"Non nước xa khơi, sao cho trong ấm thì ngoài mới êm"
- Được đăng: Thứ hai, 06 Tháng 3 2023 08:53
- Lượt xem: 1855
(TUAG)- Nhiều người đọc Truyện Kiều chắc không quên mấy câu này: “Nàng rằng: Non nước xa khơi / Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm”. Đây chỉ là 2 câu trong trường đoạn lập luận của Thúy Kiều với Thúc Sinh trong Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du. Câu nói (với triết lý hết sức đơn giản đó) của nàng Kiều năm xưa nhưng gợi bài học thấm thía với mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay.
Từ điển thành ngữ Việt Nam(1), giải thích thành ngữ “trong ấm, ngoài êm” được giải thích là: “1. Có quan hệ trong nội bộ cũng như với bên ngoài hòa thuận, êm ấm, yên ổn. 2. Trong nội bộ có đoàn kết, tốt đẹp thì các quan hệ bên ngoài mới yên ổn, êm thấm”. Nghĩa 1 (giống như lời nàng Kiều trong câu thơ trên) là lời khuyên cho mỗi gia đình. Nghĩa 2 là lời khuyên dành cho mỗi tập thể, mỗi cơ quan, tổ chức...
Tựu trung, mọi sự lớn nhỏ ở đời chỉ yên ổn, tốt đẹp “xuôi chèo mát mái” khi có sự đồng thuận từ bên trong nội bộ (mỗi gia đình hay mỗi tập thể) trước đã. Gia đình hay mỗi tập thể mà mất đoàn kết, lục đục, không thể làm tốt công việc.
Xét riêng ở góc độ của một tập thể, xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong nội bộ là gắn kết tinh thần, ý thức của mỗi cá nhân trong một tập thể, cùng hướng đến và đạt được một mục tiêu chung mà tập thể đã đề ra. Vì vậy, đây được xác định là nội dung quan trọng hàng đầu xây dựng chi bộ, cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh, tạo nên sức mạnh để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Ngay từ khi mới thành lập Đảng cũng như trong các thời kỳ khác nhau của cách mạng, sự đoàn kết, thống nhất là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất giai cấp, là điều kiện để thống nhất toàn dân và đưa cách mạng đến thắng lợi, là một nguyên tắc cơ bản có vị trí hàng đầu trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Đồng thời, Đảng coi sự chia rẽ trong nội bộ Đảng là tội ác lớn nhất đối với Đảng. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu trong việc thực hiện nguyên tắc đoàn kết, thống nhất. Từ khi mới ra đời, Đảng đã gắn bó với dân tộc, hòa mình cùng dân tộc, sinh tồn trong dân tộc. Tập hợp trong hàng ngũ của Đảng là những người xuất thân từ nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, chủ yếu là công nhân và nông dân, nhưng đều chung lý tưởng, mục tiêu và lợi ích. Lý tưởng đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Mục tiêu đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lợi ích đó là phục vụ giai cấp, phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc, ngoài ra Đảng không có lợi ích riêng tư nào khác. Chính lý tưởng chung, mục tiêu chung và lợi ích chung là cơ sở của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đoàn kết, thống nhất thực sự là động lực chủ yếu của sự phát triển của Đảng. Thống nhất là cơ bản, các hình thức đấu tranh nội bộ mang tính chất xây dựng, góp phần quan trọng củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đoàn kết, thống nhất là một yêu cầu cơ bản, một nguyên tắc tổ chức và hoạt động quan trọng hàng đầu của Đảng, quyết định sức mạnh của Đảng, nhằm bảo đảm giành được những thắng lợi to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sức mạnh to lớn của đoàn kết qua thực tiễn cách mạng nước ta: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch. Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng Tháng Tám thành công. Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi. Lực lượng đoàn kết sẽ động viên Nhân dân từ Bắc đến Nam đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước”.
