Việt Nam sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt trên trường quốc tế
- Được đăng: Thứ sáu, 08 Tháng 1 2021 07:59
- Lượt xem: 1289
(TUAG)- Cách đây 75 năm, ngay từ những ngày đầu lập nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bác Hồ, hoạt động Ngoại giao đã khéo léo, bản lĩnh thể hiện vai trò tiên phong trong việc giữ vững độc lập nước nhà, góp phần quan trọng bảo vệ thành công chính quyền cách mạng non trẻ. Mặt trận ngoại giao đã sát cánh cùng mặt trận quân sự “vừa đánh vừa đàm” và cụ thể hóa những thắng lợi ở chiến trường trên bàn đàm phán tại Geneva năm 1954 và tại Paris năm 1973. Đồng thời, Ngoại giao đã đi đầu trong việc vận động các nước ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới, Ngoại giao đã trực tiếp góp phần quan trọng tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng nâng cao thế và gia tăng thế lực cho đất nước. Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, đến nay Việt Nam đã sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao. Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, mở rộng, đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất với các nước, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển, an ninh của đất nước, tạo sự đan xen, gắn kết giữa lợi ích Việt Nam với các nước (New zealand được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược thứ 17 cùng với 13 đối tác toàn diện).
Riêng năm 2020 hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn; là khát vọng cháy bỏng của cả loài người. Nhưng thế giới cũng chứng kiến nhiều biến động to lớn, chưa từng có, với hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực, ở tầm toàn cầu: Đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng, sâu rộng. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn quyết liệt chưa từng có kể từ sau chiến tranh lạnh. Các trào lưu chống toàn cầu hóa, dân túy, bảo hộ vốn xuất hiện từ trước lại càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Tình hình Biển Đông có nhiều phức tạp mới, tiềm ẩn nguy cơ đối với hòa bình, ổn định ở khu vực. Cùng với dịch bệnh, các thách thức an ninh phi truyền thống khác nổi lên gay gắt, trong đó có vấn đề an ninh nguồn nước, thiên tai, lũ lụt tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trước những thách thức của tình hình, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị đã triển khai xuất sắc nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trên nền tảng môi trường hòa bình, ổn định được giữ vững. Đối ngoại Việt Nam năm 2020 đã vượt qua nhiều thách thức, tranh thủ, tạo ra và tận dụng tốt những cơ hội hợp tác mới, góp phần cùng cả nước khắc phục khó khăn và tiếp tục vươn lên trên con đường phát triển. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giữ đà và thúc đẩy quan hệ với các đối tác, nâng cao vị thế của Việt Nam trong tình hình mới, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đại hội XII của Đảng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quan hệ hợp tác của ta với các nước, nhất là đối với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng tiếp tục được củng cố, thúc đẩy. Đại diện của Ngân hàng thế giới nhận xét “Mây đen phủ toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng ở Việt Nam, chúng ta đã chủ động thể hiện vai trò lãnh đạo cùng các quốc gia ASEAN trong trong nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID19 và phục hồi. Việt Nam còn tạo dựng sự đồng thuận về lập trường trung lập và vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cạnh tranh giữa các siêu cường. Nhân kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.
Việt Nam đã đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an ngay trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ (tháng 1/2020). Đồng thời trong cả năm qua, ta đã tham gia chủ động, tích cực tại Hội đồng Bảo an, thể hiện hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp, xung đột... Chúng ta để lại những dấu ấn riêng rất cụ thể như lần đầu tiên thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố Chủ tịch về tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tổ chức đối thoại ASEAN - Liên hợp quốc, qua Hội đồng Bảo an nâng tầm ASEAN và qua ASEAN cụ thể hóa nhiều nội dung hợp tác ở cấp độ toàn cầu. Việt Nam cũng lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh với số nước đồng bảo trợ kỷ lục 112 nước. Tham gia của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tiếp tục được tăng cường. Nhiều sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, khu vực khác như ASEM, APEC, G20, WEF, các cơ chế Tiểu vùng Mekong… được các nước ủng hộ, đánh giá cao.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục đạt được những tiến triển có tính đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hiệp định Thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức được ký kết ngày 30/6/2019 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, được đánh giá là hiệp định toàn diện, chất lượng, cân bằng lợi ích giữa Việt Nam và EU, phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngày 15/11/2020, tại hội nghị cấp cao ASEAN 37 ở Hà Nội, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP. RCEP là hiệp định giao thương tự do lớn nhất thế giới bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand với GDP của 15 nước hơn 26 nghìn tỷ USD, chiếm gần 30% GDP toàn thế giới, chưa kể bao phủ 1/3 dân số toàn cầu. Ngày 29/12/2020, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết. Với EVFTA, Việt Nam có thể đa dạng hóa các thị trường bên ngoài thay vì chỉ tập trung vào Mỹ. Với RECP, Việt Nam gần như đã có tất cả các cam kết song phương và đa phương với các đối tác trong đó, kể cả ASEAN. Tính đến 2020, Việt Nam đã ký rất nhiều thỏa thuận thương mai song phương và đa phương, trong đó có 13 hiệp định FTA đang có hiệu lực và là quốc gia nằm trong nhóm các nền kinh tế có nhiều FTA nhất trong khu vực và trên thế giới.(Tính đến nửa đầu tháng 12/2020 tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 515,27 tỷ USD, tăng 4,5%, tương ứng tăng 22,05 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019).
