Những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí
- Được đăng: Chủ nhật, 05 Tháng 12 2021 21:30
- Lượt xem: 2461
(TUAG)- Ngày 29/10 vừa qua, sau khi TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) tuyên phạt các bị cáo là thành viên nhóm “Báo Sạch” (Trương Châu Hữu Danh cùng đồng phạm) tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ Luật Hình sự. Ngoài ra, tòa còn tuyên phạt bổ sung cấm các bị cáo hoạt động trong lĩnh vực báo chí thời hạn 3 năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra thông cáo, nêu ra những ý kiến thiếu khách quan, sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam, kêu gọi trả tự do cho “5 nhà báo này và tất cả những người bị giam giữ vô cớ”. Cái gọi là Tổ chức Phóng viên không biên giới cũng ra thông báo phản đối các bản án đối với nhóm “Báo Sạch”, vu cáo Việt Nam “gia tăng đàn áp truyền thông độc lập”, đây là những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí.
Bản thông cáo có đoạn viết: “Một tòa án Việt Nam đã kết án các nhà báo liên kết với nhóm "Báo Sạch" (Clean Journalism), Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng, kết án họ nhiều năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự”. Lạ lùng hơn, bản thông cáo còn nêu: “Chúng tôi hiểu nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng, tất nhiên, không phải là tội phạm” để rồi “kêu gọi trả tự do cho 5 nhà báo này và tất cả những người bị giam giữ vô cớ”.
Bị cáo Danh và đồng phạm sau khi tòa tuyên án vào chiều 28-10.
Cái gọi là Tổ chức Phóng viên không biên giới cũng đã ra thông báo phản đối các bản án đối với “các nhà báo” của nhóm "Báo Sạch", vu cáo Việt Nam “gia tăng đàn áp truyền thông độc lập”. Còn cái gọi là Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ngày 01/11 cũng ra thông cáo có nội dung sai sự thật khi yêu cầu Việt Nam "ngưng đàn áp các nhà báo".
Cái gọi là Sáng kiến pháp lý Việt Nam do hai đối tượng Trịnh Hữu Long và Trần Quỳnh Vi - những kẻ có quan hệ mật thiết với Voice ngoại vi của Việt Tân trước đó cũng ra tuyên bố, cho rằng việc điều tra, bắt giam và truy tố, xét xử đối với các thành viên nhóm “Báo Sạch” là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Chúng ta không lạ gì với những luận điệu kiểu như thế này của những tổ chức, cá nhân thường xuyên lợi dụng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhưng lần này chúng ta chỉ thấy thất vọng bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cơ quan có đầy đủ thông tin, nắm rõ về sự phát triển của tự do báo chí ở Việt Nam lại có thể đưa ra những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí như vậy.
Trước hết, cần phải khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin.
Việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và các quy định pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam cũng được thể hiện rất rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam.
Tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ và xét xử chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật; tung tin giả, tin xấu, độc hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận, phá hoại cuộc sống bình yên của Nhân dân… mới bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn diễn biến quá trình khởi tố bắt giam và phiên tòa xét xử các đối tượng vừa qua cho thấy rõ: Trương Châu Hữu Danh cùng đồng phạm là những đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật, được thể hiện rõ với đầy đủ tài liệu chứng cứ. Trong vụ án này, TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) đã tuyên phạt các bị cáo là thành viên nhóm “Báo Sạch” tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng của VKSND huyện Thới Lai xác định, Trương Châu Hữu Danh và các đối tượng trong vụ án này đã lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để viết, đăng bài, video, sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật, tiêu cực, một chiều để đăng tải, phát tán công khai trên Facebook, Youtube.
Hành vi của các đối tượng nhằm hướng dư luận theo ý thức chủ quan, làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai sự thật, tạo điều kiện cho các phần tử lợi dụng tham gia bình luận tiêu cực, kích động, lôi kéo một bộ phận người dân có nhận thức lệch lạc tham gia chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hành vi nói trên đã trực tiếp xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, gây ảnh hưởng đến vai trò quản lý đất nước, quản lý nhà nước tại các địa phương, gây hoang mang, nghi ngờ, làm mất ổn định về lòng tin trong nhân dân, tạo ra sự bất ổn trong xã hội…
Quá trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ, các luật sư đề nghị HĐXX cần xem xét, làm rõ kỹ lưỡng việc thẩm định bài viết của các bị cáo mà hội đồng thẩm định Sở Thông tin - Truyền thông TP Cần Thơ thực hiện. Các luật sư cũng cho rằng, việc truy tố các bị cáo là không oan sai vì có nhiều bài viết đã xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức.
Căn cứ vào hồ sơ, kết quả thẩm tra, xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh cùng các đồng phạm, Hội đồng xét xử phiên tòa đánh giá việc truy cứu trách nhiệm hình sự, quá trình điều tra đối với các bị cáo là đúng quy định của pháp luật.
Ngay tại phiên tòa này, các đối tượng cũng đều đã cúi đầu nhận tội, khai báo hành vi vi phạm pháp luật của mình, thể hiện thái độ ăn năn hối cải, đều có nguyện vọng mong muốn được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Hội đồng xét xử đã có bản án đối với hành vi vi phạm của các đối tượng, một mặt thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, là bản án thích đáng đối với các hoạt động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân, mặt khác khung hình phạt dành cho các đối tượng cũng thể hiện sự đánh giá toàn diện, khách quan của Hội đồng xét xử, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.
