“Bả độc” thông tin trên mạng: Thách thức đối với công tác tư tưởng
- Được đăng: Thứ tư, 12 Tháng 9 2018 08:12
- Lượt xem: 2021
Trong bối cảnh hiện nay, "bả độc" thông tin thật sự là một thách thức lớn đối với công tác tư tưởng, bởi tốc độ lan truyền nhanh chóng và tác hại lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của nó đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các tầng lớp trong xã hội.
NHẬN DIỆN "BẢ ĐỘC" THÔNG TIN
Trước hết, có thể tạm định nghĩa "bả độc" thông tin là những thông tin giả, thông tin xấu, độc với mục đích xuyên tạc, bôi đen hiện thực đất nước; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của lãnh đạo Đảng, quản lý của Nhà nước; phóng đại, khuyếch trương những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp..., từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp...
Thông thường thì những "bả độc" này lại khá hấp dẫn và thu hút người đọc, bởi nó đánh vào sự tò mò, bản năng và tâm lý phản kháng, bất mãn trước những tiêu cực của một bộ phận cán bộ, quan chức... Những thông tin như vậy thường có tính kích động, tạo cảm xúc tiêu cực cho người đọc.
Những độc giả không có bản lĩnh chính trị và thiếu nhận thức đúng đắn sẽ dễ dàng tin theo và cổ súy cho những thông tin xấu độc như vậy. Từ việc tin theo, bị kích động và dẫn dắt tâm trạng, nhận thức theo hướng tiêu cực, hầu như những người đọc này không còn khả năng tiếp nhận những thông tin tích cực khác, cho dù có những cứ liệu chứng minh rõ ràng.
Biểu hiện nhận thức của một bộ phận bị “bả độc” thông tin dẫn dắt theo xu hướng này, thể hiện ở những nội dung mang tính thời sự như sau:
- Luôn coi Việt Nam là một quốc gia kém phát triển, lạc hậu, ô nhiễm, đói nghèo, bất chấp những số liệu về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước luôn đạt ở mức cao và thực tế đời sống của người dân đã được cải thiện hơn nhiều so với trước đây.
- Luôn coi những số liệu về nợ công, ô nhiễm ở Việt Nam là những hiểm họa cận kề của đất nước, là biểu hiện của những yếu kém của chế độ, mà không chịu tìm hiểu rằng nợ công và ô nhiễm là những tất yếu của quá trình phát triển mà hầu như bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua, mặc dù Chính phủ luôn có những nỗ lực để hạn chế tối đa những vấn đề đó.
- Luôn cho rằng những tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức là đặc trưng của xã hội Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới có, là hệ quả của chế độ XHCN, mà không hiểu rằng, những tình trạng tiêu cực đó là “câu chuyện đau đầu” không chỉ riêng của Việt Nam, mà nó tồn tại ở rất nhiều quốc gia, thậm chí mức độ nặng hơn.
- Dễ dàng tin vào những luận điệu xét lại lịch sử và họ cho rằng đây là những cách nhìn khách quan về lịch sử.
- Luôn dễ dàng tin vào những thông tin về các vấn đề tiêu cực của bộ máy chính quyền, của các cá nhân trong xã hội mà không có khả năng tư duy tính đúng sai, logic, căn nguyên của những thông tin đó. Từ đó, cảm thấy bi quan, bất mãn với xã hội, với cuộc sống, với chế độ.
