Đổi thay cồn Vĩnh Khánh
- Được đăng: Thứ tư, 16 Tháng 12 2015 14:24
- Lượt xem: 3290
(TGAG)- Xuôi theo tuyến đường đất quanh co cặp theo sông Tiền, để đến ấp Vĩnh Khánh, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, mà người dân nơi đây thường gọi là xứ miệt cồn, chúng tôi mới thấy được sự đổi thay của vùng đất nghèo khó ngày nào.
Trãi dọc theo 2 bên đường là những đám rẩy xanh mơn mởn tốt tươi, đang khoe sắc vươn mình trong nắng mới, có lẽ đây là những thành quả của những người nông dân một nắng, hai sương chăm sóc tỉ mỉ qua từng ngày, hứa hẹn một mùa bội thu sắp đến, nhất là trong những ngày Tết đến, Xuân về trên vùng đất cù lao này.
Mô hình trồng ớt phủ bạc theo hướng công nghệ cao của nông dân Vĩnh Khánh
Là vùng đất bãi bồi được thiên nhiên ban tặng, Vĩnh Khánh uốn mình chạy dài theo nhánh sông Tiền, với địa hình nằm biệt lập cách trung tâm xã khoảng 4km, tiếp giáp với ấp Tân Lợi - xã Tân An và sông Tiền. Toàn ấp có 09 tổ an ninh nhân dân, có 269 hộ với 1.268 nhân khẩu và có diện tích đất nông nghiệp khoảng 32 hécta. Người dân nơi đây sống bằng nghề nông là chính, chủ yếu là tận dụng diện tích đất bãi bồi ven sông trồng rau màu kết hợp chăn nuôi, trên 80% người dân trong ấp đang thực hiện mô hình trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò. Những năm gần đây, thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, người dân Vĩnh Khánh cũng đã biết tự mình vươn lên sản xuất làm ăn trên mãnh ruộng của mình, từ việc nắm bắt thị trường tiêu thụ, chuyển giao khoa học công nghệ, đến việc chuyển đổi cây trồng hợp lý,… do đó đời sống của người dân trong ấp ngày càng thêm khởi sắc, bộ mặt nông thôn được nâng lên rõ rệt, nhà nhà, người người ai nấy cũng đều vui mừng rạng rở. Đánh giá về diện mạo nông thôn của ấp Vĩnh Khánh, ông Nguyễn Minh Thành, Bí thư Chi bộ - Trưởng ban Nhân dân ấp Vĩnh Khánh cho biết: Nhờ những mô hình làm rẫy hiệu quả mà kinh tế người dân xứ cồn ngày càng phát triển, nhiều hộ dân trước đây sản xuất theo kiểu truyền thống, giờ cũng mạnh dạn đầu tư vốn, chọn loại hoa màu thích hợp để trồng gắn với công nghệ cao, nhằm nâng cao nâng suất, có thêm thu nhập ổn định cho gia đình.
Qua phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nếp sống văn minh đô thị,… đã được người dân đồng tình hưởng ứng cao. Cụ thể như thời gian gần đây đã đưa vào sử dụng 4 công trình phục vụ dân sinh như: làm cầu, làm đường, công trình nước sạch và điện nông thôn, thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng,… Điển hình, là tuyến đường chính của ấp dài 1,5 km đã được nâng cấp, mở rộng rãi đá mi, cầu nông thôn An Hòa được xây bắt mới, không còn cảnh qua sông còn phải lụy đò, điện nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường đều được phủ khắp toàn ấp,… đã tạo thêm diện mạo nông thôn mới ở xứ miệt cồn ngày càng khang trang, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của người dân nơi đây.
Bà Nguyễn Thị Kéo năm nay 85 tuổi, là một trong những người cố cụ gắn bó lâu năm nhất tại vùng đất xứ cồn này cho biết: Đã bao đời nay, người dân nơi đây chưa bao giờ dám nghĩ tới chuyện ấp mình sẽ có cây cầu mới khang trang, có con đường rộng, đẹp và có điện chiếu sáng, có nước sạch đầy đủ như thế này. Không còn phải lo sợ cảnh cầu tre lắc lẻo gập ghềnh, đường mưa trơn trợt, hay cảnh đèn dầu leo lét, chở nước từng cal từ dưới sông về nhà nữa, hôm nay chứng kiến sự đổi thay của ấp, người dân rất vui mừng lắm.
