Cách mạng Tháng Tám 1945 ở An Giang - bài học thắng lợi của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
- Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 8 2019 08:49
- Lượt xem: 7104
(TGAG)- Ngày 15/8/1945, được tin Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh, Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng phát động cuộc Tổng khởi nghĩa toàn quốc và ngày 19/8 giành được chính quyền ở Hà Nội. Xứ ủy Nam Kỳ quyết định tổng khởi nghĩa toàn miền vào ngày 25/8/1945. Thực hiện Nghị quyết của Xứ ủy Nam kỳ, Đảng bộ Long Xuyên, Châu Đốc vạch kế hoạch khởi nghĩa, lấy Chợ Mới, Hồng Ngự làm điểm rồi kéo lực lượng ra cướp chính quyền cấp tỉnh.
Ngày 20/8, hàng trăm đồng bào làng Tân Huề (Hồng Ngự) vũ trang giáo mác, tầm vông, gậy gộc bao vây chiếm đồn Tân Huề, thu 2 súng trường, tiến tới hoàn toàn làm chủ cù lao Tây (Tân Huề, Tân Quới, Tân Long). Với áp lực của hàng ngàn quần chúng bao vây, ngày 22/8, Quận trưởng Hồng Ngự giao chính quyền cho Việt Minh.
Ở quận lỵ Chợ Mới, trong đêm 23 rạng sáng 24/8 lực lượng khởi nghĩa bao vây buộc Quận trưởng giao chính quyền và nộp hết vũ khí. Trong ngày 24/8 đồng bào khắp các làng trong quận vùng lên quét hết bọn hội tề, giành chính quyền.
Sau khi đánh giá tình hình, so sánh tương quan lực lượng, để đảm bảo cho việc giành chính quyền thắng lợi, Nguyễn Văn Nhung - Bí thư Tỉnh ủy Long Xuyên quyết định đến gặp thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong (TNTP do Xứ ủy Nam kỳ vận động thành lập), đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo của tỉnh Long Xuyên, vận động họ ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền. Được thủ lĩnh các lực lương này tuyên bố ủng hộ, đồng chí Nguyễn Văn Nhung đến gặp Tỉnh trưởng Long Xuyên yêu cầu ông ta giao lại chính quyền cho Việt Minh và Tỉnh trưởng Long Xuyên đồng ý giao chính quyền vào sáng ngày 25/8/1945.
Rạng ngày 25/8, đồng bào rầm rộ từ Chợ Mới, Lấp Vò vượt sông Hậu sang và từ Thốt Nốt, Châu Thành kéo về tỉnh lỵ, đường sá chật người với băng cờ, khẩu hiệu rợp các phố. Đúng 12 giờ trưa ngày 25/8/1945, đông đảo lực lượng TNTP, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Công nhân cứu quốc, các giáo phái và lực lượng quần chúng đội ngũ chỉnh tề, tập trung trước nhà việc Mỹ Phước dự lễ mít-tinh công bố chính quyền về tay Việt Minh… Sau đó cuộc mít-tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành khắp các trục đường chính từ tỉnh lỵ đến các địa phương xung quanh.
Ở tỉnh lỵ Châu Đốc, đêm 25/8, lực lượng tại chỗ kết hợp với lực lượng Tân Châu, Hồng Ngự kéo sang vây chặt dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, kho bạc, kho súng, bót lính kín, nhà dây thép, nhà đèn... và bắt một số tên ác ôn, đồng thời trương băng cờ, dán truyền đơn, khẩu hiệu khắp đường phố. Ðúng ba giờ sáng 26/8, lực lượng khởi nghĩa đồng loạt chiếm các công sở quan trọng, thu được hơn 100 súng lính Pháp bỏ lại tại thành PC (Post de Central) lúc bị quân Nhật đảo chánh.
Rạng sáng ngày 26/8/1945, đông đảo lực lượng TNTP, các tôn giáo, đảng phái hàng ngũ chỉnh tề tập trung tại sân vận động Châu Đốc để làm lễ tuyên thệ TNTP. Lực lượng khởi nghĩa cướp súng cảnh sát bảo vệ lễ đài, biến buổi lễ thành cuộc mít-tinh giành chính quyền về tay nhân dân… Chiều ngày 26/8/1945, từ số vũ khí lấy được của Pháp, lực lượng Cộng hòa vệ binh tỉnh Châu Đốc được thành lập, là đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh. Ngay sau đó, theo chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, một trung đội sang hỗ trợ Hà Tiên cướp chính quyền, hai trung đội về Long Xuyên, Cần Thơ giúp giữ chính quyền…
Sáng ngày 28/8/1945 hàng trăm quần chúng được Thanh niên xung kích hỗ trợ kéo đến dinh quận Tịnh Biên buộc Quận trưởng giao chính quyền cho đại diện Việt Minh. Ngay sau đó, lực lượng từ Tịnh Biên kéo vào Tri Tôn cướp chính quyền thắng lợi.
