Phú Tân thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
- Được đăng: Thứ năm, 20 Tháng 4 2017 13:17
- Lượt xem: 2919
(TGAG)- Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, mang tính chiến lược, nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Chương trình hành động số 04-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cùng với sự tích cực tham gia của hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc, cùng các tổ chức thành viên và Nhân dân đã quyết tâm chung sức, chung lòng thực hiện CTMTQG xây dựng NTM đạt được nhiều kết quả phấn khởi, cụ thể trong năm 2015 và 2016 xã Tân Hòa và xã Phú Bình được công nhận xã đạt chuẩn NTM.
Đảng bộ huyện đã tập trung xây dựng và triển khai Nghị quyết số 03-NQ/HU để tập trung lãnh đạo, điều hành cũng như thực hiện CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, Huyện đã đầu tư nâng cấp, láng nhựa 9,09 km đường giao thông xã điểm Tân Hòa và Phú Bình, với tổng kinh phí đầu tư: 8,41 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương: 3,2 tỷ đồng (38,01%), vốn huyện: 1,68 tỷ đồng (20%), vốn dân đóng góp: 3.534 triệu đồng (41,98%); 100% tỷ lệ km đường trục chính đến 16 xã được nhựa hóa; đường giao thông từ trục chính về đến các ấp, liên ấp đạt chuẩn; đường giao thông nội đồng đạt 94,45%. Hạ tầng thủy lợi được quan tâm đầu tư đúng quy hoạch và theo hướng kiên cố hóa kênh mương, gắn hệ thống thủy lợi với giao thông nội đồng. Kết cấu hạ tầng thiết yếu được tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ dân sinh. Cũng từ nguồn vốn được phân bổ, huyện đã đầu tư được 44 hạng mục công trình thủy lợi, với tổng số vốn 53.085 triệu đồng. Dự án thủy lợi phục vụ nông nghiệp, vùng kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (bổ sung trong năm 2016 - 2017) đang triển khai đầu tư 13 cầu giao thông nông thôn và 1 tuyến đường Nam kênh Phú Lạc, với tổng số vốn 79 tỷ đồng.
Các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, đến nay toàn huyện có 296 trạm bơm điện, đảm bảo phục vụ tưới, tiêu 100% diện tích sản xuất, 176 máy gặt đập liên hợp, phục vụ trên 99% diện tích, 672 lò sấy, đảm bảo 100% sản lượng nếp được sấy, góp phần tăng thu nhập, giảm thất thoát cho nông dân; tỷ lệ ứng dụng “3 giảm, 3 tăng” đạt 95,81% và “1 phải, 5 giảm”, đạt 63,55% diện tích. Công tác xác nhận thủ tục môi trường đạt kết quả cao, trong năm, tập trung phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 217 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 15 cơ sở, doanh nghiệp, với tổng số tiền 71 triệu đồng.
Quan tâm hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới 135 căn nhà cho người có công, với kinh phí: 5.160 triệu. Trong năm, có 2.000 lao động được đào tạo nghề ở các cấp, trong đó có 1.101 lao động nông thôn được dạy nghề, đạt 183,5% so kế hoạch. Giải quyết thêm việc làm mới cho 4.524 lao động (có việc làm tại chỗ 850 lao động), đạt 133% so kế hoạch. Từ những thành quả đạt được, góp phần tăng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên 90,09% (tăng 1,73% so năm 2015).
Cùng với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục được giữ vững. Ngành Công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự theo kế hoạch. Trong năm, có 11/16 xã đạt tiêu chí, chiếm 68,75%.
Với những nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay huyện có 2 xã Nông thôn mới, 05 xã điểm còn lại đạt từ 10 đến 15 tiêu chí.
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn những hạn chế, khó khăn như: Công tác vận động, tuyên truyền tuy được quan tâm đúng mức nhưng chưa sâu rộng; nghiệp vụ và kỹ năng vận động cộng đồng còn hạn chế; công tác phối hợp chưa đồng bộ và chặt chẽ, việc tháo gỡ khó khăn chưa kịp thời; công tác kiểm tra tuy có quan tâm, nhưng thiếu thường xuyên.
Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ lúa, nếp còn nhiều khó khăn, hiệu quả không cao; thu nhập bình quân dân cư nông thôn tăng chậm, tích lũy thấp. Diện mạo nông thôn tuy có khởi sắc, nhưng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới; môi trường nông thôn chưa có sự thay đổi rõ nét; ý thức của người dân về việc thu gom, tự chôn lấp rác thải chưa cao, rác thải xuống sông, rạch còn nhiều.
Mức độ huy động nguồn lực chưa đồng đều giữa các xã (do nguồn hỗ trợ chỉ tập trung xã điểm); một số công trình chậm thi công do nguồn vốn, ảnh hưởng lộ trình xây dựng NTM.