Việc kêu gọi thả tự do cho các đối tượng là luận điệu tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân.
Bản thông cáo có đoạn viết: “Một tòa án Việt Nam đã kết án các nhà báo liên kết với nhóm "Báo Sạch" (Clean Journalism), Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Phước Trung Bảo, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Lê Thế Thắng, kết án họ nhiều năm tù về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự”. Lạ lùng hơn, bản thông cáo còn nêu: “Chúng tôi hiểu nhóm nhà báo này tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng, tất nhiên, không phải là tội phạm” để rồi “kêu gọi trả tự do cho 5 nhà báo này và tất cả những người bị giam giữ vô cớ”.
Bị cáo Danh và đồng phạm sau khi tòa tuyên án vào chiều 28-10.
Cái gọi là Sáng kiến pháp lý Việt Nam do hai đối tượng Trịnh Hữu Long và Trần Quỳnh Vi - những kẻ có quan hệ mật thiết với Voice ngoại vi của Việt Tân trước đó cũng ra tuyên bố, cho rằng việc điều tra, bắt giam và truy tố, xét xử đối với các thành viên nhóm “Báo Sạch” là vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Chúng ta không lạ gì với những luận điệu kiểu như thế này của những tổ chức, cá nhân thường xuyên lợi dụng, xuyên tạc vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nhưng lần này chúng ta chỉ thấy thất vọng bởi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, một cơ quan có đầy đủ thông tin, nắm rõ về sự phát triển của tự do báo chí ở Việt Nam lại có thể đưa ra những lập luận thiếu khách quan, thiếu thiện chí như vậy.
Trước hết, cần phải khẳng định, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin.
Việc đảm bảo mọi công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ quy định của Hiến pháp và các quy định pháp luật là chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được triển khai thực hiện trong thực tế đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam cũng được thể hiện rất rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam.
Tại Việt Nam, không ai bị bắt giữ và xét xử chỉ vì bày tỏ chính kiến hay bảo vệ nhân quyền. Chỉ có những đối tượng lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật; tung tin giả, tin xấu, độc hòng gây bất ổn tình hình đất nước, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang dư luận, phá hoại cuộc sống bình yên của Nhân dân… mới bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực tiễn diễn biến quá trình khởi tố bắt giam và phiên tòa xét xử các đối tượng vừa qua cho thấy rõ: Trương Châu Hữu Danh cùng đồng phạm là những đối tượng đã có hành vi vi phạm pháp luật, được thể hiện rõ với đầy đủ tài liệu chứng cứ. Trong vụ án này, TAND huyện Thới Lai (Cần Thơ) đã tuyên phạt các bị cáo là thành viên nhóm “Báo Sạch” tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 2, Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Cáo trạng của VKSND huyện Thới Lai xác định, Trương Châu Hữu Danh và các đối tượng trong vụ án này đã lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để viết, đăng bài, video, sử dụng thông tin chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật, tiêu cực, một chiều để đăng tải, phát tán công khai trên Facebook, Youtube.
Hành vi của các đối tượng nhằm hướng dư luận theo ý thức chủ quan, làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai sự thật, tạo điều kiện cho các phần tử lợi dụng tham gia bình luận tiêu cực, kích động, lôi kéo một bộ phận người dân có nhận thức lệch lạc tham gia chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hành vi nói trên đã trực tiếp xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, gây ảnh hưởng đến vai trò quản lý đất nước, quản lý nhà nước tại các địa phương, gây hoang mang, nghi ngờ, làm mất ổn định về lòng tin trong nhân dân, tạo ra sự bất ổn trong xã hội…
Quá trình xét xử, tranh tụng công khai, dân chủ, các luật sư đề nghị HĐXX cần xem xét, làm rõ kỹ lưỡng việc thẩm định bài viết của các bị cáo mà hội đồng thẩm định Sở Thông tin - Truyền thông TP Cần Thơ thực hiện. Các luật sư cũng cho rằng, việc truy tố các bị cáo là không oan sai vì có nhiều bài viết đã xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức.
Căn cứ vào hồ sơ, kết quả thẩm tra, xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh cùng các đồng phạm, Hội đồng xét xử phiên tòa đánh giá việc truy cứu trách nhiệm hình sự, quá trình điều tra đối với các bị cáo là đúng quy định của pháp luật.
Ngay tại phiên tòa này, các đối tượng cũng đều đã cúi đầu nhận tội, khai báo hành vi vi phạm pháp luật của mình, thể hiện thái độ ăn năn hối cải, đều có nguyện vọng mong muốn được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước. Hội đồng xét xử đã có bản án đối với hành vi vi phạm của các đối tượng, một mặt thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, là bản án thích đáng đối với các hoạt động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân, mặt khác khung hình phạt dành cho các đối tượng cũng thể hiện sự đánh giá toàn diện, khách quan của Hội đồng xét xử, chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước ta.
Việc kêu gọi thả tự do cho các đối tượng là luận điệu tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân.
Sự thật