Trong các tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tới hàng trăm bài nói và bài viết về đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật của Người là: “Đoàn kết làm ra sức mạnh”; “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết là thắng lợi của chúng ta”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Phân tích toàn diện, sâu sắc tầm quan trọng của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ Nhân dân giao phó cho chúng ta”. “Toàn Đảng, toàn dân đồng sức đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được”. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng không phải là “đoàn kết một chiều”, “bằng mặt mà không bằng lòng”,... mà đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải là một chiến lược lâu dài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đoàn kết phải trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có lý, có tình, bằng tình cảm cách mạng trong sáng, tình thương yêu đồng chí, đồng bào.
Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là mỗi đảng viên phải gương mẫu thực hiện nói đi đôi với làm, “đoàn kết không phải ngoài miệng mà phải đoàn kết trong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh chỉ như một người” và nhờ vậy “Cách mạng nhất định thành công” - Ta thành công chính vì ta đoàn kết, quyết tâm, tin tưởng”.
Thực tiễn cho thấy, chi bộ, cơ quan, đơn vị nào đoàn kết, thống nhất nội bộ cao sẽ luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao; tư tưởng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) thoải mái, tin tưởng, phấn khởi. Ngược lại, nếu nội bộ không đoàn kết, thống nhất thì trên dưới lục đục, công việc sẽ ì ạch, không chất lượng; không khí làm việc nặng nề; uy tín cơ quan giảm sút.
Đoàn kết, thống nhất trong tập thể chi bộ, cơ quan, đơn vị không phải tự nhiên mà có, mà phải được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; tinh thần hợp tác và chia sẻ chân thành, cầu thị vì mục tiêu chung của đơn vị.
Trong đó, phải kể đến vai trò của người đứng đầu chi bộ, cơ quan, đơn vị thực hành nêu gương trước, từ đó lan tỏa đến từng CB, CC, VC, NLĐ. Vì là người lèo lái con thuyền đưa tập thể chi bộ, cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra nên người đứng đầu phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý; không ngừng hoàn thiện bản thân để đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo, điều hành công việc; là trung tâm gắn kết từng CB, CC, VC, NLĐ.
Cùng với nêu gương, lãnh đạo chi bộ, cơ quan, đơn vị cần phát huy vai trò của các đoàn thể, đảng viên là cán bộ quản lý các phòng chuyên môn trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của CB, CC, VC, NLĐ; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; động viên, chia sẻ với những CB, CC, VC, NLĐ gặp khó khăn; thực hiện tốt chế độ chính sách… Từ đó, giúp CB, CC, VC, NLĐ gắn bó với cơ quan, hết mình với công việc; biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; làm việc gì cũng nghĩ đến tập thể, xem xét liệu việc mình làm có ảnh hưởng đến tập thể hay không.
Đoàn kết trong nội bộ cũng khuyến khích CB, CC, VC, NLĐ phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình; dám nhận khuyết điểm, hạn chế và góp ý cho đồng chí, đồng nghiệp của mình trên tinh thần xây dựng để mọi người cùng tiến bộ. Cùng với trách nhiệm của người đứng đầu, mỗi CB, CC, VC, NLĐ phải luôn nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những hành vi và việc làm của bản thân. Nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quyền hạn, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác; hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao với chất lượng, hiệu quả cao.
Xây dựng đoàn kết nội bộ, giữ được văn hóa đoàn kết đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn tìm cách cân bằng được cả hai cảm xúc suy nghĩ tiêu cực và tích cực của mình. Muốn xây dựng đoàn kết nội bộ thật sự phải kiên quyết đấu tranh loại trừ những người cơ hội, kích động, xúi dục làm chuyện sai trái gây mất đoàn kết nội bộ. Trong tư tưởng mỗi cá nhân phải nhấn mạnh được mục đích chung và lợi ích chung của tất cả để cùng hướng mọi người về một mối, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Xin ai nên nhớ chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”./.
