Thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng
- Được đăng: Thứ tư, 10 Tháng 6 2015 07:57
- Lượt xem: 2480
(TGAG)- Trái ngược với sự xuyên tạc của các thế lực thù địch, trái với quan niệm của một số người thiếu thiện chí, hoặc do những lý do khác như thiếu thông tin… Thực tế ở Việt Nam, các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị ngăn cấm. Mọi người dân hoàn toàn tự nguyện, tự do lựa chọn theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo…
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân.
Hiện nay, khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có trên 25 triệu tín đồ của các tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số). Năm 1986 có 13 tổ chức tôn giáo, đến nay tăng lên 38 tổ chức với khoảng 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc, 25.000 cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ cũng tăng nhanh (đạo Tin lành từ 200.000 người năm 1975 nay tăng lên gần 1,5 triệu người). Số lượng các đoàn tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam và các đoàn tôn giáo từ trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài cũng ngày càng tăng. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo,... góp phần vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Trong đó, An Giang là trung tâm của các tôn giáo bản địa như đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo; toàn tỉnh có 09 tôn giáo với 12 tổ chức và khoảng 1,7 triệu tín đồ.
Chưa bao giờ đất nước có sự phát triển phong phú về tín ngưỡng và tôn giáo như hiện nay; chưa bao giờ có nhiều cơ sở thờ tự khang trang, to đẹp như hiện tại!... Có những ngày kỷ niệm tôn giáo (hằng năm có hơn 500 cuộc) như là lễ hội của đông đảo quần chúng, kể cả những người không có đạo! Phương châm “Tốt đời - đẹp đạo”, “Đoàn kết lương - giáo” không chỉ là khẩu hiệu!
Nhà nước còn coi trọng việc thể chế hóa trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, phù hợp với các công ước và luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của tôn giáo ở Việt Nam; tôn trọng quan hệ của các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo thế giới… Hiện đang tích cực xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đảm bảo quyền của người dân về lĩnh vực này ngày càng tốt hơn.
Quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Va-ti-căng đang tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Dấu mốc quan trọng của mối quan hệ đó là cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với Giáo hoàng Benedict XVI vào ngày 25/01/2007 tại Tòa thánh Vatican. Tại cuộc gặp này, Giáo hoàng Benedict XVI, Thủ tướng Vatican Tarcisio Bertone cho rằng “Việt Nam là một hình mẫu về chính sách tôn giáo gắn với sự phát triển của cộng đồng”.
Tiếp đó, ngày 11/12/2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có buổi hội kiến với Giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican và được coi là chuyến thăm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai bên. Ngày 22/01/2013, tại Tòa thánh Vatican, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp thân mật Giáo hoàng Benedict XVI, thể hiện thiện chí nhằm tăng cường đối thoại và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Gần đây nhất, nhận lời mời của Giáo hoàng Francis I, ngày 18/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Vatican, hội kiến với Giáo hoàng và Thủ tướng Pietro Parolin. Đây là lần thứ hai Thủ tướng thăm Vatican, ghi một dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam - Vatican.
Thực tế còn có thể kể ra nhiều hơn nữa!…
Ngày 11-3-2015, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Hiệp quốc, ông Hai-nơ Bây-le-phin (Heiner Beilefeldt), trong báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc đã đánh giá cao sự hợp tác và tạo điều kiện của phía Việt Nam; ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo cũng như các cơ sở thờ tự tại khắp các tỉnh trong những năm vừa qua.
Bất cứ ai có cái nhìn khách quan, có thiện tâm đều sẽ thừa nhận rằng Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, đảm bảo tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo./.
Trung Thành
Đảng và Nhà nước luôn khẳng định: Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân.
Hiện nay, khoảng 95% dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; trong đó có trên 25 triệu tín đồ của các tôn giáo (chiếm khoảng 27% dân số). Năm 1986 có 13 tổ chức tôn giáo, đến nay tăng lên 38 tổ chức với khoảng 83.000 chức sắc, 250.000 chức việc, 46 trường đào tạo chức sắc, 25.000 cơ sở thờ tự. Số lượng tín đồ cũng tăng nhanh (đạo Tin lành từ 200.000 người năm 1975 nay tăng lên gần 1,5 triệu người). Số lượng các đoàn tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam và các đoàn tôn giáo từ trong nước tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài cũng ngày càng tăng. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo,... góp phần vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Trong đó, An Giang là trung tâm của các tôn giáo bản địa như đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu sơn Kỳ Hương, Phật giáo Hòa Hảo; toàn tỉnh có 09 tôn giáo với 12 tổ chức và khoảng 1,7 triệu tín đồ.
Chưa bao giờ đất nước có sự phát triển phong phú về tín ngưỡng và tôn giáo như hiện nay; chưa bao giờ có nhiều cơ sở thờ tự khang trang, to đẹp như hiện tại!... Có những ngày kỷ niệm tôn giáo (hằng năm có hơn 500 cuộc) như là lễ hội của đông đảo quần chúng, kể cả những người không có đạo! Phương châm “Tốt đời - đẹp đạo”, “Đoàn kết lương - giáo” không chỉ là khẩu hiệu!
Nhà nước còn coi trọng việc thể chế hóa trong công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, phù hợp với các công ước và luật pháp quốc tế, phù hợp với thực tiễn của tôn giáo ở Việt Nam; tôn trọng quan hệ của các tổ chức tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo thế giới… Hiện đang tích cực xây dựng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đảm bảo quyền của người dân về lĩnh vực này ngày càng tốt hơn.
Quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với Va-ti-căng đang tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp. Dấu mốc quan trọng của mối quan hệ đó là cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với Giáo hoàng Benedict XVI vào ngày 25/01/2007 tại Tòa thánh Vatican. Tại cuộc gặp này, Giáo hoàng Benedict XVI, Thủ tướng Vatican Tarcisio Bertone cho rằng “Việt Nam là một hình mẫu về chính sách tôn giáo gắn với sự phát triển của cộng đồng”.
Tiếp đó, ngày 11/12/2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã có buổi hội kiến với Giáo hoàng Benedict XVI tại Vatican và được coi là chuyến thăm lịch sử trong mối quan hệ giữa hai bên. Ngày 22/01/2013, tại Tòa thánh Vatican, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gặp thân mật Giáo hoàng Benedict XVI, thể hiện thiện chí nhằm tăng cường đối thoại và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên. Gần đây nhất, nhận lời mời của Giáo hoàng Francis I, ngày 18/10/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm Vatican, hội kiến với Giáo hoàng và Thủ tướng Pietro Parolin. Đây là lần thứ hai Thủ tướng thăm Vatican, ghi một dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam - Vatican.
Thực tế còn có thể kể ra nhiều hơn nữa!…
Ngày 11-3-2015, Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo và tín ngưỡng của Liên Hiệp quốc, ông Hai-nơ Bây-le-phin (Heiner Beilefeldt), trong báo cáo trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc đã đánh giá cao sự hợp tác và tạo điều kiện của phía Việt Nam; ghi nhận những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền tự do tôn giáo, đặc biệt là sự phát triển về số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo cũng như các cơ sở thờ tự tại khắp các tỉnh trong những năm vừa qua.
Bất cứ ai có cái nhìn khách quan, có thiện tâm đều sẽ thừa nhận rằng Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, đảm bảo tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo./.
Trung Thành