Để nêu gương trở thành phương thức lãnh đạo hiệu quả của Đảng
- Được đăng: Thứ hai, 11 Tháng 9 2023 14:32
- Lượt xem: 950
(TUAG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã từng căn dăn: “Muốn người ta theo, mình phải làm gương trước”. Người khẳng định rằng: Đối với các dân tộc phương Đông thì “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, “Lấy gương người tốt việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”. Đó chính là những căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi khi nhắc đến vai trò tiên phong của đảng viên. Đặc biệt, đảng viên nắm giữ những chức vụ lãnh đạo, quản lý quan trọng thì càng cần phải nêu gương sáng về tinh thần tiên phong trong công tác, giữ gìn đạo đức, phẩm chất của người cộng sản, tận tâm phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, vì hạnh phúc của Nhân dân.
Thời gian qua, cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu, mô hình điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó có nhiều gương về đạo đức cách mạng cần mẫn, hết lòng phụng sự, vì nước vì dân.
Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Nhờ có những chủ trương, quy định đúng đắn, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương, cho nên ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên, từ đó có những hành động thiết thực trong công tác và cuộc sống, tạo được sự chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ. Việc thực hiện các chủ trương, quy định về nêu gương của Đảng đã góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Dù vậy, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong hàng chục vạn cán bộ và đảng viên xứng đáng, còn lẫn vào một số người thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng. Họ còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân trong mình”. Người căn dặn toàn Đảng: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức của người cách mạng; thiếu tu dưỡng đạo đức sẽ rất dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì “tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn cho thấy, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực, góp phần tăng cường, nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng để lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Để việc nêu gương về đạo đức cách mạng trở thành phương thức lãnh đạo hiệu quả của Đảng, phát huy được vai trò, năng lực lãnh đạo, dẫn dắt của Đảng, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên về nêu gương và “tự giác nêu gương” theo phương châm “chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Cần nhận thức sâu sắc rằng, việc nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và đạo lý của cán bộ, đảng viên trước Đảng và nhân dân. Trách nhiệm nêu gương đó phải được thể hiện từ trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hoạt động tự phê bình và phê bình; đến trong quan hệ với nhân dân, trong công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
Hai là, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả các quy định của Đảng về nêu gương gắn với thực hiện các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định khác của Trung ương, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Ba là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021, của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; trong đó, tập trung làm tốt ba vấn đề: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Bốn là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, kết hợp với phát huy vai trò giám sát của các cơ quan báo chí, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống; đấu tranh, ngăn chặn mạnh mẽ, hiệu quả các biểu hiện lệch lạc, sai trái, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống.
Tóm lại, thành công của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng mấy nhiệm kỳ gần đây đã khẳng định Đảng lãnh đạo bằng hành động gương mẫu của đảng viên là một phương thức lãnh đạo quan trọng và đúng đắn. Thực tế ấy đã bổ sung vào kho tàng lý luận và thực tiễn về công tác lãnh đạo của Đảng ta. Muốn xây dựng Đảng vững mạnh xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì phải đẩy mạng xây dựng Đảng về đạo đức, mà muốn Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh” thì trước hết, đội ngũ cán bộ đảng viên phải là những người gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có như thế thì dân mới tin Đảng, ý Đảng mới hợp lòng dân. Tin tưởng rằng với truyền thống 91 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta sẽ tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta, dân tộc ta vững bước đi lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phấn đấu đến 2045 nước ta trở thành một nước phát triển có thu nhập cao như mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra./.
Thời gian qua, cả nước nói chung, tỉnh An Giang nói riêng đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu, mô hình điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó có nhiều gương về đạo đức cách mạng cần mẫn, hết lòng phụng sự, vì nước vì dân.
Tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Nhờ có những chủ trương, quy định đúng đắn, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương, cho nên ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên từng bước được nâng lên, từ đó có những hành động thiết thực trong công tác và cuộc sống, tạo được sự chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong làm việc; ý thức tổ chức kỷ luật và đoàn kết nội bộ. Việc thực hiện các chủ trương, quy định về nêu gương của Đảng đã góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Dù vậy, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trong hàng chục vạn cán bộ và đảng viên xứng đáng, còn lẫn vào một số người thấp kém về tinh thần và đạo đức cách mạng. Họ còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân trong mình”. Người căn dặn toàn Đảng: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng giao phó cho mình, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy chúng ta cũng nhất định thắng lợi”.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức của người cách mạng; thiếu tu dưỡng đạo đức sẽ rất dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì “tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
Đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn cho thấy, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, có đạo đức cách mạng trong sáng, đủ năng lực, góp phần tăng cường, nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng để lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới. Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Để việc nêu gương về đạo đức cách mạng trở thành phương thức lãnh đạo hiệu quả của Đảng, phát huy được vai trò, năng lực lãnh đạo, dẫn dắt của Đảng, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên về nêu gương và “tự giác nêu gương” theo phương châm “chức vụ càng cao càng phải gương mẫu”. Cần nhận thức sâu sắc rằng, việc nêu gương là trách nhiệm, bổn phận và đạo lý của cán bộ, đảng viên trước Đảng và nhân dân. Trách nhiệm nêu gương đó phải được thể hiện từ trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hoạt động tự phê bình và phê bình; đến trong quan hệ với nhân dân, trong công tác, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
Hai là, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả các quy định của Đảng về nêu gương gắn với thực hiện các nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các quy định khác của Trung ương, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Ba là, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021, của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; trong đó, tập trung làm tốt ba vấn đề: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên.
Bốn là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, kết hợp với phát huy vai trò giám sát của các cơ quan báo chí, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương về đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm gương sáng về đạo đức, lối sống; đấu tranh, ngăn chặn mạnh mẽ, hiệu quả các biểu hiện lệch lạc, sai trái, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm đạo đức, lối sống.
Tóm lại, thành công của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng mấy nhiệm kỳ gần đây đã khẳng định Đảng lãnh đạo bằng hành động gương mẫu của đảng viên là một phương thức lãnh đạo quan trọng và đúng đắn. Thực tế ấy đã bổ sung vào kho tàng lý luận và thực tiễn về công tác lãnh đạo của Đảng ta. Muốn xây dựng Đảng vững mạnh xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân thì phải đẩy mạng xây dựng Đảng về đạo đức, mà muốn Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh” thì trước hết, đội ngũ cán bộ đảng viên phải là những người gương mẫu về đạo đức, lối sống. Có như thế thì dân mới tin Đảng, ý Đảng mới hợp lòng dân. Tin tưởng rằng với truyền thống 91 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta sẽ tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta, dân tộc ta vững bước đi lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, phấn đấu đến 2045 nước ta trở thành một nước phát triển có thu nhập cao như mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra./.
H.B