng trầm, nghề giáo vẫn được coi là nghề cao quý nhất trong tất cả những nghề cao quý, truyền thống tôn sư trọng đạo “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” vẫn luôn luôn được giữ gìn và tất nhiên, đến thăm thầy cô vẫn là điều mà rất nhiều người nghĩ tới mỗi khi Tết đến, xuân về. Với thầy cô, có lẽ một trong những ngày vui nhất trong năm là ngày Tết được đông đủ học trò của mình từ khắp mọi nơi về thăm. Đó là khi thầy cô được chứng kiến các học trò nhỏ ngày nào của mình giờ đã trưởng thành. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người, “Tết Thầy” ngày nay đã có nhiều thay đổi, có vẻ như nó đã bị thương mại hóa, là dịp để các bậc phụ huynh đến “xin điểm”, tặng quà thầy cô để mong thầy cô quan tâm đến con em mình. Nhưng theo thạc sĩ Nguyễn Đình Phùng - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An thì nhận định rằng: “Một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt Nam là luôn nhớ về cội nguồn cho nên ngày tết mọi người luôn tỏ lòng thầm kính đối với tổ tiên, ông bà cha mẹ. Đặc biệt, dân gian ta cũng có phong tục rất hay là Tết Thầy, đó là một truyền thống hết sức tốt đẹp cần giữ gìn, phát huy. Xã hội hiện đại ngày nay, có thêm ngày 20-11 là ngày Hiến chương ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng với tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chúng ta nên giữ gìn phong tục đó. Hiểu cho đúng tết thầy là những lời thăm hỏi ân cần về sức khỏe, công việc, cuộc sống chứ hoàn toàn không có chuyện là vật chất, có chăng là hộp trà, cái bánh,v.v… Tôi nghĩ rằng mình nên giữ gìn phong tục tốt đẹp và giữ cho nó ngày càng trong sáng hơn, tránh để lợi lộc chi phối để rồi mình tỏ ra dị ứng, phản cảm với những phong tục như thế thì không nên”.
Nhiều thế hệ học sinh đã thành đạt và trở thành đồng nghiệp của thầy mình, cô mình ngày xưa, họ vẫn thể hiện truyền thống tôn sư, trọng đạo, noi gương thầy, cô giáo đã từng dìu dắt mình trở thành người có ích cho xã hội truyền đạt kiến thức cho thế hệ học sinh ngày nay. Cô Phạm Thị Bích Thủy - Giáo viên dạy môn ngữ văn Trường THPT Chu Văn An cho biết: “Ai cũng trải qua một thời cấp sách đến trường, thời học sinh, sinh viên chắc chắn rằng ai cũng ấn tượng một người thầy, người cô nào đó trong cuộc đời của mình. Tôi ấn tượng nhất là cô Phạm Thị Hồng Sương, ấn tượng ở cô là tấm lòng, tình thương của cô dành cho học trò, từ đó tôi cố gắng học để sau này tiếp nối con đường cô đang đi, truyền đạt kiến thức, cảm xúc, tình cảm của mình cho học trò, động viên các em để các em đứng dậy khi vấp ngã. Noi gương cô tôi đã trở thành cô giáo dạy văn và đào tạo ra nhiều thế hệ học trò thành đạt. Nhớ ơn cô đã dìu dắt, dạy dỗ tôi, mỗi năm đến ngày Tết Thầy, ngày 20-11 tôi đến thăm và gửi lời chúc tốt đẹp đến cô, thể hiện tấm lòng mình dành cho cô”.
Đối với thế hệ học sinh xưa và nay, cứ mỗi độ xuân về, vào ngày mùng 3 tết là học sinh rũ nhau về thăm lại thầy, cô giáo cũ nhằm thể hiện truyền thống tôn sư, trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. Em Quế Trân, học sinh lớp 12C3, Trường THPT Chu Văn An chia sẽ: “20-11 là ngày tri ân thầy, cô giáo cũng như ngày mùng 3 Tết Thầy, là một học sinh chúng em đến thăm những thầy, cô giáo cũ cũng như những thầy, cô giáo đang giảng dạy mình, những thầy cô đã nâng bước tụi em. Những ngày đó, là ngày chúng em có cơ hội để tri ân những người lái đò đã đưa chúng em đến bến bờ của sự thành công, người không chỉ giảng dạy chúng em kiến thức cơ bản mà còn dạy cách sống, cách làm người như thế nào tốt đẹp. Chắc chắn rằng mọi học sinh không bao giờ được quên các ngày mà mình phải đến thăm, chúc những người đã từng giảng dạy mình, thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam”.
Thầy Phan Văn Trọng, giáo viên Trường THPT Chu Văn An đã nghỉ hưu được hơn 6 năm, nhưng mỗi dịp Tết đến, ngôi nhà của thầy vẫn đầy ắp tiếng cười của các thế hệ học trò về thăm. Trong đó, có cả những học trò thầy dạy cách đây 30 năm đã thành đạt đều rủ nhau về thăm. Thầy xúc động chia sẽ: “Mặc dù các thế hệ học sinh đã ra trường, có nghề nghiệp ổn định nhưng mỗi năm đến ngày 20-11 các em thường điện thoại hỏi thăm thầy, ngày mùng 3 tết đến thăm thầy nên tôi rất vui và mừng cho sản phẩm mình tạo ra. Các em học sinh ai cũng có công ăn, việc làm ổn định cuộc sống. Mỗi lần đến thăm, tôi hiểu thêm về cuộc sống các em, động viên khuyến khích để các em vươn lên”.
Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay, cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng chúng ta ăn học nên người. Người thầy, người cô luôn là một tấm gương để chúng ta học hỏi, noi theo. Đồng thời là những người dành biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách. Thế nên đến cứ mỗi độ xuân về, mùng 3 tết, mỗi thế hệ học sinh chúng ta hãy đến thăm và lễ thầy trong dịp Tết, làm cho nét đẹp văn hóa ấy mãi mãi lưu truyền, lan rộng trong xã hội./.
Kim Sang