An Giang phát huy thế mạnh du lịch tâm linh
- Được đăng: Thứ ba, 05 Tháng 1 2016 07:10
- Lượt xem: 4740
(TGAG)- Nói đến phát triển du lịch miền Tây sông nước, người ta hay nghĩ đến du lịch sinh thái, nhưng rõ ràng 13 tỉnh miền Tây Nam bộ, mỗi tỉnh có thế mạnh du lịch khác nhau như: Kiên Giang có thế mạnh du lịch biển; Cần thơ du lịch sông nước; Bạc Liêu với thế mạnh du lịch phần lớn liên quan đến văn hóa, lịch sử…. và An Giang thế mạnh du lịch là sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng.
Chúng ta có thế mạnh là một tỉnh duy nhất thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long có ngọn núi Sam (thành phố Châu Đốc) với nhiều đền, chùa, am cốc, đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Đây là một công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm nằm dưới chân núi Sam. Hằng năm, lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương; ngoài Núi Sam còn có ngọn Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở độ cao 710m có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn ... Nơi đây có núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du khách vừa tham quan, nghỉ dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu hành hương tâm linh tín ngưỡng; Nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), nơi lưu giữ trên 1.159 sọ người trong số hơn 3.157 người dân Việt Nam đã bị bọn Pôn Pốt giết hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn) là khu căn cứ của Tỉnh ủy An Giang và còn là điểm trung chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hiện thu hút hàng trăm ngàn du khách hàng năm…. Với những đặc điểm trên làm nên sự đặc trưng cho ngành du lịch An Giang với thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, từ đó du lịch An Giang trong những năm gần đây có bước khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực. Riêng trong năm 2015 có khoảng 6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang.
Có được thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, chúng ta có hẳn lợi thế bởi du khách có thể năm nay đến nơi này, năm sau đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh đẹp, thế nhưng đến với du lịch tâm linh, và nhất là du lịch tâm linh An Giang với truyền thuyết về sự hiển linh của Bà Chúa Xứ, thì ý định quay trở lại là rất cao do sự tín ngưỡng vào thần linh. Theo nhận định của khách du lịch ngoài tỉnh về sự quay trở lại An Giang có đến 78% cho biết có thể có và chắc chắn có ý định quay trở lại. Theo kết quả điều tra xã hội học về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, trong các nhóm sản phẩm của tỉnh có tiềm năng thu hút du lịch hiện nay và thời gian tới thì tỷ lệ cao nhất là du lịch tâm linh, tín ngưỡng chiếm đến 72,9%.
Dựa trên thế mạnh này, trong những năm gần đây tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành du lịch dựa trên thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh. Bên cạnh đó tỉnh cũng phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng khác như: du lịch sông nước, mùa nước nổi; mua sắm ở chợ cửa khẩu và các làng nghề; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa bản địa, về huyền thoại vùng Thất Sơn; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng… Song song đó, nhiều dịch vụ du lịch được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Tuyến cáp treo Núi Cấm; Khu nghĩ dưỡng Victoria Núi Sam; Khu di chỉ văn hóa Óc Eo; Khu công viên văn hóa tâm linh và xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch mới.... Đó là cơ sở để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến An Giang. Đặc biệt, một số khu - điểm du lịch đã tận dụng lợi thế mùa nước nổi và khai thác các hoạt động nông nghiệp để thu hút du khách đắm mình trong những phút giây hoài niệm, thư giãn tại rừng tràm Trà Sư; Vàm Nao - huyện Phú Tân, Búng Bình Thiên - huyện An Phú... thu hút hàng ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tất cả điều này là lợi thế để An Giang phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên bên cạnh sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng, An Giang cũng còn thiếu những khu vui chơi, giải trí kết hợp có thể làm hài lòng du khách và giữ chân khách du lịch lưu trú lại, do vậy hiệu quả doanh thu xã hội không nhiều, bởi phần lớn du khách đến An Giang cúng viếng, tham quan, vãn cảnh trong ngày rồi đi tỉnh khác không lưu trú lại. Ước trong năm 2015, trong số 6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang thì chỉ có 500.000 lượt khách lưu trú lại. Theo kết quả thống kê điều tra xã hội học, thời gian qua, mỗi du khách đến An Giang chỉ chi tiêu bình quân dưới 350.000 đồng/người/ngày, trong khi mức chi tiêu du lịch bình quân nơi khác đến 700.000 đồng/người/ngày.
