Thực tiễn - kinh nghiệm
Nông dân phường Long Phú thu nhập cao nhờ đổi mới giống cây trồng
- Được đăng: Thứ tư, 18 Tháng 11 2015 14:33
- Lượt xem: 2791
(TGAG)- Thời gian gần đây, nhờ mô hình chuyển đổi cây trồng từ lúa sang vườn đã mang lại thu nhập cao cho nhiều nông dân phường Long Phú, thị xã Tân Châu. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên, kinh tế ổn định nhờ áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Mô hình trồng cây sa ri và chuối già cấy mô là một điển hình.
Theo ông Trần Văn Khổng - nông dân khóm Long Quới “C”, phường Long Phú cho biết: nhiều năm qua thấy việc canh tác lúa không mang lại hiệu quả, ông bắt đầu tìm kiếm mô hình khác để chuyển đổi cây trồng trên mãnh ruộng của mình. Thông qua kênh truyền hình, thấy nông dân ở huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang, trồng sơ ri cho thu nhập cao. Ông Khổng bắt đầu tìm hiểu và mạnh dạn tìm mua giống sơ ri về trồng thí nghiệm trên diện tích 7.000 m2 đất nhà của mình. Với tính cần cù, chịu khó, sau 6 tháng trồng và chăm sóc, cây sơ ri bắt đầu cho thu hoạch trái. Hiện tại diện tích sơ ri của ông Trần Văn Khổng đang cho thu hoạch liên tiếp mỗi ngày, mỗi đợt bẻ trái từ 150 đến 200 kg, với giá bán hiện nay thương lái vào tận vườn thu mua 8.000đ/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí, mỗi đợt thu lãi trên 800 ngàn đồng và mỗi năm gia đình ông Khổng có thu nhập từ trái sơ ri trên 100 triệu đồng.
Chia sẻ về kinh nghiệm, cũng như hiệu quả của mô hình trồng sa ri, nông dân Trần Văn Khổng phấn khởi nói: “Sơ ri là loại cây rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, không cần vốn lớn, không phụ thuộc mùa vụ, chỉ chiết nhánh trồng trên mô đất và thường xuyên tưới nước, bón phân là cây phát triển tốt và cho trái quanh năm, hiện tại gia đình ông Khổng đang mở rộng thêm diện tích trồng sơ ri”.
Cũng như nông dân Trần Văn Khổng, bà Huỳnh Thị Nhơn ngụ cùng khóm Long Quới “C”, phường Long Phú, cũng là một trong những nông dân chuyển đổi thành công mô hình từ lúa sang vườn. Qua nhiều năm trồng lúa, thấy không mang lại hiệu quả, để cải thiện cuộc sống gia đình, bằng kinh nghiệm của một nhà nông, thông qua các kênh thông tin trên mạng Internet, thấy nông dân ở tỉnh Đồng Nai trồng chuối già cấy mô cho thu nhập cao, bà Nhơn bắt đầu tìm hiểu và thời gian sau đó bà tìm đến tận nơi để đặt mua giống chuối về trồng thí nghiệm.
Do có nhiều kinh nghiệm trong việc làm vườn, lại biết áp dụng các khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, nên qua 10 tháng trồng và chăm sóc, vườn chuối của bà Huỳnh Thị Nhơn đã mang lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình. Với 4.000 m2 đất trồng lúa được bà Nhơn chuyển sang trồng hơn 1.000 cây chuối già thí nghiệm. Trung bình từ 02 – 03 ngày sẽ thu hoạch một đợt được khoảng trên 50 buồng. Hiện nay, thương lái vào tận nơi để thu mua với giá 70 ngàn đồng/buồng, sau khi trừ hết chi phí thì mỗi đợt bà Nhơn thu lãi gần 3 triệu đồng. Đánh giá về hiệu quả mô hình bà Huỳnh Thị Nhơn cho biết thêm: “Trồng chuối không mất nhiều công suất, chỉ cần bón phân và tưới nước thường xuyên là cây phát triển tốt, đặc biệt khi cây chuối trỗ buồng thì tách con ra bớt để cho buồng lớn, trái to. Hiện nay, loại chuối này đang được các thương lái thu mua để xuất khẩu qua nước bạn Campuchia. Tôi thấy trồng chuối mang lại hiệu quả, bây giờ gia đình tôi chuẩn mở rộng thêm diện tích 4.000 m2 để trồng chuối”.