Những thông tin về sự phát triển, về những thành tựu, về những mặt tốt đẹp của Việt Nam đến từ sự đánh giá của quốc tế cũng như các cơ quan thống kê, các tổ chức trong nước đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng, trên nhiều tờ báo, nhưng hầu như không thể tác động đến nhận thức của bộ phận công chúng bị nhiễm "bả độc" thông tin này. Họ luôn cho rằng, những thông tin đó là "một chiều", là "nhồi sọ", thậm chí là dối trá !). Tuy nhiên, bộ phận công chúng này lại dễ dàng tin vào tin tức được truyền đi từ các hãng tin lâu nay không có thiện chí với chế độ và đất nước ta, như BBC, VOA, RFI; dễ dàng tin vào rất nhiều những tài khoản facebook, youtube... của những kẻ lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng và Nhà nước, cho dù những thông tin đó không khó để chỉ ra những điểm bịa đặt, phi logic. Thêm vào đó, có một số tờ báo trong nước vì mục tiêu lợi nhuận, câu khách, nên đã đưa thông tin và quan điểm theo truyền thông phương Tây, vô tình hoặc cố ý đăng tải những thông tin "bả độc", tiêu cực, trái chiều… Chính điều đó đã góp phần đấy nhanh hơn quá trình "nhiễm độc" thông tin trong một bộ phận công chúng.
TẠI SAO CÁC “BẢ ĐỘC” THÔNG TIN LẠI DỄ DÀNG XÂM NHẬP CÔNG CHÚNG?
Trong bối cảnh phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, phần lớn người dân Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận với nhiều loại hình thông tin, đặc biệt là mạng xã hội. Chính từ đặc điểm ai cũng có thể “sản xuất” được thông tin trên mạng xã hội, khiến cho việc thẩm định và kiểm soát tính đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực luật pháp và đạo đức ngày càng trở nên khó khăn. Đây chính yếu tố mà những lực lượng thù địch, chống đối triệt để lợi dụng để tung ra các “bả độc” thông tin.
Theo một thống kê gần đây của Bkav, có tới 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hằng ngày. Với gần 60 triệu tài khoản facebook, có thể dễ dàng hình dung tin tức giả mạo có tác động lớn như thế nào đến người dùng mạng xã hội Việt Nam.
Theo quy luật tâm lý, thông tin dù là sai, là giả nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, thì không ít người nghe cũng sẽ dần dần cho là thật! Có những nghiên cứu cho rằng, người ta có xu hướng chia sẻ và tìm đọc những thông tin tiêu cực nhiều hơn là những thông tin tích cực. Đó cũng là một trong những lý do để “bả độc” thông tin dễ tiếp cận và tiêm nhiễm vào những độc giả không đủ năng lực và sức “đề kháng”.
Đặc biệt, một trong những lý do khiến người ta dễ tin vào các thông tin giả, xấu, độc là bởi vì trong nhiều trường hợp nó không hoàn toàn giả. Nghĩa là trong những thông tin xuyên tạc đó thường có một phần sự thật. Những "bả độc" được lồng ghép một cách tinh vi vào sự thật đã khiến cho không ít người đọc không mảy may nghi ngờ trong quá trình tiếp nhận.
Bên cạnh đó, cũng phải thẳng thắn chỉ ra rằng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, định hướng thông tin của chúng ta còn chưa phát huy hết hiệu quả. Việc học lý luận, trang bị nền tảng tư tưởng trong hệ thống các nhà trường còn có những hạn chế. Các môn học lý luận, giáo dục công dân lâu nay vẫn thường bị coi là môn phụ, được dạy và học một cách hình thức, chưa tạo nên hứng thú cho cả người dạy lẫn người học. Điều đó khiến cho học sinh, sinh viên không được trang bị một nền tảng tư duy biện chứng, không có được phông kiến thức về lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội đủ để tự "miễn dịch" trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, nhất là đối với những “thủ thuật” “xảo thuật” tinh vi mà các thế lực thù địch, chống đối sử dụng trong bối cảnh công nghệ số phát triển như hiện nay. Công tác tuyên truyền của hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể cũng chưa phát huy hết tác dụng nên chưa tạo được sự tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân đối với những kênh thông tin chính thống. Từ nền tảng kiến thức yếu, không có kỹ năng chọn lọc thông tin, nhiều người dễ dàng tin theo các thông tin giả, thông tin bịa đặt.
