Cán bộ, đảng viên phải thật sự là người đày tớ thật trung thành của nhân dân
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 12 2017 07:53
- Lượt xem: 2904
(TGAG)- Là cán bộ, đảng viên chắc mỗi người chúng ta, ai ai cũng nhớ những lời Bác Hồ dạy trước lúc đi xa. Trong bản Di chúc, Người đã căn dặn rằng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Lời dạy đó không chỉ chứng tỏ tư duy đặc sắc của Người về một Đảng Cộng sản cầm quyền kiểu mới, mà còn thể hiện chiều sâu nhân văn của một nhà tư tưởng vĩ đại.
Để Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, để mỗi cán bộ, đảng viên thật xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Người đã yêu cầu đối với mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên phải: (1) quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta; (2) tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong; (3) tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”.
Người dạy rằng: để có đường lối đúng và đường lối đó nhanh chóng đi vào cuộc sống, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là những người có trí tuệ, có bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn, phải hết sức gương mẫu, phải là những người dám hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích của tập thể, vì lợi ích của dân tộc. Đó là những người luôn luôn vững vàng “đi trước” trong gian khó, để quần chúng tin tưởng “theo sau”; phải là những người thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “khổ trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ”, “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, trở thành Đảng cầm quyền, trong Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt lưu ý cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính quyền các cấp: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. Đây chính là sự khác biệt về bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân là chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”. Theo Người, đày tớ của nhân dân, cũng có nghĩa là “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Cán bộ, đảng viên không những phải “yêu dân”, “kính dân”, mà còn phải biết ơn nhân dân. Bởi vì “cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”.
Mặt khác, Hồ Chí Minh khẳng định và cảnh báo: Đảng ta có quyền lực chính trị, có quyền lãnh đạo đất nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chính vì vậy, cán bộ, đảng viên dù ít, dù nhiều đều có quyền hành, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Khi đã có chức quyền thì cán bộ, đảng viên rất dễ sa vào quan liêu, tham nhũng, xa hoa, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, xa rời nhân dân, đứng trên nhân dân, ức hiếp nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán rất nghiêm khắc các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, đảng viên như: “Miệng thì nói “dân chủ”, nhưng việc làm thì theo lối “quan chủ”. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng...”. Tất cả những căn bệnh trên được Hồ Chí Minh coi là “giặc nội xâm”, là một trong những nguyên nhân chính làm suy yếu sức mạnh tổ chức của Đảng, trực tiếp đe dọa vai trò cầm quyền của Đảng.
Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên đã phấn đấu quên mình vì sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng là người chiến sĩ cách mạng có phẩm chất đạo đức trong sáng được quần chúng tin yêu, mến phục. Những cán bộ, đảng viên đó đã lấy lời dạy của Bác làm phương châm hành động: “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sẵn sàng hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tiêu biểu, trong Đảng hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Họ chưa thực hiện nghiêm túc những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Họ chỉ biết “vì mình” mà quên “vì mọi người”, họ chỉ lo vun vén cho cá nhân. Họ chưa xác định mình phải là người đày tớ thật trung thành của nhân dân như lời Bác dạy.
Để khắc phục hạn chế nêu trên, thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên phấn đấu rèn luyện để không những thật sự xứng đáng là người lãnh đạo quần chúng mà còn phải luôn xác định mình chính là đày tớ, là công bộc, là người phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên, mọi cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, chỉ khi nào Đảng làm tốt vai trò lãnh đạo và phục vụ tận tụy nhân dân thì lúc đó Đảng sẽ luôn được nhân dân tin cậy, yêu mến và họ sẽ một lòng son sắt với Đảng. Ở đâu, bao giờ đội ngũ đảng viên, cán bộ tiền phong, gương mẫu về mọi mặt, hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, làm tròn bổn phận “đày tớ”, “công bộc” của nhân dân thì ở đó, khi đó tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh và được quần chúng đùm bọc, che chở và bảo vệ./.
Để Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, để mỗi cán bộ, đảng viên thật xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Người đã yêu cầu đối với mỗi tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên phải: (1) quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta; (2) tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong; (3) tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”.
Người dạy rằng: để có đường lối đúng và đường lối đó nhanh chóng đi vào cuộc sống, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải là những người có trí tuệ, có bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm thực tiễn, phải hết sức gương mẫu, phải là những người dám hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích của tập thể, vì lợi ích của dân tộc. Đó là những người luôn luôn vững vàng “đi trước” trong gian khó, để quần chúng tin tưởng “theo sau”; phải là những người thật sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “khổ trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ”, “Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, trở thành Đảng cầm quyền, trong Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt lưu ý cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính quyền các cấp: “Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”. Đây chính là sự khác biệt về bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân là chủ thì chủ tịch, bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải làm quan cách mạng”. Theo Người, đày tớ của nhân dân, cũng có nghĩa là “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Cán bộ, đảng viên không những phải “yêu dân”, “kính dân”, mà còn phải biết ơn nhân dân. Bởi vì “cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra”.
Mặt khác, Hồ Chí Minh khẳng định và cảnh báo: Đảng ta có quyền lực chính trị, có quyền lãnh đạo đất nước, lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội. Chính vì vậy, cán bộ, đảng viên dù ít, dù nhiều đều có quyền hành, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Khi đã có chức quyền thì cán bộ, đảng viên rất dễ sa vào quan liêu, tham nhũng, xa hoa, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, xa rời nhân dân, đứng trên nhân dân, ức hiếp nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán rất nghiêm khắc các biểu hiện tiêu cực trong cán bộ, đảng viên như: “Miệng thì nói “dân chủ”, nhưng việc làm thì theo lối “quan chủ”. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng...”. Tất cả những căn bệnh trên được Hồ Chí Minh coi là “giặc nội xâm”, là một trong những nguyên nhân chính làm suy yếu sức mạnh tổ chức của Đảng, trực tiếp đe dọa vai trò cầm quyền của Đảng.
Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên đã phấn đấu quên mình vì sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng là người chiến sĩ cách mạng có phẩm chất đạo đức trong sáng được quần chúng tin yêu, mến phục. Những cán bộ, đảng viên đó đã lấy lời dạy của Bác làm phương châm hành động: “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sẵn sàng hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Tuy nhiên, bên cạnh những tấm gương tiêu biểu, trong Đảng hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái hóa về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Họ chưa thực hiện nghiêm túc những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Họ chỉ biết “vì mình” mà quên “vì mọi người”, họ chỉ lo vun vén cho cá nhân. Họ chưa xác định mình phải là người đày tớ thật trung thành của nhân dân như lời Bác dạy.
Để khắc phục hạn chế nêu trên, thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên phấn đấu rèn luyện để không những thật sự xứng đáng là người lãnh đạo quần chúng mà còn phải luôn xác định mình chính là đày tớ, là công bộc, là người phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên, mọi cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, chỉ khi nào Đảng làm tốt vai trò lãnh đạo và phục vụ tận tụy nhân dân thì lúc đó Đảng sẽ luôn được nhân dân tin cậy, yêu mến và họ sẽ một lòng son sắt với Đảng. Ở đâu, bao giờ đội ngũ đảng viên, cán bộ tiền phong, gương mẫu về mọi mặt, hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, làm tròn bổn phận “đày tớ”, “công bộc” của nhân dân thì ở đó, khi đó tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh và được quần chúng đùm bọc, che chở và bảo vệ./.
LÂM VĂN GIÀU