Những điểm cần lưu ý trong việc tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH”
- Được đăng: Thứ ba, 09 Tháng 6 2015 13:19
- Lượt xem: 6113
(TGAG)- Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng bằng những quyết sách cụ thể, ngày 21/4/2000, Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) được thành lập. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã trực tiếp chỉ đạo và thay mặt Chính phủ phát động phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên toàn quốc.
Phong trào “TDĐKXDĐSVH” nhanh chóng trở thành một cuộc vận động lớn, lôi cuốn rộng rãi các lực lượng chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia. Trong 15 năm qua, cùng với cả nước, phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả với sự tham gia hưởng ứng mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho con người trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp kết hợp với các chuẩn mực văn minh, tiến bộ, đó là: tình yêu quê hương, đất nước; lòng thương người; đức tính độ lượng, khoan dung, vị tha, thủy chung, nhân hậu; tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ mọi người; có chí tiến thủ, cần cù lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, vẫn còn không ít hạn chế trong thực hiện phong trào những năm qua, đặc biệt phải kể đến tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp; tình trạng buông lỏng, giao khoán phong trào cho ngành văn hóa của nhiều địa phương đơn vị; tình trạng chạy theo thành tích, lạm phát danh hiệu: địa phương, cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa, gia đình văn hóa; tình trạng thờ ơ với phong trào của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Tất cả những điều đó cần phải được nhìn nhận, đánh giá lại một cách nghiêm túc, với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, qua đó đề ra định hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.
Căn cứ Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 02/4/2015 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại phiên họp tổng kết phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. Theo đó, trong năm 2015, cùng với cả nước, tỉnh An Giang tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện phong trào đối với các cấp trên địa bàn tỉnh. Đây là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc tổng kết thực tiễn của phong trào, qua đó đúc rút những bài học kinh nghiệm để đề ra định hướng phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, bên cạnh việc tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp trong việc tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất cho công tác tổ chức hội nghị tổng kết. Theo Ban Chỉ đạo phong trào của tỉnh, các địa phương, đơn vị trong quá trình tổ chức hội nghị tổng kết phong trào, cần quan tâm và lưu ý thêm một số vấn đề như:
Tăng cường công tác phối hợp: năm 2015 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của các cấp, các ngành. Vì vậy, cần tăng cường phối hợp và lồng ghép trong công tác tổ chức, tránh tình trạng tổ chức quá nhiều hoạt động gây lãng phí về mặt thời gian và kinh phí. Nên chăng, các địa phương, đơn vị nghiên cứu đề xuất lồng ghép nội dung Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” (2000 - 2015) và 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (1995 - 2015) gắn với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, và nếu có thể được, kết hợp gắn với Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến thi đua yêu nước cũng sẽ được tổ chức trong năm 2015.
Gắn công tác tổng kết phong trào với việc tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình ở các cấp có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào và cuộc vận động ở các lĩnh vực; gia đình đạt chuẩn văn hóa; khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa... đồng thời tùy điều kiện của các địa phương, đơn vị để lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp như: họp mặt, hội nghị, liên hoan... đảm bảo về nội dung, hình thức, thời gian, hiệu quả và tiết kiệm.
Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, cổ vũ về phong trào và cuộc vận động gắn với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; chào mừng Đại hội Đảng các cấp; kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2015) và các ngày lễ lớn quan trọng khác.
15 năm qua, một chặng đường chứng kiến sự nỗ lực phát triển của một phong trào đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của xã hội. Một chặng đường dài với biết bao thử thách và những khó khăn mà Ban Chỉ đạo các cấp đã nỗ lực, phấn đấu để vượt qua. Nhìn lại chặng đường đã qua, không chỉ để tự hào với những gì đạt được mà còn là dịp để nhìn nhận lại những tồn tại hạn chế, khuyết điểm, là dịp để đúc rút ra những bài học quý, từ đó tiếp tục đoàn kết đưa phong trào lên tầm cao mới, xứng đáng là ngọn cờ đầu trong công cuộc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết 33 của Đảng./.