Xã hội chúng ta cũng đã từng chứng kiến những bi kịch liên quan đến tác hại của việc số đông tin vào những thông tin giả dối có tính kích động. Điển hình là những vụ tấn công tập thể vào những người vô tội khi có một thông tin phát ra rằng họ là kẻ bắt cóc trẻ con, là kẻ ăn trộm chó hay thôi miên lừa đảo. Và gần đây nhất, như đã nêu ở trên, một con số 99 năm hoàn toàn bịa đặt vẫn có thể khiến không ít người cho rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam đang "bán đất" cho Trung Quốc; hay Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ công dân, doanh nghiệp và an ninh quốc gia trên không gian mạng thì lại bị cho rằng luật sẽ lấy đi tự do của công dân…!
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI “BẢ ĐỘC” THÔNG TIN?
Trong bối cảnh hiện nay, "bả độc" thông tin thật sự là một thách thức lớn đối với công tác tư tưởng, bởi tốc độ lan truyền nhanh chóng và tác hại lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của nó đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, công tác tư tưởng vẫn còn những bất cập, chậm được đổi mới, chưa phát huy tối đa sức mạnh của các “binh chủng”.
Từ những kinh nghiệm và tình hình thực tiễn hiện nay, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động truyền thông, nhất là với báo chí - xuất bản. Kiên quyết đưa hoạt động báo chí vào đúng tôn chỉ, mục đích; không để báo chí bị lợi dụng, phục vụ cho các cá nhân, nhóm lợi ích, thậm chí bị mua chuộc bởi các phần tử, thế lực xấu.
Hai là, cần thay đổi theo hướng tăng sự hấp dẫn, tạo nhu cầu học tập các môn lý luận, lịch sử, kiến thức luật pháp, đạo đức trong hệ thống các trường học từ cấp phổ thông đến đại học. Tri thức là sức mạnh tạo "đề kháng" tốt nhất cho thế hệ trẻ.
Ba là, làm sinh động hơn các hoạt động tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đưa các hoạt động này tiếp cận dễ hơn, nhanh hơn đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Kết hợp các phương tiện thông tin hiện đại (như internet) với các lĩnh vực tuyên truyền truyền thống như tuyên truyền miệng, hệ thống truyền thanh cơ sở, cổ động...
Bốn là, luôn kịp thời, nhanh nhạy trong nắm bắt, phát hiện các thông tin xấu độc, bịa đặt lan truyền trong xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng để kịp thời có sự định hướng bằng những thông tin đúng đắn, các luận điểm thuyết phục để phản bác lại; hạn chế sự lan tỏa, sự ảnh hưởng của các luồng thông tin xấu, độc vào nhận thức xã hội, nhất là trên không gian mạng.
Năm là, coi tư tưởng là một mặt trận và cuộc đấu tranh trên mặt trận đó phải là cuộc đấu tranh của toàn dân. Hiện nay, các lực lượng quần chúng tiến bộ, trung thành với Đảng, chế độ, với lý tưởng Cộng sản, với công cuộc Đổi mới ở trong xã hội và trên không gian mạng rất đông nhưng hoạt động của họ còn tự phát, phân tán, thiếu sự đoàn kết cùng hướng đến một mục tiêu. Cần có sự liên kết, đoàn kết, định hướng họ cùng hướng đến những mục tiêu chung.
Sáu là, mọi công tác lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, nhất là trong công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát đều phải hàm chứa trong đó yếu tố tư tưởng. Phải hạn chế được những tiêu cực, suy thoái trong bộ máy, đội ngũ cán bộ, đảng viên để không tạo ra bức xúc từ cơ sở. Bởi khi có được sự đồng thuận thực chất, thì không thế lực thù địch nào có thể dùng “bả độc” thông tin để lung lạc niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ./.
NHẬN DIỆN "BẢ ĐỘC" THÔNG TIN
Trước hết, có thể tạm định nghĩa "bả độc" thông tin là những thông tin giả, thông tin xấu, độc với mục đích xuyên tạc, bôi đen hiện thực đất nước; thổi phồng những hạn chế, khiếm khuyết trong quá trình lãnh đạo của lãnh đạo Đảng, quản lý của Nhà nước; phóng đại, khuyếch trương những tiêu cực trong xã hội; bóp méo các chủ trương, chính sách, luật pháp..., từ đó tạo ra nhận thức sai lệch về hiện thực theo chiều hướng xấu, hình thành tâm lý chán ghét, phẫn nộ, thậm chí căm thù chế độ và bộ máy chính quyền các cấp...
