Vẫn mãi ghi nhớ công ơn
- Được đăng: Thứ ba, 03 Tháng 9 2024 17:19
- Lượt xem: 250
(TUAG)- Vào những ngày cuối tháng 8, đoàn công tác các nhà báo, biên tập viên, phóng viên khu vực Tây Nam Bộ đi giao lưu, học tập kinh nghiệm tại khu vực miền Trung. Khi đến đây, mới cảm nhận được những gì mà chúng ta đang có ngày hôm nay cũng chính là sự đánh đổi của biết bao người đã anh dũng nằm xuống, bỏ lại phái sau nhiều ước mơ, hoài bảo lớn, khi tuổi đời còn khá trẻ. Trên mãnh đất Quảng Trị còn ghi dấu lại biết bao ký ức của một thời giữ nước không thể quên mà bất cứ ai đến cũng một lần cúi đầu nhớ công ơn.
Dấu ấn trong thời kỳ chống đế quốc
Nhắc đến với Quảng Trị ai ai cũng biết nơi này có dãy Trường Sơn hùng vĩ nhất khu vực. Với chiều dài khoảng 1.100 km, từ lâu được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương, nằm giữa ba quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia với hai vùng chính Bắc và Nam Trường Sơn. Ở Việt Nam, Trường Sơn có trong địa đồ của 21 tỉnh thành. Khi đến nơi đây, ai cũng không quên tìm đến Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn để thắp một nén hương tưởng niệm các bậc anh hùng khắp tỉnh thành đã dũng cảm hy sinh xương máu của mình trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Linh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm TX. Đông Hà khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A ở đoạn huyện Gio Linh chừng hơn 20km về phía Tây bắc. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2 (bao gồm diện tích đất mộ, khu tượng đài, khu trồng cây xanh, khu hồ cảnh và đường ôtô). Trong đó, phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Đường vào Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/2/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ Tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của Nhân dân ta. Đứng trước đài tưởng niệm, chị Cẩm Em, ngụ TP. Cần Thơ bùi ngủi xúc động khi nghĩ về những hy sinh, mất mát của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì dân tộc. Chị cho biết: “Là một trong những người may mắn sinh ra trong hòa bình, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc nên khi nhắc chiến tranh thì bản thân không thể nào cảm nhận được sự đau thương. Vì vậy, mỗi chúng ta được sống trong hòa bình thì phải biết nhớ ơn to lớn của các bậc cha anh đã hy sinh để giữ lấy hòa bình cho dân tộc. Và bất cứ ai khi đến dây cũng đừng quên thắp một nén hương để tỏ lòng tri ân sâu sắc, đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn”.
Nằm xuống vẫn chưa xác định được tên
Ngoài Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 cũng là nghĩa trang liệt sỹ quốc gia của tỉnh Quảng Trị. Nằm ngay bên Quốc lộ 9, là con đường chiến lược nối từ biên giới Việt Lào về TP. Đông Hà. Đây hiện là nơi an nghỉ của hơn 10.000 liệt sỹ với đầy đủ ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, khoảng 65% các phần mộ liệt sỹ đang nằm tại đây đều chưa biết tên hoặc biết tên nhưng chưa có địa chỉ. Đáng chú ý hơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 còn có một khu mộ “đặc biệt” thu hút sự chú ý của nhiều người khi đến thăm viếng. Đó là khu mộ tập thể, nơi đang yên nghỉ của khoảng 600 liệt sỹ.
Bất kỳ ai đến với 2 nghĩa trang quốc gia đều cũng cúi đầu tưởng niệm và thắp các nén hương tri ân
Nghĩa Trang liệt sĩ đường 9 được khởi công xây dựng ngày 2/9/1995 và khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/1997). Nằm ở một vị trí khá trang trọng trong nghĩa trang, khu mộ tập thể gồm có 8 ngôi mộ với kích thước lớn. Ngôi nhiều nhất có 123 liệt sỹ, các ngôi khác ít hơn thì lần lượt 102, 80, 50, 30… ngôi ít nhất có 2 liệt sỹ. Nhiều người lần đầu đặt chân đến đây đã không khỏi xúc động khi nghe kể về khu mộ này. Ngày nay, 2 nghĩa trang liệt sỹ là nơi suy tôn, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của Nhân dân ta. Ngoài các du khách, bất cứ đoàn công tác nào khi đến với vùng đất Quảng trị cũng đều đến viếng, thắp một nén hương để tỏ lòng thành kính, tri ân đến những người liệt sỹ đã nằm xuống vì hòa bình độc lập của dân tộc.