Với tinh thần tích cực, chủ động và có phương pháp đấu tranh khôn khéo, chỉ trong vòng một tuần lễ, Đảng bộ và nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc đã nổi dậy khởi nghĩa giành được thắng lợi trọn vẹn bằng sức mạnh của chính mình.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết lần thứ 8 (tháng 5/1941) của Trung ương Ðảng và căn cứ theo tình hình thực tế của địa phương, Ðảng bộ đã chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, dựa vào nông thôn phát triển lực lượng. Nông dân ở đây chiếm hơn 90% dân số và từ năm 1930 đã tự nguyện đi theo Ðảng của giai cấp công nhân cùng làm nên các cao trào cách mạng vang dội, tổ chức đảng ở nông thôn phát triển rộng khắp và khi cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra, đại đa số quần chúng tín đồ PGHH đã đi theo cách mạng, đồng tình ủng hộ Mặt trận Việt Minh, tiến hành khởi nghĩa ở nông thôn thắng lợi.
Ở thành thị, Đảng bộ đã khéo léo đưa nòng cốt trong lực lượng Thanh niên cứu quốc vào tổ chức TNTP giữ các chức vụ chủ chốt, qua đó nắm được các tầng lớp trí thức trung gian, kể cả những người làm việc cho Nhật dần dần đứng về phía cách mạng. Có thể nói, TNTP chính là lực lượng chủ yếu quyết định cho khởi nghĩa giành thắng lợi ở các trung tâm đô thị.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi là kết quả cả quá trình đoàn kết đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc kể từ khi các tổ chức quần chúng cách mạng ra đời cho đến lúc có sự lãnh đạo tập trung của Đảng. Là sự tôi luyện và rút kinh nghiệm của các thời kỳ 1930 - 1931, 1936 - 1939 và khởi nghĩa năm 1940. Là thắng lợi của ý chí, sự bền bỉ trung kiên và sự hy sinh vô bờ bến của những người cộng sản và quần chúng yêu nước đã bao phen thăng trầm, có lúc tưởng chừng như sụp đổ nhưng ánh lửa của niềm tin vẫn rực cháy trong tim.
Từ ngày 22/8 đến ngày 28/8/1945, các tầng lớp nhân dân tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã nổi dậy đánh đổ ách thống trị của Pháp và tay sai giành lấy chính quyền, giải thoát cuộc đời người dân nô lệ trở thành người dân độc lập tự do, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
TS. LÂM QUANG LÁNG
__________________________
Bài đăng trên TTCTTT số 8/2019
Ngày 20/8, hàng trăm đồng bào làng Tân Huề (Hồng Ngự) vũ trang giáo mác, tầm vông, gậy gộc bao vây chiếm đồn Tân Huề, thu 2 súng trường, tiến tới hoàn toàn làm chủ cù lao Tây (Tân Huề, Tân Quới, Tân Long). Với áp lực của hàng ngàn quần chúng bao vây, ngày 22/8, Quận trưởng Hồng Ngự giao chính quyền cho Việt Minh.
Ở quận lỵ Chợ Mới, trong đêm 23 rạng sáng 24/8 lực lượng khởi nghĩa bao vây buộc Quận trưởng giao chính quyền và nộp hết vũ khí. Trong ngày 24/8 đồng bào khắp các làng trong quận vùng lên quét hết bọn hội tề, giành chính quyền.
Sau khi đánh giá tình hình, so sánh tương quan lực lượng, để đảm bảo cho việc giành chính quyền thắng lợi, Nguyễn Văn Nhung - Bí thư Tỉnh ủy Long Xuyên quyết định đến gặp thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong (TNTP do Xứ ủy Nam kỳ vận động thành lập), đạo Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo của tỉnh Long Xuyên, vận động họ ủng hộ Việt Minh cướp chính quyền. Được thủ lĩnh các lực lương này tuyên bố ủng hộ, đồng chí Nguyễn Văn Nhung đến gặp Tỉnh trưởng Long Xuyên yêu cầu ông ta giao lại chính quyền cho Việt Minh và Tỉnh trưởng Long Xuyên đồng ý giao chính quyền vào sáng ngày 25/8/1945.
Rạng ngày 25/8, đồng bào rầm rộ từ Chợ Mới, Lấp Vò vượt sông Hậu sang và từ Thốt Nốt, Châu Thành kéo về tỉnh lỵ, đường sá chật người với băng cờ, khẩu hiệu rợp các phố. Đúng 12 giờ trưa ngày 25/8/1945, đông đảo lực lượng TNTP, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Công nhân cứu quốc, các giáo phái và lực lượng quần chúng đội ngũ chỉnh tề, tập trung trước nhà việc Mỹ Phước dự lễ mít-tinh công bố chính quyền về tay Việt Minh… Sau đó cuộc mít-tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành khắp các trục đường chính từ tỉnh lỵ đến các địa phương xung quanh.
