Công tác Lịch sử Đảng
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
- Được đăng: Thứ sáu, 27 Tháng 1 2017 08:37
- Lượt xem: 49353
(TGAG)- Giữa năm 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Việt Nam đã thất bại. Để cứu vãn tình hình, Mỹ chuyển sang tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Mục tiêu Mỹ đặt ra trong “chiến tranh cục bộ” là đánh bại lực lượng cách mạng miền Nam trong vòng 25 - 30 tháng (giữa năm 1965 đến 1967) không thực hiện được nhưng Mỹ vẫn chưa chịu xuống thang chiến tranh. Ta đã thắng lớn nhưng chưa làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh có lợi cho ta. Tại Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12/1967) và Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 14 (tháng 01/1968) quyết định: “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định; phải tạo được một bước ngoặt lớn của cuộc chiến tranh. Phải tạo một bước nhảy vọt bằng chọn hướng chiến lược hiểm và dùng cách đánh mới, giáng một đòn bất ngờ thật mạnh vào ý chí xâm lược của Mỹ”. Con đường đi tới thắng lợi quyết định đó là bằng “Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa”.
Thực hiện chủ trương của Trung ương, vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan nhất, ta đã đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền, quy mô rộng lớn nhất từ trước tới nay. Hướng tiến công chủ yếu là các thành phố, thị xã, thị trấn. Đây là điểm đặc biệt vì lần đầu tiên ta đánh vào các trung tâm sào huyệt của Mỹ - ngụy, nơi tập trung lực lượng quân sự, chính trị chủ yếu của địch. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy kéo dài đến cuối tháng 9/1968, trải qua 3 đợt. Riêng tỉnh An Giang và Châu Đốc phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã, khiến địch phải bị động đối phó. Tại Châu Đốc, quân giải phóng đã tung vào một lực lượng lớn mà địch vẫn không hề hay biết và Châu Đốc trở thành một trong hai nơi bị thiệt hại nặng nhất của Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân ta đã giành thắng lợi to lớn, đã tác động mạnh đến nước Mỹ. Ta đã chiến đấu trong điều kiện hết sức chênh lệch về lực lượng và vũ khí. Quân ta chỉ có gần 277.000 quân trên toàn chiến trường (trong đó, 220.000 quân chủ lực, 57.000 bộ đội địa phương) phải dàn ra để chống lại hơn 1.100.000 tay súng, ngoài ra còn có 2.600 máy bay, 3.000 trực thăng và 3.500 xe thiết giáp. Tuy chiến đấu trong điều kiện chênh lệch về lực lượng và vũ khí nhưng quân dân ta đã giành thắng lợi lớn: loại khỏi vòng chiến đấu 630.000 tên Mỹ, ngụy và chư hầu; tiêu diệt và đánh thiệt hại 1 lữ đoàn, 7 trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, 18 chi đoàn xe thiết giáp, phá hủy, phá hỏng 13.000 xe quân sự, 1.000 tàu, xuồng chiến đấu; diệt, bức rút, bức hàng 15.000 đồn bốt và chi khu. Đó là thắng lợi chưa từng có của ta. Buộc chính quyền Mỹ phải thừa nhận một thực tế là không thể thắng được bằng quân sự ở Việt Nam; quân viễn chinh Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh xâm lược khi mục tiêu xâm lược chưa đạt được và chiến tranh chưa kết thúc.
Ta đã thắng Mỹ không chỉ đơn thuần về quân sự mà còn đánh vào tinh thần và ý chí xâm lược của đối phương, làm cho binh lính Mỹ, chư hầu ngán ngẫm, khủng hoảng về tinh thần, sa sút về ý chí. “Tự lo lấy sinh mạng của mình, sống qua thời kỳ này” và cố gắng “đừng là người lính chết sau cùng ở Việt Nam” là tâm lý chung của đội quân viễn chinh Mỹ ở giai đoạn này. Người Mỹ đã thừa nhận “hậu quả chính trị do thắng lợi đáng kinh ngạc của Việt Cộng gây ra lần này mới là nguy hại nhất” và “điều hiển nhiên là người Mỹ đã thua đứt về mặt chính trị trong cuộc chiến tranh này”.
Sự kiện “Tết” năm 1968, đã gây ra cơn chấn động dữ dội trong dư luận nước Mỹ và trên thế giới. Mỹ bị cô lập chưa từng thấy, cả những đồng minh của Mỹ cũng không ủng hộ chính sách chiến tranh xâm lược Việt Nam. Làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam dâng cao trong lòng nước Mỹ, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra. Hạ viện Mỹ phải ra lệnh rút tất cả bộ binh ở Việt Nam về nước trong thời gian ngắn nhất và tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh nhằm xoa dịu làn sóng chống chiến tranh đang dâng cao ở Mỹ.
Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, buộc quân Mỹ phải chuyển từ “tìm diệt và bình định” sang “quét và giữ”, phải hạn chế ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, rồi ngừng hẳn ném bom vào ngày 01/11/1968; đánh dấu sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải “xuống thang” chiến tranh, ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Paris. Ta có điều kiện mở mặt trận tiến công mới về ngoại giao, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
Thực tế đã chứng minh, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân miền Nam đã mở ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Nếu thực hiện cuộc tiến công chiến lược sớm hơn, một mặt ta chưa đủ thế và lực, mặt khác Mỹ chưa thất bại trong hai cuộc phản công mùa khô, thì rất khó làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Còn nếu thực hiện cuộc tiến công muộn hơn, nghĩa là năm bầu cử Tổng thống Mỹ đi qua, thì áp lực quân sự trên chiến trường cũng khó có thể làm rung chuyển nước Mỹ, làm xáo trộn chính sách chiến tranh của Chính quyền Hoa Kỳ. Mậu Thân năm 1968 đã buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán đi đến ký Hiệp định Paris tháng 1/1973 và tiến tới kết thúc chiến tranh tháng 4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.
