Tôn trọng sự thật về Ngày Chiến thắng 9/5
- Được đăng: Thứ năm, 07 Tháng 5 2015 15:49
- Lượt xem: 3273
Năm nay, nhân loại tiến bộ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng chủ nghĩa phát xít 9-5. Một lễ mít tinh trọng thể với sự góp mặt của nhiều nguyên thủ quốc gia sẽ diễn ra tại Mát-xcơ-va. Các hoạt động kỷ niệm cũng được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới.
70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 9-5-1945 vẫn là cột mốc không thể phai mờ trong lịch sử nhân loại về sự chiến thắng của phẩm giá và lương tri con người trước những thế lực dân tộc cực đoan tàn bạo. Tuy nhiên, với những động cơ chính trị khác nhau, ở một số quốc gia thuộc Đông Âu và Liên Xô trước đây, đang xuất hiện những quan điểm cơ hội, xét lại hòng hạ thấp giá trị, ý nghĩa của Ngày Chiến thắng, cũng như những đóng góp của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít…
Ngay từ đầu năm 2015, trước những mâu thuẫn về nhiều vấn đề đương đại giữa Nga và các nước phương Tây, đã xuất hiện những lời kêu gọi đòi “tẩy chay” việc tổ chức kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9-5 tại Nga, rồi “phong trào” đòi đưa hài cốt các liệt sỹ Hồng quân Liên Xô ra khỏi các nghĩa trang ở một số nước Đông Âu, phong trào “hạ bệ thần tượng” các nhà lãnh đạo các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai… Hàng loạt chiêu trò kêu gọi, “tẩy chay” nêu trên đều dựa vào luận điệu xuyên tạc cho rằng, Hồng quân Liên Xô đã lợi dụng cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít để “xâm lược, chiếm đóng nhiều quốc gia Đông Âu”. Một luận điểm khác, khá cũ kỹ, cũng được đưa ra xen lẫn với luận điệu này cho rằng: Liên Xô không đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, thực tế chỉ từ khi mặt trận thứ hai chống phát xít do Anh - Mỹ mở ra thì mới tạo bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai…
Những luận điểm xuyên tạc nói trên đã bị các nhà khoa học lịch sử và lãnh đạo cấp cao nhiều quốc gia phản đối. Tổng thống Nga Putin ngày 26-1-2015 ra tuyên bố: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm viết lại lịch sử và xem xét lại đóng góp của chúng tôi (Liên bang Nga) đối với chiến thắng vĩ đại (trong Chiến tranh thế giới thứ hai) đều đồng nghĩa công nhận tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức, đồng thời mở đường cho tư tưởng chết người này tồn tại”. Theo ông Putin, thế giới phải bảo vệ sự thật liên quan những diễn biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai vì lãng quên những bài học trong quá khứ có thể dẫn tới việc lặp lại những bi kịch khủng khiếp, như nạn tàn sát người Do Thái và nhiều dân tộc khác.
Sự thật lịch sử không thể che đậy là Chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được của các nước đế quốc. Các đế quốc mới nổi như Đức Quốc xã - Nhật Bản - Italia do thất thế về thuộc địa và thị trường đã hình thành liên minh “phe Trục”, xây dựng quân đội mỗi nước thành những “cỗ máy xâm lược” để phát động chiến tranh chia lại thế giới. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, quân Đức Quốc xã đã thống trị gần hết châu Âu, trong đó có cả nước Pháp hùng mạnh. Tháng 6-1941, Hít-le bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô với đội quân khổng lồ lên đến 5,5 triệu quân, 190 sư đoàn với mưu đồ “mở ra kỷ nguyên thống trị của nước Đức”. Với ưu thế so sánh quân số và vũ khí ban đầu vượt trội, phát xít Đức đã tiến rất sâu vào lãnh thổ Liên Xô, gây nên những thảm cảnh tàn sát hàng triệu người dân Xô Viết vô tội. Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, từng bước phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước và nghệ thuật quân sự tài tình. Sức mạnh vật chất của thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô đã được huy động đúng lúc. Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã từng bước đập tan ý đồ xâm lược của Đức Quốc xã, không chỉ giải phóng chính mình mà còn thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân nhiều nước Đông Âu đứng lên cởi ách cai trị của phát xít Đức. Ngày 30-4-1945, Hồng quân Liên Xô đã cắm cờ lên nóc tòa nhà Quốc hội của Đức Quốc xã ở Béc-lin. Một tuần sau, Đức Quốc xã đã buộc phải ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu. Văn kiện này có hiệu lực từ rạng sáng ngày 9-5-1945 (giờ Mát-xcơ-va).