Thông thường thì những "bả độc" này lại khá hấp dẫn và thu hút người đọc, bởi nó đánh vào sự tò mò, bản năng và tâm lý phản kháng, bất mãn trước những tiêu cực của một bộ phận cán bộ, quan chức... Những thông tin như vậy thường có tính kích động, tạo cảm xúc tiêu cực cho người đọc.
Những độc giả không có bản lĩnh chính trị và thiếu nhận thức đúng đắn sẽ dễ dàng tin theo và cổ súy cho những thông tin xấu độc như vậy. Từ việc tin theo, bị kích động và dẫn dắt tâm trạng, nhận thức theo hướng tiêu cực, hầu như những người đọc này không còn khả năng tiếp nhận những thông tin tích cực khác, cho dù có những cứ liệu chứng minh rõ ràng.
Biểu hiện nhận thức của một bộ phận bị “bả độc” thông tin dẫn dắt theo xu hướng này, thể hiện ở những nội dung mang tính thời sự như sau:
- Luôn coi Việt Nam là một quốc gia kém phát triển, lạc hậu, ô nhiễm, đói nghèo, bất chấp những số liệu về phát triển kinh tế, xã hội của đất nước luôn đạt ở mức cao và thực tế đời sống của người dân đã được cải thiện hơn nhiều so với trước đây.
- Luôn coi những số liệu về nợ công, ô nhiễm ở Việt Nam là những hiểm họa cận kề của đất nước, là biểu hiện của những yếu kém của chế độ, mà không chịu tìm hiểu rằng nợ công và ô nhiễm là những tất yếu của quá trình phát triển mà hầu như bất cứ quốc gia nào cũng phải trải qua, mặc dù Chính phủ luôn có những nỗ lực để hạn chế tối đa những vấn đề đó.
- Luôn cho rằng những tiêu cực như tham nhũng, lãng phí, quan liêu, nhũng nhiễu của một bộ phận công chức là đặc trưng của xã hội Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới có, là hệ quả của chế độ XHCN, mà không hiểu rằng, những tình trạng tiêu cực đó là “câu chuyện đau đầu” không chỉ riêng của Việt Nam, mà nó tồn tại ở rất nhiều quốc gia, thậm chí mức độ nặng hơn.
- Dễ dàng tin vào những luận điệu xét lại lịch sử và họ cho rằng đây là những cách nhìn khách quan về lịch sử.
- Luôn dễ dàng tin vào những thông tin về các vấn đề tiêu cực của bộ máy chính quyền, của các cá nhân trong xã hội mà không có khả năng tư duy tính đúng sai, logic, căn nguyên của những thông tin đó. Từ đó, cảm thấy bi quan, bất mãn với xã hội, với cuộc sống, với chế độ.
Những thông tin về sự phát triển, về những thành tựu, về những mặt tốt đẹp của Việt Nam đến từ sự đánh giá của quốc tế cũng như các cơ quan thống kê, các tổ chức trong nước đều có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang mạng, trên nhiều tờ báo, nhưng hầu như không thể tác động đến nhận thức của bộ phận công chúng bị nhiễm "bả độc" thông tin này. Họ luôn cho rằng, những thông tin đó là "một chiều", là "nhồi sọ", thậm chí là dối trá !). Tuy nhiên, bộ phận công chúng này lại dễ dàng tin vào tin tức được truyền đi từ các hãng tin lâu nay không có thiện chí với chế độ và đất nước ta, như BBC, VOA, RFI; dễ dàng tin vào rất nhiều những tài khoản facebook, youtube... của những kẻ lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống phá Đảng và Nhà nước, cho dù những thông tin đó không khó để chỉ ra những điểm bịa đặt, phi logic. Thêm vào đó, có một số tờ báo trong nước vì mục tiêu lợi nhuận, câu khách, nên đã đưa thông tin và quan điểm theo truyền thông phương Tây, vô tình hoặc cố ý đăng tải những thông tin "bả độc", tiêu cực, trái chiều… Chính điều đó đã góp phần đấy nhanh hơn quá trình "nhiễm độc" thông tin trong một bộ phận công chúng.