Bên cạnh, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đở lẫn nhau trong cộng đồng cũng luôn được Nhân dân quan tâm chia sẻ. Trong năm qua, Nhân dân trong ấp đã ủng hộ đóng góp số tiền gần 20 triệu đồng để hỗ trợ người nghèo bị bệnh, mua xe chuyển bệnh của xã, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa. Cùng với đó, công tác giảm nghèo cũng được Chi bộ và Ban Nhân dân ấp quan tâm, mở lớp tập huấn chăn nuôi bò, hội thảo trình diễn các mô hình trồng trọt - chăn nuôi hiệu quả và giới thiệu Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn chăn nuôi, mua bán nhỏ. Qua đó, đời sống người dân được nâng cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, đến nay số hộ nghèo trong ấp còn 06 hộ và 39 hộ cận nghèo; Phong trào Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao được quan tâm nâng chất, hiện ấp có 1 câu lạc bộ đờn ca tài tử, 1 đội bóng đá và 1 đội bóng chuyền, thường xuyên tham gia các giải do địa phương và thị xã tổ chức. Công tác giáo dục vẫn được duy trì tốt chất lượng dạy và học, dù nằm cách xa trung tâm xã, nhưng việc vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi luôn đạt chỉ tiêu đề ra, trong ấp có 1 điểm phụ Trường Tiểu học và Mẫu giáo, nên tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm giảm dần; công tác phòng chống dịch bệnh được quan thường xuyên; an ninh trật tự luôn được giữ vững, nhất tình trạng trộm cắp vặt không có xảy ra trên địa bàn. Đến nay, ấp Vĩnh Khánh có trên 90% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, ấp nhiều năm liền được trên công nhận là ấp văn hóa, 100% hộ dân có điện sử dụng, 95% hộ sử dụng nước sạch và 75% hộ có cầu tiêu hợp vệ sinh,…
Về định hướng phát triển của ấp sắp tới, ông Nguyễn Minh Thành -Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Nhân dân ấp cho biết thêm: “Ban Nhân dân ấp tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi theo hướng công nghệ cao gắn với điều kiện, thổ nhưỡng của ấp; quan tâm mở rộng vùng chăn nuôi bò kết hợp trồng cây thương phẩm. Tiếp tục vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng chống dịch bệnh, tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện, đảm bảo an sinh xã hội; quan tâm nâng chất hộ gia đình văn hóa, vận động con em đến trường hạn chế tình trạng bỏ học,… góp phần giữ vững ấp văn hóa Vĩnh Khánh ngày càng phát triển”.
Tin tưởng rằng, với những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, cùng với những công trình dân sinh do Nhân dân đóng góp xây dựng trên địa bàn ấp trong thời gian qua sẽ phát huy hiệu quả; đặc biệt là việc xây dựng nông thôn mới do địa phương phát động, trong thời gian tới sẽ tiếp tục được người dân đồng tình, ủng hộ, để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Hòa anh hùng nói chung và ấp Vĩnh Khánh nói riêng ngày càng văn minh - giàu đẹp hơn./.
Trãi dọc theo 2 bên đường là những đám rẩy xanh mơn mởn tốt tươi, đang khoe sắc vươn mình trong nắng mới, có lẽ đây là những thành quả của những người nông dân một nắng, hai sương chăm sóc tỉ mỉ qua từng ngày, hứa hẹn một mùa bội thu sắp đến, nhất là trong những ngày Tết đến, Xuân về trên vùng đất cù lao này.
Mô hình trồng ớt phủ bạc theo hướng công nghệ cao của nông dân Vĩnh Khánh
Là vùng đất bãi bồi được thiên nhiên ban tặng, Vĩnh Khánh uốn mình chạy dài theo nhánh sông Tiền, với địa hình nằm biệt lập cách trung tâm xã khoảng 4km, tiếp giáp với ấp Tân Lợi - xã Tân An và sông Tiền. Toàn ấp có 09 tổ an ninh nhân dân, có 269 hộ với 1.268 nhân khẩu và có diện tích đất nông nghiệp khoảng 32 hécta. Người dân nơi đây sống bằng nghề nông là chính, chủ yếu là tận dụng diện tích đất bãi bồi ven sông trồng rau màu kết hợp chăn nuôi, trên 80% người dân trong ấp đang thực hiện mô hình trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò. Những năm gần đây, thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, người dân Vĩnh Khánh cũng đã biết tự mình vươn lên sản xuất làm ăn trên mãnh ruộng của mình, từ việc nắm bắt thị trường tiêu thụ, chuyển giao khoa học công nghệ, đến việc chuyển đổi cây trồng hợp lý,… do đó đời sống của người dân trong ấp ngày càng thêm khởi sắc, bộ mặt nông thôn được nâng lên rõ rệt, nhà nhà, người người ai nấy cũng đều vui mừng rạng rở. Đánh giá về diện mạo nông thôn của ấp Vĩnh Khánh, ông Nguyễn Minh Thành, Bí thư Chi bộ - Trưởng ban Nhân dân ấp Vĩnh Khánh cho biết: Nhờ những mô hình làm rẫy hiệu quả mà kinh tế người dân xứ cồn ngày càng phát triển, nhiều hộ dân trước đây sản xuất theo kiểu truyền thống, giờ cũng mạnh dạn đầu tư vốn, chọn loại hoa màu thích hợp để trồng gắn với công nghệ cao, nhằm nâng cao nâng suất, có thêm thu nhập ổn định cho gia đình.