Trong thời gian tới, huyện xác định tập trung một số giải pháp trọng tâm như: tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; tăng cường vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; huy động các nguồn lực xây dựng NTM; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời chú trọng xây dựng hạ tầng thiết yếu, chỉnh trang bộ mặt nông thôn... Phấn đấu đến cuối năm 2017 xã Phú Lâm đạt chuẩn và đến năm 2020 có tổng số 07/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Đảng bộ huyện đã tập trung xây dựng và triển khai Nghị quyết số 03-NQ/HU để tập trung lãnh đạo, điều hành cũng như thực hiện CTMTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, Huyện đã đầu tư nâng cấp, láng nhựa 9,09 km đường giao thông xã điểm Tân Hòa và Phú Bình, với tổng kinh phí đầu tư: 8,41 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương: 3,2 tỷ đồng (38,01%), vốn huyện: 1,68 tỷ đồng (20%), vốn dân đóng góp: 3.534 triệu đồng (41,98%); 100% tỷ lệ km đường trục chính đến 16 xã được nhựa hóa; đường giao thông từ trục chính về đến các ấp, liên ấp đạt chuẩn; đường giao thông nội đồng đạt 94,45%. Hạ tầng thủy lợi được quan tâm đầu tư đúng quy hoạch và theo hướng kiên cố hóa kênh mương, gắn hệ thống thủy lợi với giao thông nội đồng. Kết cấu hạ tầng thiết yếu được tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ dân sinh. Cũng từ nguồn vốn được phân bổ, huyện đã đầu tư được 44 hạng mục công trình thủy lợi, với tổng số vốn 53.085 triệu đồng. Dự án thủy lợi phục vụ nông nghiệp, vùng kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (bổ sung trong năm 2016 - 2017) đang triển khai đầu tư 13 cầu giao thông nông thôn và 1 tuyến đường Nam kênh Phú Lạc, với tổng số vốn 79 tỷ đồng.
Các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, đến nay toàn huyện có 296 trạm bơm điện, đảm bảo phục vụ tưới, tiêu 100% diện tích sản xuất, 176 máy gặt đập liên hợp, phục vụ trên 99% diện tích, 672 lò sấy, đảm bảo 100% sản lượng nếp được sấy, góp phần tăng thu nhập, giảm thất thoát cho nông dân; tỷ lệ ứng dụng “3 giảm, 3 tăng” đạt 95,81% và “1 phải, 5 giảm”, đạt 63,55% diện tích. Công tác xác nhận thủ tục môi trường đạt kết quả cao, trong năm, tập trung phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường 217 cơ sở, xử phạt vi phạm hành chính 15 cơ sở, doanh nghiệp, với tổng số tiền 71 triệu đồng.
Quan tâm hỗ trợ sửa chữa, xây dựng mới 135 căn nhà cho người có công, với kinh phí: 5.160 triệu. Trong năm, có 2.000 lao động được đào tạo nghề ở các cấp, trong đó có 1.101 lao động nông thôn được dạy nghề, đạt 183,5% so kế hoạch. Giải quyết thêm việc làm mới cho 4.524 lao động (có việc làm tại chỗ 850 lao động), đạt 133% so kế hoạch. Từ những thành quả đạt được, góp phần tăng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên lên 90,09% (tăng 1,73% so năm 2015).
Cùng với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện tiếp tục được giữ vững. Ngành Công an đã triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự theo kế hoạch. Trong năm, có 11/16 xã đạt tiêu chí, chiếm 68,75%.
Với những nỗ lực và quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân, đến nay huyện có 2 xã Nông thôn mới, 05 xã điểm còn lại đạt từ 10 đến 15 tiêu chí.
Bên cạnh những kết quả đạt được, còn những hạn chế, khó khăn như: Công tác vận động, tuyên truyền tuy được quan tâm đúng mức nhưng chưa sâu rộng; nghiệp vụ và kỹ năng vận động cộng đồng còn hạn chế; công tác phối hợp chưa đồng bộ và chặt chẽ, việc tháo gỡ khó khăn chưa kịp thời; công tác kiểm tra tuy có quan tâm, nhưng thiếu thường xuyên.
Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ lúa, nếp còn nhiều khó khăn, hiệu quả không cao; thu nhập bình quân dân cư nông thôn tăng chậm, tích lũy thấp. Diện mạo nông thôn tuy có khởi sắc, nhưng chưa theo kịp yêu cầu đổi mới; môi trường nông thôn chưa có sự thay đổi rõ nét; ý thức của người dân về việc thu gom, tự chôn lấp rác thải chưa cao, rác thải xuống sông, rạch còn nhiều.
Mức độ huy động nguồn lực chưa đồng đều giữa các xã (do nguồn hỗ trợ chỉ tập trung xã điểm); một số công trình chậm thi công do nguồn vốn, ảnh hưởng lộ trình xây dựng NTM.
Trong thời gian tới, huyện xác định tập trung một số giải pháp trọng tâm như: tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; tăng cường vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện; huy động các nguồn lực xây dựng NTM; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời chú trọng xây dựng hạ tầng thiết yếu, chỉnh trang bộ mặt nông thôn... Phấn đấu đến cuối năm 2017 xã Phú Lâm đạt chuẩn và đến năm 2020 có tổng số 07/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
VÕ MINH LUÂN
Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Tân