Truy cập hiện tại

Đang có 89 khách và không thành viên đang online

Bộ Ngoại giao Mỹ lại nói dối!

(TGAG)- Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành Đối tác Toàn diện năm 2013. Gần đây hai nước đã trao đổi với nhịp độ chưa từng có các đoàn cấp cao. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên ở Đông Nam Á đến thăm Nhà Trắng dưới chính quyền Tổng thống Donald Trump, còn Tổng thống Donald Trump cũng chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên tại Đông Nam Á ngay năm đầu tiên của nhiệm kỳ.

Đi ngược lại xu thế tích cực đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại vừa công bố các cái gọi là “phúc trình” về tình hình Nhân quyền và tự do Tôn giáo trên thế giới. Các văn bản đó một lần nữa thể hiện sự kỳ thị đối với những quốc gia có chế độ xã hội khác biệt với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam. Nó xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ nhân quyền nói chung và tình hình tôn giáo ở Việt Nam nói riêng. Nó chỉ là sự cóp nhặt, sao chép vụng về những điều không được kiểm chứng... Điển hình nhất là sự sao chép lại báo cáo của tổ chức HRW- một tổ chức mà các báo cáo của nó được giới nghiên cứu đánh giá là: "không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu nhất về phương pháp nghiên cứu, sự công bằng, chính xác và tin cậy"; đó là một tổ chức có nguồn tài trợ chủ yếu từ Mỹ (75%) và Tây Âu (gần 25 %)… Vì thế, ngay khi các thứ “lộn xộn” đó lưu hành, nhiều quốc gia đã bày tỏ bất bình; Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn bác bỏ!

Điều trớ trêu là trong lúc bọn họ đang ra sức vu cáo thì Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) 2019 lần thứ 3 đã diễn ra rất thành công tại Việt Nam. Đây là năm tổ chức có nhiều kỷ lục mà trước nhất là sự tham gia của nhiều nguyên thủ, lãnh đạo các nước. Nhà sư Dhamma Rakkhita Thero đến từ Bangladesh chia sẻ: “Hiện tôi đang sinh sống và học tập tại Thái Lan. Ở Thái Lan, tôi ít khi được thấy những ngôi chùa to lớn như chùa Tam Chúc. Thật tuyệt khi được tham gia một lễ hội lớn như như thế này tại Việt Nam”. Nhà sư còn nói:  “Để tổ chức Đại lễ Vesak lần thứ 3 là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Thế nhưng, các bạn đã hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ này”. Hòa thượng Phra Brahmapundit - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc khẳng định: “Tôi vô cùng hoan hỷ thông báo chúng ta đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak tại đất nước có bề dày lịch sử và tươi đẹp này. Tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hợp tác đăng cai Đại lễ vô cùng hoành tráng này”. Điều đặc biệt là có hơn 1650 đại biểu quốc tế đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hơn 3.000 Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia Hội thảo khoa học quốc tế và cũng là Hội thảo có quy mô lớn chưa từng có…

Trong Lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo. Phật giáo là tôn giáo có lịch sử từ lâu đời, gắn bó sâu sắc với văn hóa truyền thống và đồng hành cùng dân tộc Việt Nam… Việc tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2019, thêm một lần nữa khẳng định Nhà nước Việt Nam quan tâm và tôn trọng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, hướng con người tới chân, thiện, mỹ, phù hợp với văn hóa, đạo đức và lối sống hướng thiện của con người Việt Nam”.

Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bhutan Tashi Dorji cho rằng: "Đại lễ Vesak LHQ 2019 lần này giúp chúng ta thiết lập nên nền tảng hòa bình, đức tính từ bi, bình đẳng và bất bạo động của đức Phật. Điều này sẽ mang đến xã hội bền vững, con người sống an vui, hạnh phúc. Việt Nam đã 3 lần đăng cai tổ chức… cả ba lần đều thành công tốt đẹp. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn, vinh dự khi có mặt ở đây. Dù tôi không phải là người uyên thâm về Phật pháp, nhưng tôi tin các giá trị giáo lý đạo Phật được đề cập trong hội thảo lần này sẽ giúp chúng ta về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững".

Như vậy, một lần nữa Bộ Ngoại giao Mỹ lại nói dối! Mỹ mà không đẹp!

Sự thật
Tiến tới đại hội đảng
Giải phóng miền Nam
Số lần xem các bài viết
40689861