Để cứu mình và cứu cả thế giới khỏi họa diệt chủng của chủ nghĩa phát-xít, quân dân Liên Xô đã chấp nhận hy sinh 27 triệu người. Ngày nay, nếu ai đó cố tình bóp méo sự thật này bằng cách khuếch trương vai trò của mặt trận thứ hai do liên quân Anh-Mỹ mở ra thì hẳn họ đã quên rằng, mặt trận thứ hai được mở rất chậm (tháng 5-1944, chậm 2 năm so với cam kết với Liên Xô). Khi đó, những chiến thắng dồn dập từ những trận quyết chiến chiến lược giữa Liên Xô và Đức Quốc xã, như chiến thắng trong bảo vệ Mát-xcơ-va (tháng 12-1941), chiến thắng Xta-lin-grát (tháng 2-1943) rồi chiến thắng Cuốc-xcơ (tháng 8-1943), quân Đức không chỉ thất bại liên tiếp trên chiến trường, mà tổn thất lực lượng là không thể gượng dậy được (trong chiến tranh, Liên Xô đã tiêu diệt, bắt sống và làm mất sức chiến đấu 80% quân số Đức Quốc xã), kết cục của chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô đã rõ ràng. Tất nhiên, việc mở mặt trận thứ hai của quân Đồng Minh cũng có ý nghĩa thúc đẩy nhanh hơn quá trình tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Không chỉ đóng vai trò quyết định trong chiến thắng Đức Quốc xã tại châu Âu, ở phía Đông, Hồng quân Liên Xô cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Quan Đông là đạo quân chủ lực thiện chiến của quân Nhật đã bị Hồng quân Liên Xô tấn công ào ạt, làm cho tan rã hoàn toàn chỉ trong vòng không đầy một tuần lễ (trong quá trình tiến công, Hồng quân Liên Xô đã giải thoát cho hàng nghìn tù binh là quân Đồng Minh). Mất đạo quân Quan Đông cùng với việc Đức Quốc xã bị tiêu diệt là những lý do chủ yếu dẫn đến việc Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày nay, có người cho rằng, việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki là yếu tố quyết định khiến Nhật hoàng “khiếp đảm” và đầu hàng. Thực tế, chính các nhà nghiên cứu lịch sử ở Nhật Bản khẳng định, việc ném hai quả bom nguyên tử đã sát hại hơn 200 nghìn thường dân vô tội cũng như để lại những hậu quả khủng khiếp về sau chứ gần như không có tác dụng gì trong việc quyết định đầu hàng của Nhật hoàng lúc đó.
Mới đây, Thủ tướng Nga Đ.Mét-vê-đép đã ra tuyên bố nhấn mạnh rằng, việc một số nhà lãnh đạo ở những nước từng chịu sự chiếm đóng của Đức Quốc xã tìm cách bóp méo sự thật về Chiến tranh thế giới thứ hai là vì mục đích chính trị, thậm chí là cả âm mưu nhằm bao che cho tội phạm chiến tranh và tay sai của phát-xít, những hành động như vậy sẽ làm sống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lãng quên các bài học mà loài người rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày Chiến thắng 9-5-1945 không chỉ cứu nhân loại khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít mà còn mở ra cơ hội để các dân tộc nô lệ - thuộc địa tiến hành cuộc đấu tranh giành lại quyền làm chủ. Ngày nay, cách mạng XHCN thế giới tạm lâm vào thoái trào, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã do vận dụng mô hình phát triển không phù hợp và nhiều nguyên nhân khác, nhưng có một thực tế sống động đang hiện hữu là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay, nhân loại tiến bộ đã chứng kiến những bước tiến thần kỳ của tự do, dân chủ với việc hàng loạt dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh… giành quyền độc lập, các chế độ cai trị thuộc địa của thực dân - đế quốc gần như đã biến mất. Nền dân chủ ở các nước thực dân - đế quốc trước đây cũng có sự vận động, biến đổi mạnh mẽ với xu hướng quyền làm chủ của người dân, quyền con người ngày càng được tôn trọng. Có được điều đó, lịch sử nhân loại đã và sẽ mãi mãi ghi công Hồng quân và nhân dân Liên Xô, lực lượng đóng vai trò chủ yếu để làm nên Chiến thắng 9-5-1945, một chiến thắng đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của toàn thế giới.
