Hội Nông dân An Giang chung sức xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao
- Được đăng: Thứ hai, 03 Tháng 6 2024 09:05
- Lượt xem: 574
(TUAG)- Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là xây dựng xã có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; dân trí được nâng cao... từ đó thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách nông thôn và thành thị.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo Đảng đoàn, Đảng ủy Hội Nông dân tỉnh, các cấp đã tích cực vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế, tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đặc biệt vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp xem đây là nội dung trọng tâm và là khâu đột phá quan trọng.
Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục được xác định là một phong trào lớn của giai cấp nông dân Việt Nam, qua đó đã khơi dây và tiếp tục phát huy tính sáng tạo, sự cần cù trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng. Qua phong trào, nông dân giỏi các cấp đã hướng dẫn giúp đỡ nông dân có hoàn cảnh khó khăn có việc làm là 430.932 lượt nông dân (mỗi nông dân giỏi hướng dẫn giúp đỡ 38 nông dân khác/năm).
Các cấp Hội tham gia cùng các ban ngành vận động hội viên, nông dân, mạnh thường quân đóng góp trên 35,4 tỷ triệu đồng và 170.687 ngày công lao động thực hiện: tuyến đường hoa, trồng 186.074 cây xanh, hiến đất 253.472,6 m2 để làm đường, thực hiện 218 mô hình bảo vệ môi trường thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, đặt 50 thùng rác dọc theo tuyến đường giao thông nông thôn, hỗ trợ 15 mô hình đèn đường giao thôn nông thôn...; đóng góp tiền thực hiện công tác an sinh xã hội: 242,227 tỷ đồng (mỗi nông dân giỏi đóng góp 27 triệu đồng/năm). Ngoài ra, còn tích cực vận động hội viên, nông dân tham gia BHYT.
Chuyển giao khoa học kỹ thuật: Bình quân mỗi năm đã phối hợp tổ chức gần 3.000 lớp tập huấn cho trên 250.000 lượt người. Các cấp Hội tích cực vận động hội viên nông dân thực hiện công tác giảm nghèo, phát động mỗi chi hội giúp từ 2-3 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ vốn cho nông dân: Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ủy thác, tín chấp giải ngân gần 1.200 tỷ đồng cho trên 900 lượt hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; huy động và tạo nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân đạt trên 40 tỷ đồng với hơn 153 dự án vay vốn theo nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX cho hơn 1.000 hộ thành viên vay vốn để phát triển sản xuất.
Phát triển các mô hình kinh tế tập thể: Chỉ đạo các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia chi/tổ hội nông dân nghề nghiệp; tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, xem đây là chỉ tiêu và nhiệm vụ đột phá hội nông dân các cấp. Đến nay các cấp Hội trong tỉnh đã chủ trì xây dựng, thành lập được 1.099 tổ hợp tác sản xuất với 16.937 hội viên, nông dân tham gia; 267 CLB nông dân với 7.158 thành viên; 173 mô hình “Chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp” với 2.500 thành viên, tham gia; tham gia vận động thành lập 268 HTX nông nghiệp. Các cấp Hội hướng dẫn nông dân đăng ký và được công nhận 74 sản phẩm OCOP thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cùng với thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, cán bộ, hội viên, nông dân còn thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hội Nông dân cơ sở tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý được hơn 1.300 cuộc, với 32.154 lượt người tham dự. thành lập mới được 28 CLB nông dân với pháp luật có 592 thành viên tham gia. Đến nay toàn tỉnh có 86 CLB nông dân pháp luật, với 2.897 thành viên.
Tích cực tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội và đền ơn đáp nghĩa: Hội các cấp đã phối hợp phối hợp cùng các cấp chính quyền, địa phương cấp phát và hỗ trợ: 25.121 phần quà, mua BHYT cho hội viên nông dân nghèo, thăm và trao tặng quà cho nguyên lãnh đạo các thời kỳ nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội 14/10, trị giá trên 8 tỷ 519 triệu đồng; bàn giao và cất mới 15 căn nhà (01 căn Đại đoàn kết "Tết Dân Quân", 09 cho hội viên nông dân nghèo, 03 căn tình nghĩa, 02 mái ấm nông dân), sửa chữa 03 căn nhà cho hội viên nông dân, trị giá 421,6 triệu đồng. Bên cạnh tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 150 người, trị giá 22.500.000 đồng (trong đó Hội Nông dân tỉnh đã vận động được 520 phần quà, 50 chiếc xe đạp, 50 suất học bổng, cất mới 02 căn nhà cho hội viên nghèo, tổng trị giá 514 triệu đồng).
