Định kiến đối với tình hình tôn giáo Việt Nam
- Được đăng: Chủ nhật, 08 Tháng 7 2018 20:49
- Lượt xem: 3161
(TGAG)- Ngày 29-5-2018, tại Washington DC, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã công bố Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù trong phần viết về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi nhận một số tiến triển, nhưng về bản chất chính trị, tư tưởng, phúc trình năm 2017 vẫn không thay đổi và hoàn toàn sai sự thật.
Chẳng hạn Phúc trình viết: “Hiến pháp” Việt Nam quy định quyền tự do tín ngưỡng… Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo… Các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là thành viên của các tổ chức chưa làm thủ tục đăng ký hoặc chưa được cấp đăng ký, tiếp tục bị các cán bộ an ninh địa phương quấy rối, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, tịch thu tài sản hoặc gây sức ép buộc bỏ đạo và chấm dứt hoạt động tôn giáo…”. Những thông tin và đánh giá như trên, nếu không phải là sao chép các phúc trình những năm trước thì cũng là sự cóp nhặt những tin tức từ mạng xã hội với mưu đồ chống phá Việt Nam.
Vậy quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam như thế nào?
Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (năm 1930) cho đến nay về tín ngưỡng, tôn giáo là nhất quán. Sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.
Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: “(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; (2). Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3). Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Thể chế hóa Hiến pháp 2013, năm 2016, Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo. So với các quy định của pháp luật trước đây, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 có nhiều điểm mới, bảo đảm tốt hơn quyền của công dân và của mọi người trên lĩnh vực tôn giáo. Chẳng hạn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng thành “quyền của mọi người” chứ không riêng của công dân Việt Nam. Nói một cách cụ thể, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam cũng được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 còn bảo đảm quyền tín ngưỡng, tôn giáo đối với cả những người đã bị tước đi một phần quyền công dân-“Người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
Văn kiện Hội nghị Trung ương 7, khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 25 triệu người có đạo, chiếm 27% dân số; có gần 83.000 chức sắc; hơn 27.000 cơ sở thờ tự. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam còn khuyến khích các tôn giáo đóng góp vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, nhất là trên lĩnh vực giáo dục và an sinh xã hội. Do đó, hoàn toàn không có chuyện pháp luật Việt Nam về tôn giáo “với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc”... như Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 của Hoa Kỳ viết.Việc một số cá nhân, nhóm người bị các cơ quan chức năng xử lý hình sự là vì họ đã vi phạm pháp luật chứ không phải vì lý do tôn giáo. Sự trừng phạt này nhằm bảo vệ quyền và tự do cơ bản của người khác, vì lợi ích chung của xã hội.
Vì vậy, Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 hãy từ bỏ tư duy chính trị cổ hủ, lạc hậu của thời kỳ Chiến tranh lạnh, không nên dùng cái gọi là “phúc trình thường niên” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, điều này đi ngược lại lợi ích và làm tổn thương đến quan hệ giữa hai nước./.
Sự thật
----------------------
Mặc dù trong phần viết về Việt Nam, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ghi nhận một số tiến triển, nhưng về bản chất chính trị, tư tưởng, phúc trình năm 2017 vẫn không thay đổi và hoàn toàn sai sự thật.
Chẳng hạn Phúc trình viết: “Hiến pháp” Việt Nam quy định quyền tự do tín ngưỡng… Thế nhưng luật hiện hành với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo… Các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là thành viên của các tổ chức chưa làm thủ tục đăng ký hoặc chưa được cấp đăng ký, tiếp tục bị các cán bộ an ninh địa phương quấy rối, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại, tịch thu tài sản hoặc gây sức ép buộc bỏ đạo và chấm dứt hoạt động tôn giáo…”. Những thông tin và đánh giá như trên, nếu không phải là sao chép các phúc trình những năm trước thì cũng là sự cóp nhặt những tin tức từ mạng xã hội với mưu đồ chống phá Việt Nam.
Vậy quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam như thế nào?
Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập (năm 1930) cho đến nay về tín ngưỡng, tôn giáo là nhất quán. Sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân nói chung, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.
Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định: “(1). Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; (2). Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (3). Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Thể chế hóa Hiến pháp 2013, năm 2016, Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng tôn giáo. So với các quy định của pháp luật trước đây, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 có nhiều điểm mới, bảo đảm tốt hơn quyền của công dân và của mọi người trên lĩnh vực tôn giáo. Chẳng hạn: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng thành “quyền của mọi người” chứ không riêng của công dân Việt Nam. Nói một cách cụ thể, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài ở Việt Nam cũng được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 còn bảo đảm quyền tín ngưỡng, tôn giáo đối với cả những người đã bị tước đi một phần quyền công dân-“Người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo”.
Văn kiện Hội nghị Trung ương 7, khóa IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 25 triệu người có đạo, chiếm 27% dân số; có gần 83.000 chức sắc; hơn 27.000 cơ sở thờ tự. Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam còn khuyến khích các tôn giáo đóng góp vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, nhất là trên lĩnh vực giáo dục và an sinh xã hội. Do đó, hoàn toàn không có chuyện pháp luật Việt Nam về tôn giáo “với những điều khoản mơ hồ lại cho Nhà nước rộng quyền hơn trong việc kiểm soát mọi sinh hoạt tôn giáo dưới danh nghĩa gọi là bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì đoàn kết dân tộc”... như Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 của Hoa Kỳ viết.Việc một số cá nhân, nhóm người bị các cơ quan chức năng xử lý hình sự là vì họ đã vi phạm pháp luật chứ không phải vì lý do tôn giáo. Sự trừng phạt này nhằm bảo vệ quyền và tự do cơ bản của người khác, vì lợi ích chung của xã hội.
Vì vậy, Phúc trình tự do tôn giáo thế giới 2017 hãy từ bỏ tư duy chính trị cổ hủ, lạc hậu của thời kỳ Chiến tranh lạnh, không nên dùng cái gọi là “phúc trình thường niên” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, điều này đi ngược lại lợi ích và làm tổn thương đến quan hệ giữa hai nước./.
Sự thật
----------------------