TẠI SAO CÁC “BẢ ĐỘC” THÔNG TIN LẠI DỄ DÀNG XÂM NHẬP CÔNG CHÚNG?
Trong bối cảnh phát triển chóng mặt của công nghệ thông tin, phần lớn người dân Việt Nam đều dễ dàng tiếp cận với nhiều loại hình thông tin, đặc biệt là mạng xã hội. Chính từ đặc điểm ai cũng có thể “sản xuất” được thông tin trên mạng xã hội, khiến cho việc thẩm định và kiểm soát tính đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực luật pháp và đạo đức ngày càng trở nên khó khăn. Đây chính yếu tố mà những lực lượng thù địch, chống đối triệt để lợi dụng để tung ra các “bả độc” thông tin.
Theo một thống kê gần đây của Bkav, có tới 63% người dùng ở Việt Nam thường xuyên đọc tin tức giả mạo trên Facebook, trong đó có 40% là nạn nhân hằng ngày. Với gần 60 triệu tài khoản facebook, có thể dễ dàng hình dung tin tức giả mạo có tác động lớn như thế nào đến người dùng mạng xã hội Việt Nam.
Theo quy luật tâm lý, thông tin dù là sai, là giả nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, thì không ít người nghe cũng sẽ dần dần cho là thật! Có những nghiên cứu cho rằng, người ta có xu hướng chia sẻ và tìm đọc những thông tin tiêu cực nhiều hơn là những thông tin tích cực. Đó cũng là một trong những lý do để “bả độc” thông tin dễ tiếp cận và tiêm nhiễm vào những độc giả không đủ năng lực và sức “đề kháng”.
Đặc biệt, một trong những lý do khiến người ta dễ tin vào các thông tin giả, xấu, độc là bởi vì trong nhiều trường hợp nó không hoàn toàn giả. Nghĩa là trong những thông tin xuyên tạc đó thường có một phần sự thật. Những "bả độc" được lồng ghép một cách tinh vi vào sự thật đã khiến cho không ít người đọc không mảy may nghi ngờ trong quá trình tiếp nhận.
Bên cạnh đó, cũng phải thẳng thắn chỉ ra rằng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, định hướng thông tin của chúng ta còn chưa phát huy hết hiệu quả. Việc học lý luận, trang bị nền tảng tư tưởng trong hệ thống các nhà trường còn có những hạn chế. Các môn học lý luận, giáo dục công dân lâu nay vẫn thường bị coi là môn phụ, được dạy và học một cách hình thức, chưa tạo nên hứng thú cho cả người dạy lẫn người học. Điều đó khiến cho học sinh, sinh viên không được trang bị một nền tảng tư duy biện chứng, không có được phông kiến thức về lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội đủ để tự "miễn dịch" trước những thông tin xuyên tạc, bịa đặt, nhất là đối với những “thủ thuật” “xảo thuật” tinh vi mà các thế lực thù địch, chống đối sử dụng trong bối cảnh công nghệ số phát triển như hiện nay. Công tác tuyên truyền của hệ thống tổ chức Đảng, đoàn thể cũng chưa phát huy hết tác dụng nên chưa tạo được sự tin tưởng trong các tầng lớp nhân dân đối với những kênh thông tin chính thống. Từ nền tảng kiến thức yếu, không có kỹ năng chọn lọc thông tin, nhiều người dễ dàng tin theo các thông tin giả, thông tin bịa đặt.
