Phát huy vai trò của Nhân dân trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- Được đăng: Thứ hai, 03 Tháng 12 2018 08:33
- Lượt xem: 2510
(TGAG)- Chưa bao giờ sinh mệnh chính trị của Đảng gặp phải thách thức to lớn như ngày nay. Tình trạng suy thoái trong nội bộ là rất nguy hiểm. Một trong những nguyên nhân của nó là do: “Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông và nhân dân trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao”. Hội nghị Trung ương 4(khóa XII) xác định: “Phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội” là một trong bốn nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Bác Hồ chỉ dạy: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; "Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này, dân rất tốt, lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”. Người còn nói ở tầm cao hơn, công tác dân vận không chỉ là sự "tuyên truyền", "vận động "… mà còn nhằm phát huy các sáng kiến, sáng tạo từ phía quần chúng nhân dân, "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra". Bởi vì: "ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa”.
Người cảnh báo: Không tôn trọng dân, thiếu dân chủ sẽ làm khoảng cách giữa Đảng, Nhà nước với dân ngày một xa; làm cho lãnh đạo và người dân cách biệt nhau, xa rời nhau. Từ đó: Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra. Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nói ra, cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị trù dập. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản… Rồi sinh ra thói "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm", sinh ra thói "thậm thà thậm thụt" và những thói xấu khác. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ cần phải nâng cao, mở rộng dân chủ, để cho người dân được "mở mồm", động viên mọi người suy nghĩ để làm những việc ích lợi cho dân.
Phải tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên. Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Các cấp ủy, chính quyền phải nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực hiện nghiêm Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên.
Xây dựng và thực hiện Quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; có hình thức xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trước mắt, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Cần nhận thức sâu sắc rằng: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi…Từ đó, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực hiện tốt quan điểm: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”./.
Sự thật
---------------------
Bác Hồ chỉ dạy: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”; "Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này, dân rất tốt, lúc họ đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ”. Người còn nói ở tầm cao hơn, công tác dân vận không chỉ là sự "tuyên truyền", "vận động "… mà còn nhằm phát huy các sáng kiến, sáng tạo từ phía quần chúng nhân dân, "Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra". Bởi vì: "ở trong xã hội, muốn thành công phải có ba điều kiện là: thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa”.
Người cảnh báo: Không tôn trọng dân, thiếu dân chủ sẽ làm khoảng cách giữa Đảng, Nhà nước với dân ngày một xa; làm cho lãnh đạo và người dân cách biệt nhau, xa rời nhau. Từ đó: Trên thì tưởng cái gì cũng tốt đẹp. Dưới thì có gì không dám nói ra. Họ không nói, không phải vì họ không có ý kiến, nhưng vì họ nói ra, cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị trù dập. Họ không dám nói ra thì họ cứ để trong lòng, rồi sinh ra uất ức, chán nản… Rồi sinh ra thói "không nói trước mặt, chỉ nói sau lưng", "trong Đảng im tiếng, ngoài Đảng nhiều mồm", sinh ra thói "thậm thà thậm thụt" và những thói xấu khác. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ cần phải nâng cao, mở rộng dân chủ, để cho người dân được "mở mồm", động viên mọi người suy nghĩ để làm những việc ích lợi cho dân.
Phải tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên. Tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Các cấp ủy, chính quyền phải nhận thức sâu sắc, quán triệt và thực hiện nghiêm Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên.
Xây dựng và thực hiện Quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; có hình thức xử lý đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá". Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trước mắt, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân. Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Cần nhận thức sâu sắc rằng: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi…Từ đó, mỗi đảng viên và cán bộ phải thực hiện tốt quan điểm: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân”./.
Sự thật
---------------------