Viện Lowy, chuyên nghiên cứu chính sách đối ngoại của Australia xếp Việt Nam thứ 12 trong bảng Chỉ số quyền lực ở Châu Á năm 2020 (tăng một hạng so với năm 2019).Viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Québec Canada đã chỉ ra những thành tựu của Việt Nam như GDP tăng gấp 3 lần trong vòng 15 năm gần đây; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dao động mức 7% trong khoảng 30 năm trở lại đây; khối lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu đã tăng gấp 5 lần trong vòng 10 năm; khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gấp 10 lần trong vòng 15 năm gần đây. Việt Nam đang trở thành một “trung tâm chế tạo” ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo năm 2020 của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO cho rằng chỉ số CIP của Việt Nam đến nay gần vượt lên trên mức trung bình của thế giới, trong đó có 2 chỉ số quan trọng về khả năng cạnh tranh, đặc biệt là hàng hóa sản xuất của Việt Nam chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, vượt trên mức trung bình của toàn cầu là 60%. Việt Nam cũng đang tiến hành những bước đầu tiên của cuộc “cách mạng kỹ thuật số”.
Chúng ta đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền ở Biển Đông; gửi công hàm tới Liên hợp quốc khẳng định rõ lập trường của ta; chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN và các đối tác liên quan thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển. ASEAN tiếp tục khẳng định lập trường nguyên tắc về Biển Đông trong các văn kiện liên quan của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, nhấn mạnh Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở xác định các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và là khuôn khổ điều chỉnh các hoạt động trên biển. ASEAN cũng thể hiện rõ quyết tâm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Bạn bè quốc tế ngày càng biết đến Việt Nam không chỉ là một quốc gia hòa bình, ổn định, an toàn, nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế mà còn có khả năng tự cường, thích ứng và xử lý hiệu quả các thách thức như đã thể hiện trong thành công chống dịch bệnh. Việt Nam sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao./.
Trong sự nghiệp đổi mới, Ngoại giao đã trực tiếp góp phần quan trọng tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đồng thời linh hoạt, sáng tạo tìm ra phương cách mới thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng nâng cao thế và gia tăng thế lực cho đất nước. Từ một nước không có tên trên bản đồ thế giới, đến nay Việt Nam đã sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao. Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã thiết lập khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, mở rộng, đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất với các nước, nhất là các đối tác có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển, an ninh của đất nước, tạo sự đan xen, gắn kết giữa lợi ích Việt Nam với các nước (New zealand được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược thứ 17 cùng với 13 đối tác toàn diện).
Riêng năm 2020 hòa bình, hợp tác, phát triển vẫn là xu thế lớn; là khát vọng cháy bỏng của cả loài người. Nhưng thế giới cũng chứng kiến nhiều biến động to lớn, chưa từng có, với hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực, ở tầm toàn cầu: Đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng, sâu rộng. Kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn quyết liệt chưa từng có kể từ sau chiến tranh lạnh. Các trào lưu chống toàn cầu hóa, dân túy, bảo hộ vốn xuất hiện từ trước lại càng có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Tình hình Biển Đông có nhiều phức tạp mới, tiềm ẩn nguy cơ đối với hòa bình, ổn định ở khu vực. Cùng với dịch bệnh, các thách thức an ninh phi truyền thống khác nổi lên gay gắt, trong đó có vấn đề an ninh nguồn nước, thiên tai, lũ lụt tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Trước những thách thức của tình hình, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị đã triển khai xuất sắc nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch, vừa phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trên nền tảng môi trường hòa bình, ổn định được giữ vững. Đối ngoại Việt Nam năm 2020 đã vượt qua nhiều thách thức, tranh thủ, tạo ra và tận dụng tốt những cơ hội hợp tác mới, góp phần cùng cả nước khắc phục khó khăn và tiếp tục vươn lên trên con đường phát triển. Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo, góp phần giữ đà và thúc đẩy quan hệ với các đối tác, nâng cao vị thế của Việt Nam trong tình hình mới, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện thành công đường lối đối ngoại của Đại hội XII của Đảng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quan hệ hợp tác của ta với các nước, nhất là đối với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng tiếp tục được củng cố, thúc đẩy. Đại diện của Ngân hàng thế giới nhận xét “Mây đen phủ toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng ở Việt Nam, chúng ta đã chủ động thể hiện vai trò lãnh đạo cùng các quốc gia ASEAN trong trong nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID19 và phục hồi. Việt Nam còn tạo dựng sự đồng thuận về lập trường trung lập và vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cạnh tranh giữa các siêu cường. Nhân kỷ niệm 53 năm thành lập ASEAN, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á.
