Chung tay chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em
- Được đăng: Thứ ba, 01 Tháng 6 2021 13:48
- Lượt xem: 1567
(TUAG)- Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Bộ Chính trị, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả quan trọng.
Nhiều văn bản chỉ đạo đã được ban hành, cụ thể như: Kế hoạch số 529/KH-UBND, ngày 30/8/2019 về “Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang"; Kế hoạch số 530/KH-UBND, ngày 30/8/2019 về “Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh…, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Ảnh minh họa
Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng; đời sống văn hóa, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Năm 2020, toàn tỉnh duy trì 56/156 xã, phường, thị trấn và nhân rộng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em; có 11/11 huyện, thị thành phố và 61/156 xã, phường, thị trấn được triển khai mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; 76 câu lạc bộ trẻ em; 10 điểm tư vấn tại trường học; 110 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.
Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả. Năm 2020, Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động trực tiếp và gián tiếp với số tiền 4,19 tỷ đồng và đã hỗ trợ cho 2.469 lượt trẻ em thông qua các hoạt động hỗ trợ chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt tập trung hỗ trợ phẫu thuật nhân đạo cho trẻ bị bệnh, bị dị tật, khuyết tật...
Hoạt động của các trung tâm, văn phòng công tác xã hội, đường dây nóng bảo vệ trẻ em thường xuyên được củng cố, phát huy hiệu quả. Trung tâm Công tác xã hội Bảo vệ trẻ em định kỳ tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, tư vấn về các vấn đề trẻ em; vận hành hiệu quả hoạt động Tổng đài Trung tâm kết nối đường dây nóng phòng, chống mua bán người “18008077” và Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tại các địa phương cơ sở và thực hiện tốt việc quản lý đối tượng theo quy định.
Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế. Tình trạng trẻ em lang thang và trẻ bị xâm hại còn phức tạp, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích còn cao. Vẫn còn những trường hợp lạm dụng sức lao động trẻ em, ngược đãi hoặc bạo lực đối với trẻ em. Việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác về trẻ em không ổn định, thường xuyên thay đổi, công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ…
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em; đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Đầu tư nguồn lực, củng cố hệ thống tổ chức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Quan tâm đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương, ngân sách từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện các chương trình về trẻ em.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, ban bảo vệ trẻ em các cấp, nhóm công tác liên ngành về bảo vệ trẻ em. Phối hợp chỉ đạo việc thực hiện trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên; thực hiện thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tự kiểm tra công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương và đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp, cơ sở giáo dục mầm non về tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động, bảo đảm an toàn, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em.
Nhân rộng các mô hình bảo vệ trẻ em tại cộng đồng. Nghiên cứu phát động thực hiện thí điểm phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát hiện, biểu dương, nhân rộng các sáng kiến, mô hình, kinh nghiệm và gương người tốt, việc tốt thực hiện quyền trẻ em, nhất là bảo vệ trẻ em.
Tập trung tuyên truyền về chủ đề và các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 "Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em.
Giới thiệu rộng rãi tới cộng đồng dân cư về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và tổng đài 18008077 về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương, bảo đảm mùa nghỉ hè an toàn, lành mạnh và vui khỏe cho trẻ em.
Nhiều văn bản chỉ đạo đã được ban hành, cụ thể như: Kế hoạch số 529/KH-UBND, ngày 30/8/2019 về “Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang"; Kế hoạch số 530/KH-UBND, ngày 30/8/2019 về “Chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh…, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Ảnh minh họa
Công tác bảo vệ, xây dựng môi trường sống an toàn và lành mạnh cho trẻ em được chú trọng; đời sống văn hóa, vui chơi, giải trí, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được bảo đảm. Năm 2020, toàn tỉnh duy trì 56/156 xã, phường, thị trấn và nhân rộng mô hình Ngôi nhà an toàn phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em; có 11/11 huyện, thị thành phố và 61/156 xã, phường, thị trấn được triển khai mô hình hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; 76 câu lạc bộ trẻ em; 10 điểm tư vấn tại trường học; 110 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.
Việc huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các mục tiêu vì trẻ em ngày càng có hiệu quả. Năm 2020, Quỹ Bảo trợ trẻ em đã vận động trực tiếp và gián tiếp với số tiền 4,19 tỷ đồng và đã hỗ trợ cho 2.469 lượt trẻ em thông qua các hoạt động hỗ trợ chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt tập trung hỗ trợ phẫu thuật nhân đạo cho trẻ bị bệnh, bị dị tật, khuyết tật...
Hoạt động của các trung tâm, văn phòng công tác xã hội, đường dây nóng bảo vệ trẻ em thường xuyên được củng cố, phát huy hiệu quả. Trung tâm Công tác xã hội Bảo vệ trẻ em định kỳ tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp, tư vấn về các vấn đề trẻ em; vận hành hiệu quả hoạt động Tổng đài Trung tâm kết nối đường dây nóng phòng, chống mua bán người “18008077” và Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111. Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tại các địa phương cơ sở và thực hiện tốt việc quản lý đối tượng theo quy định.
Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế. Tình trạng trẻ em lang thang và trẻ bị xâm hại còn phức tạp, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích còn cao. Vẫn còn những trường hợp lạm dụng sức lao động trẻ em, ngược đãi hoặc bạo lực đối với trẻ em. Việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ em còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ làm công tác về trẻ em không ổn định, thường xuyên thay đổi, công tác phối hợp liên ngành chưa chặt chẽ…
Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lược, lâu dài, đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước. Làm tốt công tác này là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền trẻ em; đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện.
Đầu tư nguồn lực, củng cố hệ thống tổ chức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Quan tâm đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của Trung ương, địa phương, ngân sách từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ thực hiện các chương trình về trẻ em.
Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo, ban bảo vệ trẻ em các cấp, nhóm công tác liên ngành về bảo vệ trẻ em. Phối hợp chỉ đạo việc thực hiện trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên; thực hiện thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tự kiểm tra công tác bảo vệ trẻ em tại địa phương và đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở trợ giúp, cơ sở giáo dục mầm non về tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động, bảo đảm an toàn, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em.
Nhân rộng các mô hình bảo vệ trẻ em tại cộng đồng. Nghiên cứu phát động thực hiện thí điểm phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Phát hiện, biểu dương, nhân rộng các sáng kiến, mô hình, kinh nghiệm và gương người tốt, việc tốt thực hiện quyền trẻ em, nhất là bảo vệ trẻ em.
Tập trung tuyên truyền về chủ đề và các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em năm 2021 "Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện đảm bảo quyền và bổn phận của trẻ em và phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho trẻ em.
Giới thiệu rộng rãi tới cộng đồng dân cư về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và tổng đài 18008077 về phòng, chống mua bán phụ nữ, trẻ em và hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tại địa phương, bảo đảm mùa nghỉ hè an toàn, lành mạnh và vui khỏe cho trẻ em.
MAI HÂN
TTCTTT số 06-2021