Qua phát động cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nếp sống văn minh đô thị,… đã được người dân đồng tình hưởng ứng cao. Cụ thể như thời gian gần đây đã đưa vào sử dụng 4 công trình phục vụ dân sinh như: làm cầu, làm đường, công trình nước sạch và điện nông thôn, thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng,… Điển hình, là tuyến đường chính của ấp dài 1,5 km đã được nâng cấp, mở rộng rãi đá mi, cầu nông thôn An Hòa được xây bắt mới, không còn cảnh qua sông còn phải lụy đò, điện nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường đều được phủ khắp toàn ấp,… đã tạo thêm diện mạo nông thôn mới ở xứ miệt cồn ngày càng khang trang, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, cũng như đời sống của người dân nơi đây.
Niềm vui Nhân dân ấp Vĩnh Khánh trong buổi lễ khánh thành cầu |
Bên cạnh, tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đở lẫn nhau trong cộng đồng cũng luôn được Nhân dân quan tâm chia sẻ. Trong năm qua, Nhân dân trong ấp đã ủng hộ đóng góp số tiền gần 20 triệu đồng để hỗ trợ người nghèo bị bệnh, mua xe chuyển bệnh của xã, đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa. Cùng với đó, công tác giảm nghèo cũng được Chi bộ và Ban Nhân dân ấp quan tâm, mở lớp tập huấn chăn nuôi bò, hội thảo trình diễn các mô hình trồng trọt - chăn nuôi hiệu quả và giới thiệu Ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn chăn nuôi, mua bán nhỏ. Qua đó, đời sống người dân được nâng cao, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn, đến nay số hộ nghèo trong ấp còn 06 hộ và 39 hộ cận nghèo; Phong trào Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao được quan tâm nâng chất, hiện ấp có 1 câu lạc bộ đờn ca tài tử, 1 đội bóng đá và 1 đội bóng chuyền, thường xuyên tham gia các giải do địa phương và thị xã tổ chức. Công tác giáo dục vẫn được duy trì tốt chất lượng dạy và học, dù nằm cách xa trung tâm xã, nhưng việc vận động học sinh ra lớp đúng độ tuổi luôn đạt chỉ tiêu đề ra, trong ấp có 1 điểm phụ Trường Tiểu học và Mẫu giáo, nên tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng hàng năm giảm dần; công tác phòng chống dịch bệnh được quan thường xuyên; an ninh trật tự luôn được giữ vững, nhất tình trạng trộm cắp vặt không có xảy ra trên địa bàn. Đến nay, ấp Vĩnh Khánh có trên 90% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, ấp nhiều năm liền được trên công nhận là ấp văn hóa, 100% hộ dân có điện sử dụng, 95% hộ sử dụng nước sạch và 75% hộ có cầu tiêu hợp vệ sinh,…
Về định hướng phát triển của ấp sắp tới, ông Nguyễn Minh Thành -Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Nhân dân ấp cho biết thêm: “Ban Nhân dân ấp tiếp tục vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi theo hướng công nghệ cao gắn với điều kiện, thổ nhưỡng của ấp; quan tâm mở rộng vùng chăn nuôi bò kết hợp trồng cây thương phẩm. Tiếp tục vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới, phòng chống dịch bệnh, tham gia mua bảo hiểm y tế tự nguyện, đảm bảo an sinh xã hội; quan tâm nâng chất hộ gia đình văn hóa, vận động con em đến trường hạn chế tình trạng bỏ học,… góp phần giữ vững ấp văn hóa Vĩnh Khánh ngày càng phát triển”.
Tin tưởng rằng, với những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, cùng với những công trình dân sinh do Nhân dân đóng góp xây dựng trên địa bàn ấp trong thời gian qua sẽ phát huy hiệu quả; đặc biệt là việc xây dựng nông thôn mới do địa phương phát động, trong thời gian tới sẽ tiếp tục được người dân đồng tình, ủng hộ, để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương Vĩnh Hòa anh hùng nói chung và ấp Vĩnh Khánh nói riêng ngày càng văn minh - giàu đẹp hơn./.
Bài, ảnh: Văn Phô