Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước
- Được đăng: Thứ sáu, 10 Tháng 2 2017 14:03
- Lượt xem: 2886
(TGAG)- Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng có nhiều cống hiến. Bác từ rất sớm đã “vượt lên” khuynh hướng giáo điều: Đề cao, tuyệt đối hóa “đấu tranh giai cấp”, coi nhẹ vấn đề dân tộc; đề cao quốc tế coi nhẹ, thậm chí coi thường quốc gia… là khuynh hướng đang chi phối phong trào cách mạng thế giới những năm đầu thế kỷ XX. Người mạnh dạn đề xuất: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế Cộng sản”. Người cảnh báo: “… sẽ không làm được gì…nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Riêng dối với nước ta Người chỉ rõ: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã khẳng định: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.
Suốt cả đời mình Bác luôn coi việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng; yêu nước không chỉ ở nhận thức, mà còn phải thể hiện ở hành động. Bác yêu cầu: “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Riêng về nhiệm vụ của giáo dục, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Cốt nhất là phải dạy học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ". Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người mong mỏi: “...đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”.
Sau 30 năm đổi mới, đất nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay, do nhiều nguyên nhân: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, một số tổ chức, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp đã vì “lợi nhỏ” mà quên “nghĩa lớn”; vì chủ nghĩa cá nhân và “nhóm lợi ích” mà bỏ qua lợi ích dân tộc, đồng bào. Đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại…
Một trong những điểm mới của Văn kiện Đại hội XII là yêu cầu: “Nhận thức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập”. Trong đó có vấn đề cực kỳ quan trọng là: “... phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc”,“Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước...”.
Vì thế cần: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân…
Mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Phát huy tinh thần yêu nước là nhiệm vụ của từng cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị, địa phương. Yêu nước phải trở thành động lực chủ yếu để đoàn kết toàn dân tộc. Yêu nước đồng nghĩa yêu đồng bào, và ở mức cao hơn, gắn bó với bảo vệ chế độ chính trị, sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Yêu nước phải thề hiện bằng hành động cụ thể ở từng người.
Bài học lớn qua 30 năm đổi mới là: Phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết./.
Sự thật
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã khẳng định: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”.
Suốt cả đời mình Bác luôn coi việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng; yêu nước không chỉ ở nhận thức, mà còn phải thể hiện ở hành động. Bác yêu cầu: “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Riêng về nhiệm vụ của giáo dục, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Cốt nhất là phải dạy học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ". Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người mong mỏi: “...đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”.
Sau 30 năm đổi mới, đất nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay, do nhiều nguyên nhân: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, một số tổ chức, cơ quan, địa phương, doanh nghiệp đã vì “lợi nhỏ” mà quên “nghĩa lớn”; vì chủ nghĩa cá nhân và “nhóm lợi ích” mà bỏ qua lợi ích dân tộc, đồng bào. Đạo đức xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại…
Một trong những điểm mới của Văn kiện Đại hội XII là yêu cầu: “Nhận thức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập”. Trong đó có vấn đề cực kỳ quan trọng là: “... phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc”,“Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước...”.
Vì thế cần: Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân…
Mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.
Phát huy tinh thần yêu nước là nhiệm vụ của từng cấp ủy, chính quyền các cơ quan, đơn vị, địa phương. Yêu nước phải trở thành động lực chủ yếu để đoàn kết toàn dân tộc. Yêu nước đồng nghĩa yêu đồng bào, và ở mức cao hơn, gắn bó với bảo vệ chế độ chính trị, sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Yêu nước phải thề hiện bằng hành động cụ thể ở từng người.
Bài học lớn qua 30 năm đổi mới là: Phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết./.
Sự thật