Chuối già cấy mô là loại cây đặc sản, vốn đầu tư ít, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, trọng lượng buồng từ 20 - 25 kg/buồng, có buồng nặng tới gần 30 kg, số lượng nải dao động từ 8 - 10 nải/1 buồng, trọng lượng trái trung bình 120 gam, khi chín có màu vàng tươi, ăn có vị ngọt dẻo, thơm ngon và cho thu hoạch quanh năm đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất cao gấp 1 - 1,2 lần so với giống chuối thông thường.
Khác với nhiều loại cây ăn trái khác, thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch phải mất vài ba năm, thì giống cây sa ri và chuối già cấy mô này chỉ mất từ 6 đến 10 tháng là cho thu hoạch, đây là loại cây rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng đất bãi bồi như Tân Châu. Hiện tại, mô hình trồng cây sa ri và chuối già cấy mô của nông dân Trần Văn Khổng và Huỳnh Thị Nhơn đã được nhiều hộ nông dân trong và ngoài xã đã đến tham quan, để nhân rộng mô hình.
Đánh giá về hiệu quả mô hình chuyển đổi cây trồng từ lúa sang vườn của bà con nông dân, ông Nguyễn Văn Hậu, Khuyến Nông viên phường Long Phú cho biết: “Hàng năm, địa phương luôn tích cực vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, từ cây kém hiệu qua sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, điển hình như: mô hình trồng sen, ổi Đài Loan, trồng sơ ri,… đặc biệt là mô hình trồng chuối già cấy mô là mô hình mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, hiệu quả của mô hình này đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân, sắp tới địa phương sẽ tuyên truyền vận động nông dân để trồng và nhân rộng các mô hình này ra”.
Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về phát triển nông nghiệp ứng với công nghệ cao, đến nay trên địa bàn thị xã Tân Châu đã quy hoạch chi tiết các vùng, sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. Điển hình như vùng sản xuất rau màu, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi thủy sản, vùng chăn nuôi bò và vùng sản xuất hoa kiểng. Có thể nói, trong những năm gần đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng - vật nuôi, mà nhiều hộ nông dân trên địa thị xã Tân Châu nói chung và phường Long Phú nói riêng đã từng bước cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu từ chính mảnh ruộng của mình, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương hiện nay./.
Theo ông Trần Văn Khổng - nông dân khóm Long Quới “C”, phường Long Phú cho biết: nhiều năm qua thấy việc canh tác lúa không mang lại hiệu quả, ông bắt đầu tìm kiếm mô hình khác để chuyển đổi cây trồng trên mãnh ruộng của mình. Thông qua kênh truyền hình, thấy nông dân ở huyện Gò Công - tỉnh Tiền Giang, trồng sơ ri cho thu nhập cao. Ông Khổng bắt đầu tìm hiểu và mạnh dạn tìm mua giống sơ ri về trồng thí nghiệm trên diện tích 7.000 m2 đất nhà của mình. Với tính cần cù, chịu khó, sau 6 tháng trồng và chăm sóc, cây sơ ri bắt đầu cho thu hoạch trái. Hiện tại diện tích sơ ri của ông Trần Văn Khổng đang cho thu hoạch liên tiếp mỗi ngày, mỗi đợt bẻ trái từ 150 đến 200 kg, với giá bán hiện nay thương lái vào tận vườn thu mua 8.000đ/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí, mỗi đợt thu lãi trên 800 ngàn đồng và mỗi năm gia đình ông Khổng có thu nhập từ trái sơ ri trên 100 triệu đồng.