70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 9-5-1945 vẫn là cột mốc không thể phai mờ trong lịch sử nhân loại về sự chiến thắng của phẩm giá và lương tri con người trước những thế lực dân tộc cực đoan tàn bạo. Tuy nhiên, với những động cơ chính trị khác nhau, ở một số quốc gia thuộc Đông Âu và Liên Xô trước đây, đang xuất hiện những quan điểm cơ hội, xét lại hòng hạ thấp giá trị, ý nghĩa của Ngày Chiến thắng, cũng như những đóng góp của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít…
Ngay từ đầu năm 2015, trước những mâu thuẫn về nhiều vấn đề đương đại giữa Nga và các nước phương Tây, đã xuất hiện những lời kêu gọi đòi “tẩy chay” việc tổ chức kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9-5 tại Nga, rồi “phong trào” đòi đưa hài cốt các liệt sỹ Hồng quân Liên Xô ra khỏi các nghĩa trang ở một số nước Đông Âu, phong trào “hạ bệ thần tượng” các nhà lãnh đạo các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai… Hàng loạt chiêu trò kêu gọi, “tẩy chay” nêu trên đều dựa vào luận điệu xuyên tạc cho rằng, Hồng quân Liên Xô đã lợi dụng cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít để “xâm lược, chiếm đóng nhiều quốc gia Đông Âu”. Một luận điểm khác, khá cũ kỹ, cũng được đưa ra xen lẫn với luận điệu này cho rằng: Liên Xô không đóng vai trò quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, thực tế chỉ từ khi mặt trận thứ hai chống phát xít do Anh - Mỹ mở ra thì mới tạo bước ngoặt của Chiến tranh thế giới thứ hai…
Những luận điểm xuyên tạc nói trên đã bị các nhà khoa học lịch sử và lãnh đạo cấp cao nhiều quốc gia phản đối. Tổng thống Nga Putin ngày 26-1-2015 ra tuyên bố: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm viết lại lịch sử và xem xét lại đóng góp của chúng tôi (Liên bang Nga) đối với chiến thắng vĩ đại (trong Chiến tranh thế giới thứ hai) đều đồng nghĩa công nhận tội ác của chủ nghĩa phát xít Đức, đồng thời mở đường cho tư tưởng chết người này tồn tại”. Theo ông Putin, thế giới phải bảo vệ sự thật liên quan những diễn biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai vì lãng quên những bài học trong quá khứ có thể dẫn tới việc lặp lại những bi kịch khủng khiếp, như nạn tàn sát người Do Thái và nhiều dân tộc khác.
Sự thật lịch sử không thể che đậy là Chiến tranh thế giới thứ hai bắt nguồn từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được của các nước đế quốc. Các đế quốc mới nổi như Đức Quốc xã - Nhật Bản - Italia do thất thế về thuộc địa và thị trường đã hình thành liên minh “phe Trục”, xây dựng quân đội mỗi nước thành những “cỗ máy xâm lược” để phát động chiến tranh chia lại thế giới. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, quân Đức Quốc xã đã thống trị gần hết châu Âu, trong đó có cả nước Pháp hùng mạnh. Tháng 6-1941, Hít-le bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô với đội quân khổng lồ lên đến 5,5 triệu quân, 190 sư đoàn với mưu đồ “mở ra kỷ nguyên thống trị của nước Đức”. Với ưu thế so sánh quân số và vũ khí ban đầu vượt trội, phát xít Đức đã tiến rất sâu vào lãnh thổ Liên Xô, gây nên những thảm cảnh tàn sát hàng triệu người dân Xô Viết vô tội. Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô Viết đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc Liên Xô tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, từng bước phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng yêu nước và nghệ thuật quân sự tài tình. Sức mạnh vật chất của thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô đã được huy động đúng lúc. Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã từng bước đập tan ý đồ xâm lược của Đức Quốc xã, không chỉ giải phóng chính mình mà còn thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giúp đỡ nhân dân nhiều nước Đông Âu đứng lên cởi ách cai trị của phát xít Đức. Ngày 30-4-1945, Hồng quân Liên Xô đã cắm cờ lên nóc tòa nhà Quốc hội của Đức Quốc xã ở Béc-lin. Một tuần sau, Đức Quốc xã đã buộc phải ký văn kiện đầu hàng Đồng Minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu. Văn kiện này có hiệu lực từ rạng sáng ngày 9-5-1945 (giờ Mát-xcơ-va).