Đến nay toàn tỉnh, có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gồm: TP. Châu Đốc (năm 2017), TP. Long Xuyên (năm 2018) và huyện Thoại Sơn (năm 2018). Cuối năm 2023, toàn tỉnh có 76/110 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 34 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (huyện Chợ Mới, huyện Châu Thành và TX. Tân Châu), nâng tổng số 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (chiếm 54,5%).
Mục tiêu chung và vai trò của Hội Nông dân các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đến năm 2025 phấn đấu có 87 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 79,1%); số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến năm 2025 là 37 xã (đạt 42,5%). Phấn đấu có ít nhất 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (hơn 10%). Phấn đấu 60% ấp thuộc xã khó khăn, xã biên giới đạt chuẩn bộ tiêu chí ấp nông thôn mới. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của xã nông thôn mới đạt 90 triệu đồng/người/năm. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân 0,5%/năm. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt 90%; 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, 100% sử dụng nước hợp vệ sinh...
Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân nông thôn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, mỗi người dân phải là chủ thể, mỗi gia đình phải đi đầu trong tham gia xây dựng nông thôn mới; không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.
Vận động hội viên nông dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học hỏi, nâng cao trình độ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Có tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân, biết lắng nghe dân, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, có phong cách “gần dân, học dân và lăng nghe ý kiên của dân”.
Tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, huy động hội viên nông dân đóng góp để kiên cố hoá đường giao thông, thuỷ lợi, góp phần hiện hại hoá nông thôn; vận động các hộ gia đình cải tạo nhà cửa, thu gom rác thải, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.
Tham gia thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", quy chế dân chủ cơ sở, bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, phòng chống tội phạm về tệ nạn xã hội.
Trần Văn Bút
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo Đảng đoàn, Đảng ủy Hội Nông dân tỉnh, các cấp đã tích cực vận động hội viên, nông dân phát triển kinh tế, tham gia xây dựng hạ tầng nông thôn, bảo vệ môi trường góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Đặc biệt vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp xem đây là nội dung trọng tâm và là khâu đột phá quan trọng.
Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục được xác định là một phong trào lớn của giai cấp nông dân Việt Nam, qua đó đã khơi dây và tiếp tục phát huy tính sáng tạo, sự cần cù trong lao động, sản xuất của hội viên nông dân, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng. Qua phong trào, nông dân giỏi các cấp đã hướng dẫn giúp đỡ nông dân có hoàn cảnh khó khăn có việc làm là 430.932 lượt nông dân (mỗi nông dân giỏi hướng dẫn giúp đỡ 38 nông dân khác/năm).
Các cấp Hội tham gia cùng các ban ngành vận động hội viên, nông dân, mạnh thường quân đóng góp trên 35,4 tỷ triệu đồng và 170.687 ngày công lao động thực hiện: tuyến đường hoa, trồng 186.074 cây xanh, hiến đất 253.472,6 m2 để làm đường, thực hiện 218 mô hình bảo vệ môi trường thu gom vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật, đặt 50 thùng rác dọc theo tuyến đường giao thông nông thôn, hỗ trợ 15 mô hình đèn đường giao thôn nông thôn...; đóng góp tiền thực hiện công tác an sinh xã hội: 242,227 tỷ đồng (mỗi nông dân giỏi đóng góp 27 triệu đồng/năm). Ngoài ra, còn tích cực vận động hội viên, nông dân tham gia BHYT.
Chuyển giao khoa học kỹ thuật: Bình quân mỗi năm đã phối hợp tổ chức gần 3.000 lớp tập huấn cho trên 250.000 lượt người. Các cấp Hội tích cực vận động hội viên nông dân thực hiện công tác giảm nghèo, phát động mỗi chi hội giúp từ 2-3 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Hỗ trợ vốn cho nông dân: Hội đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ủy thác, tín chấp giải ngân gần 1.200 tỷ đồng cho trên 900 lượt hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh; huy động và tạo nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân đạt trên 40 tỷ đồng với hơn 153 dự án vay vốn theo nhóm hộ, tổ hợp tác, HTX cho hơn 1.000 hộ thành viên vay vốn để phát triển sản xuất.