Xã hội chúng ta cũng đã từng chứng kiến những bi kịch liên quan đến tác hại của việc số đông tin vào những thông tin giả dối có tính kích động. Điển hình là những vụ tấn công tập thể vào những người vô tội khi có một thông tin phát ra rằng họ là kẻ bắt cóc trẻ con, là kẻ ăn trộm chó hay thôi miên lừa đảo. Và gần đây nhất, như đã nêu ở trên, một con số 99 năm hoàn toàn bịa đặt vẫn có thể khiến không ít người cho rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam đang "bán đất" cho Trung Quốc; hay Luật An ninh mạng nhằm bảo vệ công dân, doanh nghiệp và an ninh quốc gia trên không gian mạng thì lại bị cho rằng luật sẽ lấy đi tự do của công dân…!
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI “BẢ ĐỘC” THÔNG TIN?
Trong bối cảnh hiện nay, "bả độc" thông tin thật sự là một thách thức lớn đối với công tác tư tưởng, bởi tốc độ lan truyền nhanh chóng và tác hại lớn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu của nó đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của các tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó, công tác tư tưởng vẫn còn những bất cập, chậm được đổi mới, chưa phát huy tối đa sức mạnh của các “binh chủng”.
Từ những kinh nghiệm và tình hình thực tiễn hiện nay, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động truyền thông, nhất là với báo chí - xuất bản. Kiên quyết đưa hoạt động báo chí vào đúng tôn chỉ, mục đích; không để báo chí bị lợi dụng, phục vụ cho các cá nhân, nhóm lợi ích, thậm chí bị mua chuộc bởi các phần tử, thế lực xấu.
Hai là, cần thay đổi theo hướng tăng sự hấp dẫn, tạo nhu cầu học tập các môn lý luận, lịch sử, kiến thức luật pháp, đạo đức trong hệ thống các trường học từ cấp phổ thông đến đại học. Tri thức là sức mạnh tạo "đề kháng" tốt nhất cho thế hệ trẻ.
Ba là, làm sinh động hơn các hoạt động tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, đưa các hoạt động này tiếp cận dễ hơn, nhanh hơn đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Kết hợp các phương tiện thông tin hiện đại (như internet) với các lĩnh vực tuyên truyền truyền thống như tuyên truyền miệng, hệ thống truyền thanh cơ sở, cổ động...
Bốn là, luôn kịp thời, nhanh nhạy trong nắm bắt, phát hiện các thông tin xấu độc, bịa đặt lan truyền trong xã hội, đặc biệt là trên không gian mạng để kịp thời có sự định hướng bằng những thông tin đúng đắn, các luận điểm thuyết phục để phản bác lại; hạn chế sự lan tỏa, sự ảnh hưởng của các luồng thông tin xấu, độc vào nhận thức xã hội, nhất là trên không gian mạng.
Năm là, coi tư tưởng là một mặt trận và cuộc đấu tranh trên mặt trận đó phải là cuộc đấu tranh của toàn dân. Hiện nay, các lực lượng quần chúng tiến bộ, trung thành với Đảng, chế độ, với lý tưởng Cộng sản, với công cuộc Đổi mới ở trong xã hội và trên không gian mạng rất đông nhưng hoạt động của họ còn tự phát, phân tán, thiếu sự đoàn kết cùng hướng đến một mục tiêu. Cần có sự liên kết, đoàn kết, định hướng họ cùng hướng đến những mục tiêu chung.
Sáu là, mọi công tác lãnh đạo của Đảng về phát triển kinh tế, xây dựng Đảng, nhất là trong công tác tổ chức, cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát đều phải hàm chứa trong đó yếu tố tư tưởng. Phải hạn chế được những tiêu cực, suy thoái trong bộ máy, đội ngũ cán bộ, đảng viên để không tạo ra bức xúc từ cơ sở. Bởi khi có được sự đồng thuận thực chất, thì không thế lực thù địch nào có thể dùng “bả độc” thông tin để lung lạc niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ./.
PHAN THỊ MINH LÝ
(Nguồn: BTGTW)