Ở tỉnh lỵ Châu Đốc, đêm 25/8, lực lượng tại chỗ kết hợp với lực lượng Tân Châu, Hồng Ngự kéo sang vây chặt dinh Tỉnh trưởng, đồn cảnh sát, kho bạc, kho súng, bót lính kín, nhà dây thép, nhà đèn... và bắt một số tên ác ôn, đồng thời trương băng cờ, dán truyền đơn, khẩu hiệu khắp đường phố. Ðúng ba giờ sáng 26/8, lực lượng khởi nghĩa đồng loạt chiếm các công sở quan trọng, thu được hơn 100 súng lính Pháp bỏ lại tại thành PC (Post de Central) lúc bị quân Nhật đảo chánh.
Rạng sáng ngày 26/8/1945, đông đảo lực lượng TNTP, các tôn giáo, đảng phái hàng ngũ chỉnh tề tập trung tại sân vận động Châu Đốc để làm lễ tuyên thệ TNTP. Lực lượng khởi nghĩa cướp súng cảnh sát bảo vệ lễ đài, biến buổi lễ thành cuộc mít-tinh giành chính quyền về tay nhân dân… Chiều ngày 26/8/1945, từ số vũ khí lấy được của Pháp, lực lượng Cộng hòa vệ binh tỉnh Châu Đốc được thành lập, là đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên của tỉnh. Ngay sau đó, theo chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy Hậu Giang, một trung đội sang hỗ trợ Hà Tiên cướp chính quyền, hai trung đội về Long Xuyên, Cần Thơ giúp giữ chính quyền…
Sáng ngày 28/8/1945 hàng trăm quần chúng được Thanh niên xung kích hỗ trợ kéo đến dinh quận Tịnh Biên buộc Quận trưởng giao chính quyền cho đại diện Việt Minh. Ngay sau đó, lực lượng từ Tịnh Biên kéo vào Tri Tôn cướp chính quyền thắng lợi.
Với tinh thần tích cực, chủ động và có phương pháp đấu tranh khôn khéo, chỉ trong vòng một tuần lễ, Đảng bộ và nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc đã nổi dậy khởi nghĩa giành được thắng lợi trọn vẹn bằng sức mạnh của chính mình.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết lần thứ 8 (tháng 5/1941) của Trung ương Ðảng và căn cứ theo tình hình thực tế của địa phương, Ðảng bộ đã chuyển trọng tâm công tác về nông thôn, dựa vào nông thôn phát triển lực lượng. Nông dân ở đây chiếm hơn 90% dân số và từ năm 1930 đã tự nguyện đi theo Ðảng của giai cấp công nhân cùng làm nên các cao trào cách mạng vang dội, tổ chức đảng ở nông thôn phát triển rộng khắp và khi cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra, đại đa số quần chúng tín đồ PGHH đã đi theo cách mạng, đồng tình ủng hộ Mặt trận Việt Minh, tiến hành khởi nghĩa ở nông thôn thắng lợi.
Ở thành thị, Đảng bộ đã khéo léo đưa nòng cốt trong lực lượng Thanh niên cứu quốc vào tổ chức TNTP giữ các chức vụ chủ chốt, qua đó nắm được các tầng lớp trí thức trung gian, kể cả những người làm việc cho Nhật dần dần đứng về phía cách mạng. Có thể nói, TNTP chính là lực lượng chủ yếu quyết định cho khởi nghĩa giành thắng lợi ở các trung tâm đô thị.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi là kết quả cả quá trình đoàn kết đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc kể từ khi các tổ chức quần chúng cách mạng ra đời cho đến lúc có sự lãnh đạo tập trung của Đảng. Là sự tôi luyện và rút kinh nghiệm của các thời kỳ 1930 - 1931, 1936 - 1939 và khởi nghĩa năm 1940. Là thắng lợi của ý chí, sự bền bỉ trung kiên và sự hy sinh vô bờ bến của những người cộng sản và quần chúng yêu nước đã bao phen thăng trầm, có lúc tưởng chừng như sụp đổ nhưng ánh lửa của niềm tin vẫn rực cháy trong tim.
Từ ngày 22/8 đến ngày 28/8/1945, các tầng lớp nhân dân tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã nổi dậy đánh đổ ách thống trị của Pháp và tay sai giành lấy chính quyền, giải thoát cuộc đời người dân nô lệ trở thành người dân độc lập tự do, góp phần cùng cả nước làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 vẻ vang trong lịch sử dân tộc.
TS. LÂM QUANG LÁNG
__________________________
Bài đăng trên TTCTTT số 8/2019