Phát triển các mô hình kinh tế tập thể: Chỉ đạo các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia chi/tổ hội nông dân nghề nghiệp; tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, xem đây là chỉ tiêu và nhiệm vụ đột phá hội nông dân các cấp. Đến nay các cấp Hội trong tỉnh đã chủ trì xây dựng, thành lập được 1.099 tổ hợp tác sản xuất với 16.937 hội viên, nông dân tham gia; 267 CLB nông dân với 7.158 thành viên; 173 mô hình “Chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp” với 2.500 thành viên, tham gia; tham gia vận động thành lập 268 HTX nông nghiệp. Các cấp Hội hướng dẫn nông dân đăng ký và được công nhận 74 sản phẩm OCOP thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cùng với thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, cán bộ, hội viên, nông dân còn thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hội Nông dân cơ sở tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý được hơn 1.300 cuộc, với 32.154 lượt người tham dự. thành lập mới được 28 CLB nông dân với pháp luật có 592 thành viên tham gia. Đến nay toàn tỉnh có 86 CLB nông dân pháp luật, với 2.897 thành viên.
Tích cực tham gia thực hiện chính sách hậu phương quân đội và đền ơn đáp nghĩa: Hội các cấp đã phối hợp phối hợp cùng các cấp chính quyền, địa phương cấp phát và hỗ trợ: 25.121 phần quà, mua BHYT cho hội viên nông dân nghèo, thăm và trao tặng quà cho nguyên lãnh đạo các thời kỳ nhân kỷ niệm ngày thành lập Hội 14/10, trị giá trên 8 tỷ 519 triệu đồng; bàn giao và cất mới 15 căn nhà (01 căn Đại đoàn kết "Tết Dân Quân", 09 cho hội viên nông dân nghèo, 03 căn tình nghĩa, 02 mái ấm nông dân), sửa chữa 03 căn nhà cho hội viên nông dân, trị giá 421,6 triệu đồng. Bên cạnh tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho 150 người, trị giá 22.500.000 đồng (trong đó Hội Nông dân tỉnh đã vận động được 520 phần quà, 50 chiếc xe đạp, 50 suất học bổng, cất mới 02 căn nhà cho hội viên nghèo, tổng trị giá 514 triệu đồng).
Đến nay toàn tỉnh, có 3 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gồm: TP. Châu Đốc (năm 2017), TP. Long Xuyên (năm 2018) và huyện Thoại Sơn (năm 2018). Cuối năm 2023, toàn tỉnh có 76/110 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 34 xã được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh phấn đấu có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (huyện Chợ Mới, huyện Châu Thành và TX. Tân Châu), nâng tổng số 6 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (chiếm 54,5%).
Mục tiêu chung và vai trò của Hội Nông dân các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân đến năm 2025 phấn đấu có 87 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 79,1%); số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến năm 2025 là 37 xã (đạt 42,5%). Phấn đấu có ít nhất 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu (hơn 10%). Phấn đấu 60% ấp thuộc xã khó khăn, xã biên giới đạt chuẩn bộ tiêu chí ấp nông thôn mới. Thu nhập bình quân khu vực nông thôn của xã nông thôn mới đạt 90 triệu đồng/người/năm. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều bình quân 0,5%/năm. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân đạt 90%; 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, 100% sử dụng nước hợp vệ sinh...
Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người xung quanh hiểu rõ xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân nông thôn, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, mỗi người dân phải là chủ thể, mỗi gia đình phải đi đầu trong tham gia xây dựng nông thôn mới; không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.
Vận động hội viên nông dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học hỏi, nâng cao trình độ, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Có tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân, biết lắng nghe dân, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, có phong cách “gần dân, học dân và lăng nghe ý kiên của dân”.
Tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, huy động hội viên nông dân đóng góp để kiên cố hoá đường giao thông, thuỷ lợi, góp phần hiện hại hoá nông thôn; vận động các hộ gia đình cải tạo nhà cửa, thu gom rác thải, sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường sống.
Tham gia thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", quy chế dân chủ cơ sở, bài trừ mê tín, dị đoan và các hủ tục lạc hậu; thực hiện nếp sống văn minh, tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, phòng chống tội phạm về tệ nạn xã hội.
Trần Văn Bút