Thương lái vào tận vườn thu mua sơ ri |
Cũng như nông dân Trần Văn Khổng, bà Huỳnh Thị Nhơn ngụ cùng khóm Long Quới “C”, phường Long Phú, cũng là một trong những nông dân chuyển đổi thành công mô hình từ lúa sang vườn. Qua nhiều năm trồng lúa, thấy không mang lại hiệu quả, để cải thiện cuộc sống gia đình, bằng kinh nghiệm của một nhà nông, thông qua các kênh thông tin trên mạng Internet, thấy nông dân ở tỉnh Đồng Nai trồng chuối già cấy mô cho thu nhập cao, bà Nhơn bắt đầu tìm hiểu và thời gian sau đó bà tìm đến tận nơi để đặt mua giống chuối về trồng thí nghiệm.
Do có nhiều kinh nghiệm trong việc làm vườn, lại biết áp dụng các khoa học kỹ thuật mới vào trồng trọt, nên qua 10 tháng trồng và chăm sóc, vườn chuối của bà Huỳnh Thị Nhơn đã mang lại thu nhập kinh tế cao cho gia đình. Với 4.000 m2 đất trồng lúa được bà Nhơn chuyển sang trồng hơn 1.000 cây chuối già thí nghiệm. Trung bình từ 02 – 03 ngày sẽ thu hoạch một đợt được khoảng trên 50 buồng. Hiện nay, thương lái vào tận nơi để thu mua với giá 70 ngàn đồng/buồng, sau khi trừ hết chi phí thì mỗi đợt bà Nhơn thu lãi gần 3 triệu đồng. Đánh giá về hiệu quả mô hình bà Huỳnh Thị Nhơn cho biết thêm: “Trồng chuối không mất nhiều công suất, chỉ cần bón phân và tưới nước thường xuyên là cây phát triển tốt, đặc biệt khi cây chuối trỗ buồng thì tách con ra bớt để cho buồng lớn, trái to. Hiện nay, loại chuối này đang được các thương lái thu mua để xuất khẩu qua nước bạn Campuchia. Tôi thấy trồng chuối mang lại hiệu quả, bây giờ gia đình tôi chuẩn mở rộng thêm diện tích 4.000 m2 để trồng chuối”.
Chuối già cấy mô là loại cây đặc sản, vốn đầu tư ít, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, trọng lượng buồng từ 20 - 25 kg/buồng, có buồng nặng tới gần 30 kg, số lượng nải dao động từ 8 - 10 nải/1 buồng, trọng lượng trái trung bình 120 gam, khi chín có màu vàng tươi, ăn có vị ngọt dẻo, thơm ngon và cho thu hoạch quanh năm đem lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất cao gấp 1 - 1,2 lần so với giống chuối thông thường.
Diện tích chuối gia cấy mô của bà Huỳnh Thị Nhơn |
Đánh giá về hiệu quả mô hình chuyển đổi cây trồng từ lúa sang vườn của bà con nông dân, ông Nguyễn Văn Hậu, Khuyến Nông viên phường Long Phú cho biết: “Hàng năm, địa phương luôn tích cực vận động nông dân chuyển đổi cây trồng, từ cây kém hiệu qua sang cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn, điển hình như: mô hình trồng sen, ổi Đài Loan, trồng sơ ri,… đặc biệt là mô hình trồng chuối già cấy mô là mô hình mới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, hiệu quả của mô hình này đã mở ra một hướng đi mới cho nông dân, sắp tới địa phương sẽ tuyên truyền vận động nông dân để trồng và nhân rộng các mô hình này ra”.
Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về phát triển nông nghiệp ứng với công nghệ cao, đến nay trên địa bàn thị xã Tân Châu đã quy hoạch chi tiết các vùng, sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao. Điển hình như vùng sản xuất rau màu, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng chăn nuôi thủy sản, vùng chăn nuôi bò và vùng sản xuất hoa kiểng. Có thể nói, trong những năm gần đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng - vật nuôi, mà nhiều hộ nông dân trên địa thị xã Tân Châu nói chung và phường Long Phú nói riêng đã từng bước cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu từ chính mảnh ruộng của mình, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương hiện nay./.
Bài, ảnh: Văn Phô