Việt Nam đã đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an ngay trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ (tháng 1/2020). Đồng thời trong cả năm qua, ta đã tham gia chủ động, tích cực tại Hội đồng Bảo an, thể hiện hình ảnh một Việt Nam trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế, nỗ lực xây dựng đồng thuận, tìm kiếm giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp, xung đột... Chúng ta để lại những dấu ấn riêng rất cụ thể như lần đầu tiên thúc đẩy Hội đồng Bảo an thông qua một Tuyên bố Chủ tịch về tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc; tổ chức đối thoại ASEAN - Liên hợp quốc, qua Hội đồng Bảo an nâng tầm ASEAN và qua ASEAN cụ thể hóa nhiều nội dung hợp tác ở cấp độ toàn cầu. Việt Nam cũng lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh với số nước đồng bảo trợ kỷ lục 112 nước. Tham gia của Việt Nam trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tiếp tục được tăng cường. Nhiều sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế, khu vực khác như ASEM, APEC, G20, WEF, các cơ chế Tiểu vùng Mekong… được các nước ủng hộ, đánh giá cao.
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục đạt được những tiến triển có tính đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hiệp định Thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức được ký kết ngày 30/6/2019 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, được đánh giá là hiệp định toàn diện, chất lượng, cân bằng lợi ích giữa Việt Nam và EU, phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới WTO. Ngày 15/11/2020, tại hội nghị cấp cao ASEAN 37 ở Hà Nội, Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP. RCEP là hiệp định giao thương tự do lớn nhất thế giới bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand với GDP của 15 nước hơn 26 nghìn tỷ USD, chiếm gần 30% GDP toàn thế giới, chưa kể bao phủ 1/3 dân số toàn cầu. Ngày 29/12/2020, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã chính thức được ký kết. Với EVFTA, Việt Nam có thể đa dạng hóa các thị trường bên ngoài thay vì chỉ tập trung vào Mỹ. Với RECP, Việt Nam gần như đã có tất cả các cam kết song phương và đa phương với các đối tác trong đó, kể cả ASEAN. Tính đến 2020, Việt Nam đã ký rất nhiều thỏa thuận thương mai song phương và đa phương, trong đó có 13 hiệp định FTA đang có hiệu lực và là quốc gia nằm trong nhóm các nền kinh tế có nhiều FTA nhất trong khu vực và trên thế giới.(Tính đến nửa đầu tháng 12/2020 tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 515,27 tỷ USD, tăng 4,5%, tương ứng tăng 22,05 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019).
Viện Lowy, chuyên nghiên cứu chính sách đối ngoại của Australia xếp Việt Nam thứ 12 trong bảng Chỉ số quyền lực ở Châu Á năm 2020 (tăng một hạng so với năm 2019).Viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Québec Canada đã chỉ ra những thành tựu của Việt Nam như GDP tăng gấp 3 lần trong vòng 15 năm gần đây; tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dao động mức 7% trong khoảng 30 năm trở lại đây; khối lượng hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu đã tăng gấp 5 lần trong vòng 10 năm; khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gấp 10 lần trong vòng 15 năm gần đây. Việt Nam đang trở thành một “trung tâm chế tạo” ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo năm 2020 của tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc UNIDO cho rằng chỉ số CIP của Việt Nam đến nay gần vượt lên trên mức trung bình của thế giới, trong đó có 2 chỉ số quan trọng về khả năng cạnh tranh, đặc biệt là hàng hóa sản xuất của Việt Nam chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, vượt trên mức trung bình của toàn cầu là 60%. Việt Nam cũng đang tiến hành những bước đầu tiên của cuộc “cách mạng kỹ thuật số”.
Chúng ta đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền ở Biển Đông; gửi công hàm tới Liên hợp quốc khẳng định rõ lập trường của ta; chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN và các đối tác liên quan thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển. ASEAN tiếp tục khẳng định lập trường nguyên tắc về Biển Đông trong các văn kiện liên quan của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, nhấn mạnh Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở xác định các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và là khuôn khổ điều chỉnh các hoạt động trên biển. ASEAN cũng thể hiện rõ quyết tâm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.
Bạn bè quốc tế ngày càng biết đến Việt Nam không chỉ là một quốc gia hòa bình, ổn định, an toàn, nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế mà còn có khả năng tự cường, thích ứng và xử lý hiệu quả các thách thức như đã thể hiện trong thành công chống dịch bệnh. Việt Nam sẵn sàng vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt, đóng góp có trách nhiệm vào công việc của thế giới với vị thế ngày càng cao./.
TRUNG THÀNH