(1) Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1993.
Từ điển thành ngữ Việt Nam(1), giải thích thành ngữ “trong ấm, ngoài êm” được giải thích là: “1. Có quan hệ trong nội bộ cũng như với bên ngoài hòa thuận, êm ấm, yên ổn. 2. Trong nội bộ có đoàn kết, tốt đẹp thì các quan hệ bên ngoài mới yên ổn, êm thấm”. Nghĩa 1 (giống như lời nàng Kiều trong câu thơ trên) là lời khuyên cho mỗi gia đình. Nghĩa 2 là lời khuyên dành cho mỗi tập thể, mỗi cơ quan, tổ chức...
Tựu trung, mọi sự lớn nhỏ ở đời chỉ yên ổn, tốt đẹp “xuôi chèo mát mái” khi có sự đồng thuận từ bên trong nội bộ (mỗi gia đình hay mỗi tập thể) trước đã. Gia đình hay mỗi tập thể mà mất đoàn kết, lục đục, không thể làm tốt công việc.
Xét riêng ở góc độ của một tập thể, xây dựng mối đoàn kết thống nhất trong nội bộ là gắn kết tinh thần, ý thức của mỗi cá nhân trong một tập thể, cùng hướng đến và đạt được một mục tiêu chung mà tập thể đã đề ra. Vì vậy, đây được xác định là nội dung quan trọng hàng đầu xây dựng chi bộ, cơ quan, đơn vị ngày càng vững mạnh, tạo nên sức mạnh để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Ngay từ khi mới thành lập Đảng cũng như trong các thời kỳ khác nhau của cách mạng, sự đoàn kết, thống nhất là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất giai cấp, là điều kiện để thống nhất toàn dân và đưa cách mạng đến thắng lợi, là một nguyên tắc cơ bản có vị trí hàng đầu trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Đồng thời, Đảng coi sự chia rẽ trong nội bộ Đảng là tội ác lớn nhất đối với Đảng. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải là những người đi đầu trong việc thực hiện nguyên tắc đoàn kết, thống nhất. Từ khi mới ra đời, Đảng đã gắn bó với dân tộc, hòa mình cùng dân tộc, sinh tồn trong dân tộc. Tập hợp trong hàng ngũ của Đảng là những người xuất thân từ nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, chủ yếu là công nhân và nông dân, nhưng đều chung lý tưởng, mục tiêu và lợi ích. Lý tưởng đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Mục tiêu đó là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Lợi ích đó là phục vụ giai cấp, phục vụ Nhân dân, phục vụ Tổ quốc, ngoài ra Đảng không có lợi ích riêng tư nào khác. Chính lý tưởng chung, mục tiêu chung và lợi ích chung là cơ sở của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đoàn kết, thống nhất thực sự là động lực chủ yếu của sự phát triển của Đảng. Thống nhất là cơ bản, các hình thức đấu tranh nội bộ mang tính chất xây dựng, góp phần quan trọng củng cố và tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đoàn kết, thống nhất là một yêu cầu cơ bản, một nguyên tắc tổ chức và hoạt động quan trọng hàng đầu của Đảng, quyết định sức mạnh của Đảng, nhằm bảo đảm giành được những thắng lợi to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sức mạnh to lớn của đoàn kết qua thực tiễn cách mạng nước ta: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch. Lực lượng đoàn kết đã giúp Cách mạng Tháng Tám thành công. Lực lượng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi. Lực lượng đoàn kết sẽ động viên Nhân dân từ Bắc đến Nam đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước”.
