Mãi mãi soi sáng con đường chúng ta đi!
- Được đăng: Chủ nhật, 19 Tháng 4 2020 18:33
- Lượt xem: 2122
(TUAG)- Các thế lực thù địch ra sức công kích: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là học thuyết cực đoan, đề cao đấu tranh giai cấp; Hồ Chí Minh đưa nó về Việt Nam là một sai lầm, gây ra thảm cảnh “Nồi da xáo thịt”, “huynh đệ tương tàn”… Ý đồ thâm độc là muốn hướng lái dư luận hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh; làm giảm sút niềm tin của cán bộ, đảng viên, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng!
Lịch sử rất tường minh: Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, nhiều phong trào, nhiều ngọn cờ kháng Pháp đã diễn ra liên tục, mạnh mẽ, nhưng tất cả đều thất bại! Cả dân tộc chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình ròng rã gần 10 năm: Anh đi qua 3 đại dương, 4 châu lục với khoảng ba chục quốc gia; đã đặt chân tới ba nước đế quốc lớn nhất lúc đó là Mỹ, Anh và Pháp… Đây là những năm tháng “thấm dầy thực tiễn”, giúp Anh từng bước nhận ra bản chất của chủ nghĩa đế quốc! Tháng 6/1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, Anh gửi đến Hội nghị Véc - xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. Nhưng dĩ nhiên, nó không được chấp nhận, Anh kết luận: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”. Đến cuối tháng 7 năm 1920, sau khi được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc “sáng tỏ” ra nhiều điều và khẳng định “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Người rất đề cao vai trò của Lê-nin, Người viết: “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa. Lênin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến về vấn đề này còn âm ỷ trong đầu óc của nhiều nhà cách mạng châu Âu và châu Mỹ… Lê nin là người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lênin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội không thể có được”…
Cuối tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đó, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, Người vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Nhưng sau khi Lê-nin qua đời, Quốc tế Cộng sản đã không còn quan tâm vấn đề “thuộc địa”. Tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã phê bình: “… tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”. Bởi vì: “… chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa…”.
Ngay từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã chứng minh: “Người châu á - tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại”. Và “khi thức tỉnh…, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Chính nhờ hoạt động không mệt mỏi của Bác và nhiều nhà cách mạng tiền bối mà đến năm 1930, Đảng ta đã ra đời với một Cương lĩnh đúng đắn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.
Bác Hồ tổng kết: “Chủ nghĩa Lênin… không những là cái "cẩm nang” thần kỳ,… mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng”. “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”.
Tư tưởng của Lê-nin mãi mãi soi sáng con đường chúng ta đi!
Lịch sử rất tường minh: Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, nhiều phong trào, nhiều ngọn cờ kháng Pháp đã diễn ra liên tục, mạnh mẽ, nhưng tất cả đều thất bại! Cả dân tộc chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình ròng rã gần 10 năm: Anh đi qua 3 đại dương, 4 châu lục với khoảng ba chục quốc gia; đã đặt chân tới ba nước đế quốc lớn nhất lúc đó là Mỹ, Anh và Pháp… Đây là những năm tháng “thấm dầy thực tiễn”, giúp Anh từng bước nhận ra bản chất của chủ nghĩa đế quốc! Tháng 6/1919, với tên mới là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, Anh gửi đến Hội nghị Véc - xây “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”. Nhưng dĩ nhiên, nó không được chấp nhận, Anh kết luận: “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”. Đến cuối tháng 7 năm 1920, sau khi được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc “sáng tỏ” ra nhiều điều và khẳng định “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.
Người rất đề cao vai trò của Lê-nin, Người viết: “Lênin đã đặt tiền đề cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa. Lênin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến về vấn đề này còn âm ỷ trong đầu óc của nhiều nhà cách mạng châu Âu và châu Mỹ… Lê nin là người đầu tiên đã hiểu và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lênin là người đầu tiên đã chỉ rõ rằng, nếu không có sự tham gia của các dân tộc thuộc địa, thì cách mạng xã hội không thể có được”…
Cuối tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ đó, vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, Người vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Nhưng sau khi Lê-nin qua đời, Quốc tế Cộng sản đã không còn quan tâm vấn đề “thuộc địa”. Tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã phê bình: “… tôi thấy rằng hình như các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, gợi ra những vấn đề và nếu cần, tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa”. Bởi vì: “… chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa…”.
Ngay từ năm 1921, Nguyễn Ái Quốc đã chứng minh: “Người châu á - tuy bị người phương Tây coi là lạc hậu - vẫn hiểu rõ hơn hết sự cần thiết phải cải cách toàn bộ xã hội hiện tại”. Và “khi thức tỉnh…, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Chính nhờ hoạt động không mệt mỏi của Bác và nhiều nhà cách mạng tiền bối mà đến năm 1930, Đảng ta đã ra đời với một Cương lĩnh đúng đắn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: “Công lao to lớn đầu tiên của Bác đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước, khai phá con đường giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.
Bác Hồ tổng kết: “Chủ nghĩa Lênin… không những là cái "cẩm nang” thần kỳ,… mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng”. “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người, không gì ngăn cản nổi”.
Tư tưởng của Lê-nin mãi mãi soi sáng con đường chúng ta đi!
Trung thành