Phát huy những lợi thế đạt được, đồng thời nhìn vào thực trạng hoạt động du lịch An Giang trong thời gian qua, hoạt động du lịch An Giang trong những năm tiếp theo, để có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với mục tiêu “Xây dựng du lịch An Giang trở thành điểm đến hấp dẫn, có sự đặc trưng, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng và hình thành thương hiệu du lịch An Giang”. Chúng ta cần phát huy thế mạnh của sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng, đồng thời phải kết hợp với các sản phẩm du lịch khác trên cùng tuyến để tạo sự phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để phát huy tiềm năng và lợi thế của du lịch An Giang và thu hút nguồn xã hội hóa trong du lịch. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh. Ngoài ra, cũng cần sự cố gắng người dân, tiểu thương địa phương tại các khu - điểm du lịch trong việc thể hiện sự văn minh của vùng đất du lịch từ đó làm niềm tin để du khách quay trở lại An Giang nhiều hơn nữa./
Ngọc Hân
Chúng ta có thế mạnh là một tỉnh duy nhất thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long có ngọn núi Sam (thành phố Châu Đốc) với nhiều đền, chùa, am cốc, đặc biệt là miếu Bà Chúa Xứ nổi tiếng hiển linh. Đây là một công trình kiến trúc rất đẹp và tôn nghiêm nằm dưới chân núi Sam. Hằng năm, lễ vía Bà được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến hành hương; ngoài Núi Sam còn có ngọn Núi Cấm (huyện Tịnh Biên) ở độ cao 710m có tượng Phật Di Lặc lớn nhất Châu Á, chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn ... Nơi đây có núi non hùng vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho du khách vừa tham quan, nghỉ dưỡng vừa đáp ứng nhu cầu hành hương tâm linh tín ngưỡng; Nhà Mồ Ba Chúc (huyện Tri Tôn), nơi lưu giữ trên 1.159 sọ người trong số hơn 3.157 người dân Việt Nam đã bị bọn Pôn Pốt giết hại trong thời kỳ chiến tranh biên giới Tây Nam. Bên cạnh đó, di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Đồi Tức Dụp (huyện Tri Tôn) là khu căn cứ của Tỉnh ủy An Giang và còn là điểm trung chuyển vũ khí từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, hiện thu hút hàng trăm ngàn du khách hàng năm…. Với những đặc điểm trên làm nên sự đặc trưng cho ngành du lịch An Giang với thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, từ đó du lịch An Giang trong những năm gần đây có bước khởi sắc và đạt được những kết quả tích cực. Riêng trong năm 2015 có khoảng 6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang.
Có được thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh, chúng ta có hẳn lợi thế bởi du khách có thể năm nay đến nơi này, năm sau đến nơi khác để thưởng ngoạn phong cảnh đẹp, thế nhưng đến với du lịch tâm linh, và nhất là du lịch tâm linh An Giang với truyền thuyết về sự hiển linh của Bà Chúa Xứ, thì ý định quay trở lại là rất cao do sự tín ngưỡng vào thần linh. Theo nhận định của khách du lịch ngoài tỉnh về sự quay trở lại An Giang có đến 78% cho biết có thể có và chắc chắn có ý định quay trở lại. Theo kết quả điều tra xã hội học về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, trong các nhóm sản phẩm của tỉnh có tiềm năng thu hút du lịch hiện nay và thời gian tới thì tỷ lệ cao nhất là du lịch tâm linh, tín ngưỡng chiếm đến 72,9%.
Dựa trên thế mạnh này, trong những năm gần đây tỉnh An Giang đã và đang đẩy mạnh phát triển ngành du lịch dựa trên thế mạnh về sản phẩm du lịch tâm linh. Bên cạnh đó tỉnh cũng phát triển nhiều sản phẩm du lịch đa dạng khác như: du lịch sông nước, mùa nước nổi; mua sắm ở chợ cửa khẩu và các làng nghề; du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa bản địa, về huyền thoại vùng Thất Sơn; du lịch sinh thái nông nghiệp; du lịch nghỉ dưỡng… Song song đó, nhiều dịch vụ du lịch được đầu tư và đưa vào sử dụng như: Tuyến cáp treo Núi Cấm; Khu nghĩ dưỡng Victoria Núi Sam; Khu di chỉ văn hóa Óc Eo; Khu công viên văn hóa tâm linh và xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch mới.... Đó là cơ sở để thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách khi đến An Giang. Đặc biệt, một số khu - điểm du lịch đã tận dụng lợi thế mùa nước nổi và khai thác các hoạt động nông nghiệp để thu hút du khách đắm mình trong những phút giây hoài niệm, thư giãn tại rừng tràm Trà Sư; Vàm Nao - huyện Phú Tân, Búng Bình Thiên - huyện An Phú... thu hút hàng ngàn lượt du khách trong nước và quốc tế.
Tất cả điều này là lợi thế để An Giang phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên bên cạnh sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng, An Giang cũng còn thiếu những khu vui chơi, giải trí kết hợp có thể làm hài lòng du khách và giữ chân khách du lịch lưu trú lại, do vậy hiệu quả doanh thu xã hội không nhiều, bởi phần lớn du khách đến An Giang cúng viếng, tham quan, vãn cảnh trong ngày rồi đi tỉnh khác không lưu trú lại. Ước trong năm 2015, trong số 6.250.000 lượt khách du lịch đến An Giang thì chỉ có 500.000 lượt khách lưu trú lại. Theo kết quả thống kê điều tra xã hội học, thời gian qua, mỗi du khách đến An Giang chỉ chi tiêu bình quân dưới 350.000 đồng/người/ngày, trong khi mức chi tiêu du lịch bình quân nơi khác đến 700.000 đồng/người/ngày.
Phát huy những lợi thế đạt được, đồng thời nhìn vào thực trạng hoạt động du lịch An Giang trong thời gian qua, hoạt động du lịch An Giang trong những năm tiếp theo, để có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với mục tiêu “Xây dựng du lịch An Giang trở thành điểm đến hấp dẫn, có sự đặc trưng, có uy tín và sức cạnh tranh cao trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng và hình thành thương hiệu du lịch An Giang”. Chúng ta cần phát huy thế mạnh của sản phẩm du lịch tâm linh, tín ngưỡng, đồng thời phải kết hợp với các sản phẩm du lịch khác trên cùng tuyến để tạo sự phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh để phát huy tiềm năng và lợi thế của du lịch An Giang và thu hút nguồn xã hội hóa trong du lịch. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh. Ngoài ra, cũng cần sự cố gắng người dân, tiểu thương địa phương tại các khu - điểm du lịch trong việc thể hiện sự văn minh của vùng đất du lịch từ đó làm niềm tin để du khách quay trở lại An Giang nhiều hơn nữa./
Ngọc Hân