Trong các tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tới hàng trăm bài nói và bài viết về đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật của Người là: “Đoàn kết làm ra sức mạnh”; “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết là thắng lợi của chúng ta”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Phân tích toàn diện, sâu sắc tầm quan trọng của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ Nhân dân giao phó cho chúng ta”. “Toàn Đảng, toàn dân đồng sức đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được”. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng không phải là “đoàn kết một chiều”, “bằng mặt mà không bằng lòng”,... mà đoàn kết, thống nhất trong Đảng phải là một chiến lược lâu dài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đoàn kết phải trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có lý, có tình, bằng tình cảm cách mạng trong sáng, tình thương yêu đồng chí, đồng bào.
Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là mỗi đảng viên phải gương mẫu thực hiện nói đi đôi với làm, “đoàn kết không phải ngoài miệng mà phải đoàn kết trong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh chỉ như một người” và nhờ vậy “Cách mạng nhất định thành công” - Ta thành công chính vì ta đoàn kết, quyết tâm, tin tưởng”.
Thực tiễn cho thấy, chi bộ, cơ quan, đơn vị nào đoàn kết, thống nhất nội bộ cao sẽ luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao; tư tưởng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) thoải mái, tin tưởng, phấn khởi. Ngược lại, nếu nội bộ không đoàn kết, thống nhất thì trên dưới lục đục, công việc sẽ ì ạch, không chất lượng; không khí làm việc nặng nề; uy tín cơ quan giảm sút.
Đoàn kết, thống nhất trong tập thể chi bộ, cơ quan, đơn vị không phải tự nhiên mà có, mà phải được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; tinh thần hợp tác và chia sẻ chân thành, cầu thị vì mục tiêu chung của đơn vị.
Trong đó, phải kể đến vai trò của người đứng đầu chi bộ, cơ quan, đơn vị thực hành nêu gương trước, từ đó lan tỏa đến từng CB, CC, VC, NLĐ. Vì là người lèo lái con thuyền đưa tập thể chi bộ, cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra nên người đứng đầu phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, quản lý; không ngừng hoàn thiện bản thân để đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo, điều hành công việc; là trung tâm gắn kết từng CB, CC, VC, NLĐ.
Cùng với nêu gương, lãnh đạo chi bộ, cơ quan, đơn vị cần phát huy vai trò của các đoàn thể, đảng viên là cán bộ quản lý các phòng chuyên môn trong nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của CB, CC, VC, NLĐ; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; động viên, chia sẻ với những CB, CC, VC, NLĐ gặp khó khăn; thực hiện tốt chế độ chính sách… Từ đó, giúp CB, CC, VC, NLĐ gắn bó với cơ quan, hết mình với công việc; biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân; làm việc gì cũng nghĩ đến tập thể, xem xét liệu việc mình làm có ảnh hưởng đến tập thể hay không.
Đoàn kết trong nội bộ cũng khuyến khích CB, CC, VC, NLĐ phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình; dám nhận khuyết điểm, hạn chế và góp ý cho đồng chí, đồng nghiệp của mình trên tinh thần xây dựng để mọi người cùng tiến bộ. Cùng với trách nhiệm của người đứng đầu, mỗi CB, CC, VC, NLĐ phải luôn nâng cao bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, nâng cao vai trò, tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những hành vi và việc làm của bản thân. Nêu cao ý thức trách nhiệm, thực hiện đầy đủ quyền hạn, quy trình chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác; hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao với chất lượng, hiệu quả cao.
Xây dựng đoàn kết nội bộ, giữ được văn hóa đoàn kết đòi hỏi mỗi cá nhân phải luôn tìm cách cân bằng được cả hai cảm xúc suy nghĩ tiêu cực và tích cực của mình. Muốn xây dựng đoàn kết nội bộ thật sự phải kiên quyết đấu tranh loại trừ những người cơ hội, kích động, xúi dục làm chuyện sai trái gây mất đoàn kết nội bộ. Trong tư tưởng mỗi cá nhân phải nhấn mạnh được mục đích chung và lợi ích chung của tất cả để cùng hướng mọi người về một mối, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh “Xin ai nên nhớ chữ đồng. Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”./.
Đông Hải
____________(1) Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1993.