Để cứu mình và cứu cả thế giới khỏi họa diệt chủng của chủ nghĩa phát-xít, quân dân Liên Xô đã chấp nhận hy sinh 27 triệu người. Ngày nay, nếu ai đó cố tình bóp méo sự thật này bằng cách khuếch trương vai trò của mặt trận thứ hai do liên quân Anh-Mỹ mở ra thì hẳn họ đã quên rằng, mặt trận thứ hai được mở rất chậm (tháng 5-1944, chậm 2 năm so với cam kết với Liên Xô). Khi đó, những chiến thắng dồn dập từ những trận quyết chiến chiến lược giữa Liên Xô và Đức Quốc xã, như chiến thắng trong bảo vệ Mát-xcơ-va (tháng 12-1941), chiến thắng Xta-lin-grát (tháng 2-1943) rồi chiến thắng Cuốc-xcơ (tháng 8-1943), quân Đức không chỉ thất bại liên tiếp trên chiến trường, mà tổn thất lực lượng là không thể gượng dậy được (trong chiến tranh, Liên Xô đã tiêu diệt, bắt sống và làm mất sức chiến đấu 80% quân số Đức Quốc xã), kết cục của chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô đã rõ ràng. Tất nhiên, việc mở mặt trận thứ hai của quân Đồng Minh cũng có ý nghĩa thúc đẩy nhanh hơn quá trình tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Không chỉ đóng vai trò quyết định trong chiến thắng Đức Quốc xã tại châu Âu, ở phía Đông, Hồng quân Liên Xô cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Quan Đông là đạo quân chủ lực thiện chiến của quân Nhật đã bị Hồng quân Liên Xô tấn công ào ạt, làm cho tan rã hoàn toàn chỉ trong vòng không đầy một tuần lễ (trong quá trình tiến công, Hồng quân Liên Xô đã giải thoát cho hàng nghìn tù binh là quân Đồng Minh). Mất đạo quân Quan Đông cùng với việc Đức Quốc xã bị tiêu diệt là những lý do chủ yếu dẫn đến việc Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ngày nay, có người cho rằng, việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-rô-xi-ma và Na-ga-xa-ki là yếu tố quyết định khiến Nhật hoàng “khiếp đảm” và đầu hàng. Thực tế, chính các nhà nghiên cứu lịch sử ở Nhật Bản khẳng định, việc ném hai quả bom nguyên tử đã sát hại hơn 200 nghìn thường dân vô tội cũng như để lại những hậu quả khủng khiếp về sau chứ gần như không có tác dụng gì trong việc quyết định đầu hàng của Nhật hoàng lúc đó.
Mới đây, Thủ tướng Nga Đ.Mét-vê-đép đã ra tuyên bố nhấn mạnh rằng, việc một số nhà lãnh đạo ở những nước từng chịu sự chiếm đóng của Đức Quốc xã tìm cách bóp méo sự thật về Chiến tranh thế giới thứ hai là vì mục đích chính trị, thậm chí là cả âm mưu nhằm bao che cho tội phạm chiến tranh và tay sai của phát-xít, những hành động như vậy sẽ làm sống lại chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lãng quên các bài học mà loài người rút ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ngày Chiến thắng 9-5-1945 không chỉ cứu nhân loại khỏi thảm họa của chủ nghĩa phát xít mà còn mở ra cơ hội để các dân tộc nô lệ - thuộc địa tiến hành cuộc đấu tranh giành lại quyền làm chủ. Ngày nay, cách mạng XHCN thế giới tạm lâm vào thoái trào, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã do vận dụng mô hình phát triển không phù hợp và nhiều nguyên nhân khác, nhưng có một thực tế sống động đang hiện hữu là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cho đến nay, nhân loại tiến bộ đã chứng kiến những bước tiến thần kỳ của tự do, dân chủ với việc hàng loạt dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh… giành quyền độc lập, các chế độ cai trị thuộc địa của thực dân - đế quốc gần như đã biến mất. Nền dân chủ ở các nước thực dân - đế quốc trước đây cũng có sự vận động, biến đổi mạnh mẽ với xu hướng quyền làm chủ của người dân, quyền con người ngày càng được tôn trọng. Có được điều đó, lịch sử nhân loại đã và sẽ mãi mãi ghi công Hồng quân và nhân dân Liên Xô, lực lượng đóng vai trò chủ yếu để làm nên Chiến thắng 9-5-1945, một chiến thắng đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của toàn thế giới.
HỒNG HẢI - TRỌNG ĐỨC
(Báo QĐNDVN)