Nguyễn Mạnh Hà
Phong trào “TDĐKXDĐSVH” nhanh chóng trở thành một cuộc vận động lớn, lôi cuốn rộng rãi các lực lượng chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia. Trong 15 năm qua, cùng với cả nước, phong trào “TDĐKXDĐSVH” trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả với sự tham gia hưởng ứng mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao nhận thức chung của toàn xã hội về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống tốt đẹp cho con người trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp kết hợp với các chuẩn mực văn minh, tiến bộ, đó là: tình yêu quê hương, đất nước; lòng thương người; đức tính độ lượng, khoan dung, vị tha, thủy chung, nhân hậu; tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ mọi người; có chí tiến thủ, cần cù lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, vẫn còn không ít hạn chế trong thực hiện phong trào những năm qua, đặc biệt phải kể đến tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp; tình trạng buông lỏng, giao khoán phong trào cho ngành văn hóa của nhiều địa phương đơn vị; tình trạng chạy theo thành tích, lạm phát danh hiệu: địa phương, cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa, gia đình văn hóa; tình trạng thờ ơ với phong trào của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân. Tất cả những điều đó cần phải được nhìn nhận, đánh giá lại một cách nghiêm túc, với tinh thần thẳng thắn, cầu thị, qua đó đề ra định hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.
Căn cứ Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 02/4/2015 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại phiên họp tổng kết phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2014 và triển khai kế hoạch năm 2015. Theo đó, trong năm 2015, cùng với cả nước, tỉnh An Giang tiến hành tổng kết 15 năm thực hiện phong trào đối với các cấp trên địa bàn tỉnh. Đây là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc tổng kết thực tiễn của phong trào, qua đó đúc rút những bài học kinh nghiệm để đề ra định hướng phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, bên cạnh việc tranh thủ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể các cấp trong việc tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện tốt nhất cho công tác tổ chức hội nghị tổng kết. Theo Ban Chỉ đạo phong trào của tỉnh, các địa phương, đơn vị trong quá trình tổ chức hội nghị tổng kết phong trào, cần quan tâm và lưu ý thêm một số vấn đề như:
Tăng cường công tác phối hợp: năm 2015 là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của các cấp, các ngành. Vì vậy, cần tăng cường phối hợp và lồng ghép trong công tác tổ chức, tránh tình trạng tổ chức quá nhiều hoạt động gây lãng phí về mặt thời gian và kinh phí. Nên chăng, các địa phương, đơn vị nghiên cứu đề xuất lồng ghép nội dung Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “TDĐKXDĐSVH” (2000 - 2015) và 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” (1995 - 2015) gắn với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, và nếu có thể được, kết hợp gắn với Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến thi đua yêu nước cũng sẽ được tổ chức trong năm 2015.
Gắn công tác tổng kết phong trào với việc tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình ở các cấp có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào và cuộc vận động ở các lĩnh vực; gia đình đạt chuẩn văn hóa; khóm, ấp đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa... đồng thời tùy điều kiện của các địa phương, đơn vị để lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp như: họp mặt, hội nghị, liên hoan... đảm bảo về nội dung, hình thức, thời gian, hiệu quả và tiết kiệm.
Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền, cổ vũ về phong trào và cuộc vận động gắn với phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; chào mừng Đại hội Đảng các cấp; kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2015) và các ngày lễ lớn quan trọng khác.
15 năm qua, một chặng đường chứng kiến sự nỗ lực phát triển của một phong trào đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của xã hội. Một chặng đường dài với biết bao thử thách và những khó khăn mà Ban Chỉ đạo các cấp đã nỗ lực, phấn đấu để vượt qua. Nhìn lại chặng đường đã qua, không chỉ để tự hào với những gì đạt được mà còn là dịp để nhìn nhận lại những tồn tại hạn chế, khuyết điểm, là dịp để đúc rút ra những bài học quý, từ đó tiếp tục đoàn kết đưa phong trào lên tầm cao mới, xứng đáng là ngọn cờ đầu trong công cuộc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết 33 của Đảng./.
Nguyễn Mạnh Hà