Hiện nay, 2 Nghĩa Trang liệt sĩ Quốc gia này không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của Nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”.
Dấu ấn trong thời kỳ chống đế quốc
Nhắc đến với Quảng Trị ai ai cũng biết nơi này có dãy Trường Sơn hùng vĩ nhất khu vực. Với chiều dài khoảng 1.100 km, từ lâu được xem là “xương sống” của bán đảo Đông Dương, nằm giữa ba quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia với hai vùng chính Bắc và Nam Trường Sơn. Ở Việt Nam, Trường Sơn có trong địa đồ của 21 tỉnh thành. Khi đến nơi đây, ai cũng không quên tìm đến Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn để thắp một nén hương tưởng niệm các bậc anh hùng khắp tỉnh thành đã dũng cảm hy sinh xương máu của mình trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kì chống Mỹ cứu nước. Tọa lạc trên khu đồi Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Linh Trường, huyện Gio Linh; cách trung tâm TX. Đông Hà khoảng 38km về phía Tây bắc; cách quốc lộ 1A ở đoạn huyện Gio Linh chừng hơn 20km về phía Tây bắc. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333 phần mộ của các liệt sỹ; có tổng diện tích 140.000m2 (bao gồm diện tích đất mộ, khu tượng đài, khu trồng cây xanh, khu hồ cảnh và đường ôtô). Trong đó, phần đất mộ được phân thành 10 khu vực chính.
Đường vào Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn
Nghĩa trang được khởi công xây dựng vào ngày 24/2/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ Tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của Nhân dân ta. Đứng trước đài tưởng niệm, chị Cẩm Em, ngụ TP. Cần Thơ bùi ngủi xúc động khi nghĩ về những hy sinh, mất mát của các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì dân tộc. Chị cho biết: “Là một trong những người may mắn sinh ra trong hòa bình, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc nên khi nhắc chiến tranh thì bản thân không thể nào cảm nhận được sự đau thương. Vì vậy, mỗi chúng ta được sống trong hòa bình thì phải biết nhớ ơn to lớn của các bậc cha anh đã hy sinh để giữ lấy hòa bình cho dân tộc. Và bất cứ ai khi đến dây cũng đừng quên thắp một nén hương để tỏ lòng tri ân sâu sắc, đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn”.
Nằm xuống vẫn chưa xác định được tên
Ngoài Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 cũng là nghĩa trang liệt sỹ quốc gia của tỉnh Quảng Trị. Nằm ngay bên Quốc lộ 9, là con đường chiến lược nối từ biên giới Việt Lào về TP. Đông Hà. Đây hiện là nơi an nghỉ của hơn 10.000 liệt sỹ với đầy đủ ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong đã từng chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên mặt trận đường 9 và ở đất bạn Lào trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tuy nhiên, khoảng 65% các phần mộ liệt sỹ đang nằm tại đây đều chưa biết tên hoặc biết tên nhưng chưa có địa chỉ. Đáng chú ý hơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 còn có một khu mộ “đặc biệt” thu hút sự chú ý của nhiều người khi đến thăm viếng. Đó là khu mộ tập thể, nơi đang yên nghỉ của khoảng 600 liệt sỹ.
Bất kỳ ai đến với 2 nghĩa trang quốc gia đều cũng cúi đầu tưởng niệm và thắp các nén hương tri ân
Hiện nay, 2 Nghĩa Trang liệt sĩ Quốc gia này không chỉ là nơi để các gia đình liệt sỹ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của Nhân dân khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”.
Nguyễn Hưng