Nhân quyền và chủ quyền Quốc gia!
- Được đăng: Thứ hai, 04 Tháng 12 2017 07:32
- Lượt xem: 2487
(TGAG)- Liên Hợp Quốc và mỗi quốc gia luôn quan tâm đến nhân quyền, nhằm mang lại cho con người một cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Vậy mà, vì lợi ích riêng, một số nước phương Tây lợi dụng nhân quyền làm “cớ” để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền bằng thủ đoạn ngoại giao, chính trị, kinh tế và can thiệp quân sự, dẫn đến hậu quả làcác quốc gia như Iraq, Lybia, Syria... chìm trong các cuộc chiến đẫm máu, bất ổn, nghèo nàn, dịch bệnh... và nguy cơ lan sang các vùng lãnh thổ lân cận.
Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị năm 1966 của Liên Hợp Quốc quy định: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa…”. Hội nghị Nhân quyền quốc tế ở Viên (nước Áo) năm 1993 một lần nữa khẳng định: “Cộng đồng quốc tế phải đối xử với các quyền con người trên phạm vi toàn cầu một cách công bằng... và phải luôn ghi nhớ tầm quan trọng của tính đặc thù về dân tộc, khu vực cũng như bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”. Điều này có nghĩa, không một ai được lấy pháp luật của một quốc gia nào đó làm chuẩn mực để đánh giá, phê phán pháp luật nước khác là “không phù hợp với chuẩn mực nhân quyền quốc tế” hay “vi phạm nhân quyền”. Theo tinh thần Văn kiện Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu năm 2005, Liên Hợp Quốc quy định: Trách nhiệm bảo vệ người dân trước hết thuộc về quốc gia, cộng đồng quốc tế, cần khuyến khích và giúp đỡ các quốc gia thực hiện trách nhiệm này.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta quy định bảo đảm quyền con người phải trên cơ sở chủ quyền quốc gia, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nhân quyền quốc tế, như quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác... để loại trừ mọi mưu toan lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”. Điều 6, Hiến pháp năm 2013 chế định: “1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; 2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quyền con người và đảm bảo quyền con người đang có những diễn biến mới, Việt Nam chủ trương sẵn sàng đối thoại và mở rộng hợp tác để giải quyết các vấn đề về dân chủ, nhân quyền trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, tăng cường hiểu biết giữa các bên và chia sẻ quan điểm, chính sách tốt đẹp về dân chủ, nhân quyền của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Việt Nam vẫn luôn kiên trì nguyên tắc “nhân quyền không được cao hơn chủ quyền, nhân quyền không được phủ nhận chủ quyền”./.
Công ước quốc tế về các quyền Dân sự, Chính trị năm 1966 của Liên Hợp Quốc quy định: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa…”. Hội nghị Nhân quyền quốc tế ở Viên (nước Áo) năm 1993 một lần nữa khẳng định: “Cộng đồng quốc tế phải đối xử với các quyền con người trên phạm vi toàn cầu một cách công bằng... và phải luôn ghi nhớ tầm quan trọng của tính đặc thù về dân tộc, khu vực cũng như bối cảnh khác nhau về lịch sử, văn hóa và tôn giáo”. Điều này có nghĩa, không một ai được lấy pháp luật của một quốc gia nào đó làm chuẩn mực để đánh giá, phê phán pháp luật nước khác là “không phù hợp với chuẩn mực nhân quyền quốc tế” hay “vi phạm nhân quyền”. Theo tinh thần Văn kiện Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu năm 2005, Liên Hợp Quốc quy định: Trách nhiệm bảo vệ người dân trước hết thuộc về quốc gia, cộng đồng quốc tế, cần khuyến khích và giúp đỡ các quốc gia thực hiện trách nhiệm này.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta quy định bảo đảm quyền con người phải trên cơ sở chủ quyền quốc gia, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nhân quyền quốc tế, như quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác... để loại trừ mọi mưu toan lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền”. Điều 6, Hiến pháp năm 2013 chế định: “1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; 2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quyền con người và đảm bảo quyền con người đang có những diễn biến mới, Việt Nam chủ trương sẵn sàng đối thoại và mở rộng hợp tác để giải quyết các vấn đề về dân chủ, nhân quyền trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng cùng có lợi, tăng cường hiểu biết giữa các bên và chia sẻ quan điểm, chính sách tốt đẹp về dân chủ, nhân quyền của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời kiên quyết đấu tranh chống âm mưu và hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào Việt Nam vẫn luôn kiên trì nguyên tắc “nhân quyền không được cao hơn chủ quyền, nhân quyền không được phủ nhận chủ quyền”./.
Sự thật