Thực hiện chủ trương của Trung ương, vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân năm 1968, lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan nhất, ta đã đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền, quy mô rộng lớn nhất từ trước tới nay. Hướng tiến công chủ yếu là các thành phố, thị xã, thị trấn. Đây là điểm đặc biệt vì lần đầu tiên ta đánh vào các trung tâm sào huyệt của Mỹ - ngụy, nơi tập trung lực lượng quân sự, chính trị chủ yếu của địch. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy kéo dài đến cuối tháng 9/1968, trải qua 3 đợt. Riêng tỉnh An Giang và Châu Đốc phạm vi của chiến dịch trải rộng trên 1 thị xã, 5 thị trấn, 50 xã, khiến địch phải bị động đối phó. Tại Châu Đốc, quân giải phóng đã tung vào một lực lượng lớn mà địch vẫn không hề hay biết và Châu Đốc trở thành một trong hai nơi bị thiệt hại nặng nhất của Mỹ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân ta đã giành thắng lợi to lớn, đã tác động mạnh đến nước Mỹ. Ta đã chiến đấu trong điều kiện hết sức chênh lệch về lực lượng và vũ khí. Quân ta chỉ có gần 277.000 quân trên toàn chiến trường (trong đó, 220.000 quân chủ lực, 57.000 bộ đội địa phương) phải dàn ra để chống lại hơn 1.100.000 tay súng, ngoài ra còn có 2.600 máy bay, 3.000 trực thăng và 3.500 xe thiết giáp. Tuy chiến đấu trong điều kiện chênh lệch về lực lượng và vũ khí nhưng quân dân ta đã giành thắng lợi lớn: loại khỏi vòng chiến đấu 630.000 tên Mỹ, ngụy và chư hầu; tiêu diệt và đánh thiệt hại 1 lữ đoàn, 7 trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, 18 chi đoàn xe thiết giáp, phá hủy, phá hỏng 13.000 xe quân sự, 1.000 tàu, xuồng chiến đấu; diệt, bức rút, bức hàng 15.000 đồn bốt và chi khu. Đó là thắng lợi chưa từng có của ta. Buộc chính quyền Mỹ phải thừa nhận một thực tế là không thể thắng được bằng quân sự ở Việt Nam; quân viễn chinh Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh xâm lược khi mục tiêu xâm lược chưa đạt được và chiến tranh chưa kết thúc.
Ta đã thắng Mỹ không chỉ đơn thuần về quân sự mà còn đánh vào tinh thần và ý chí xâm lược của đối phương, làm cho binh lính Mỹ, chư hầu ngán ngẫm, khủng hoảng về tinh thần, sa sút về ý chí. “Tự lo lấy sinh mạng của mình, sống qua thời kỳ này” và cố gắng “đừng là người lính chết sau cùng ở Việt Nam” là tâm lý chung của đội quân viễn chinh Mỹ ở giai đoạn này. Người Mỹ đã thừa nhận “hậu quả chính trị do thắng lợi đáng kinh ngạc của Việt Cộng gây ra lần này mới là nguy hại nhất” và “điều hiển nhiên là người Mỹ đã thua đứt về mặt chính trị trong cuộc chiến tranh này”.
Sự kiện “Tết” năm 1968, đã gây ra cơn chấn động dữ dội trong dư luận nước Mỹ và trên thế giới. Mỹ bị cô lập chưa từng thấy, cả những đồng minh của Mỹ cũng không ủng hộ chính sách chiến tranh xâm lược Việt Nam. Làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam dâng cao trong lòng nước Mỹ, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình diễn ra. Hạ viện Mỹ phải ra lệnh rút tất cả bộ binh ở Việt Nam về nước trong thời gian ngắn nhất và tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh nhằm xoa dịu làn sóng chống chiến tranh đang dâng cao ở Mỹ.
Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đánh thẳng vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, buộc quân Mỹ phải chuyển từ “tìm diệt và bình định” sang “quét và giữ”, phải hạn chế ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, rồi ngừng hẳn ném bom vào ngày 01/11/1968; đánh dấu sự thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải “xuống thang” chiến tranh, ngồi vào đàm phán với ta tại Hội nghị Paris. Ta có điều kiện mở mặt trận tiến công mới về ngoại giao, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”.
Thực tế đã chứng minh, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân miền Nam đã mở ra bước ngoặt chiến lược, có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Nếu thực hiện cuộc tiến công chiến lược sớm hơn, một mặt ta chưa đủ thế và lực, mặt khác Mỹ chưa thất bại trong hai cuộc phản công mùa khô, thì rất khó làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Còn nếu thực hiện cuộc tiến công muộn hơn, nghĩa là năm bầu cử Tổng thống Mỹ đi qua, thì áp lực quân sự trên chiến trường cũng khó có thể làm rung chuyển nước Mỹ, làm xáo trộn chính sách chiến tranh của Chính quyền Hoa Kỳ. Mậu Thân năm 1968 đã buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán đi đến ký Hiệp định Paris tháng 1/1973 và tiến tới kết thúc chiến tranh tháng 4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước./.
P.LLCT-LSĐ