Đẩy mạnh cải cách hành chính trong cơ quan Nhà nước
- Được đăng: Thứ hai, 30 Tháng 11 2015 13:11
- Lượt xem: 3057
(TGAG)- Cải cách hành chính được Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa IX nhiệm kỳ 2010 - 2015 xác định là một trong sáu chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Năm năm qua, công tác cải cách hành chính đã đạt nhiều kết quả trên các lĩnh vực quan trọng, những vấn đề đang được quan tâm đều có chuyển biến tích cực; hoạt động của chính quyền các cấp đi vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật, khắc phục lối làm việc tùy tiện; tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức văn minh hơn, ý thức kỷ luật tốt hơn, biết tiếp thu và tôn trọng ý kiến Nhân dân.
Về cải cách thể chế: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 316 văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó có 246 văn bản liên quan đến cải cách hành chính trên các lĩnh vực.
Về cải cách thủ tục hành chính: Sau 58 lần cập nhật, công bố lại (từ 2009), hiện nay tỉnh có 21 Bộ thủ tục hành chính với tổng số là 1.715 thủ tục hành chính đã được nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và được niêm yết tại cơ quan hành chính Nhà nước. Các cơ quan hành chính từ tỉnh đến xã đều đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả... chuẩn bị triển khai Đề án thành lập Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả cấp tỉnh nhằm hình thành cơ chế một cửa ở cả ba cấp chính quyền.
Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức, ban hành quy chế làm việc nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành theo quy định của Chính phủ đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn; thành lập 51 tổ chức; kiện toàn tổ chức bộ máy 22 cơ quan, đơn vị.
Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm thực hiện tốt việc tuyển dụng các chỉ tiêu để bổ sung nhân lực cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện; thực hiện đầy đủ các bước xét tuyển chỉ tiêu viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm các chức danh đúng theo quy định của pháp luật. Năm năm qua đã thu hút, khuyến khích được 343 người có trình độ sau đại học làm việc các nơi trong tỉnh.
Về cải cách tài chính công: Toàn tỉnh có 253 đơn vị thực hiện chế độ tự chủ. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động sử dụng biên chế, kinh phí được giao, sử dụng tài sản tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, công khai đến cán bộ, công chức trong cơ quan. Các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủ động điều hành, quản lý chi tiêu tài chính, kiểm soát chi tiêu nội bộ; công khai, minh bạch, sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả.
Về hiện đại hóa hành chính: Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước đã được đưa vào sử dụng tại 20 sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức đạt trên 90%. Xây dựng 13 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện. Triển khai ứng dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước...
Những kết quả trên được ghi nhận trong đánh giá xếp hạng cải cách hành chính của Bộ Nội vụ: năm 2012, An Giang xếp hạng 5/63 tỉnh thành với tổng điểm là 83,25; năm 2013, xếp hạng 15/63 với tổng điểm là 82,41 năm 2014, xếp hạng 15/63 với tổng điểm là 84,84 nằm trong nhóm điều hành và thực hiện tốt.
Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng nền hành chính nhà nước của tỉnh vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ Nhân dân một cách tốt nhất; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn phức tạp, việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có lúc có nơi còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, công chức ý thức trách nhiệm chưa cao, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng còn yếu, phong cách làm việc quan liêu, có biểu hiện lợi dụng quyền hạn để gây khó khăn, trục lợi...
Xác định cải cách hành chính tiếp tục là một trong các chương trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Thời gian tới, công tác cải cách hành chính cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cải cách hành chính, đặc biệt là vai trò của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, địa phương. Cần có các chủ trương, cơ chế để phát triển nguồn nhân lực trước yêu cầu mới; thường xuyên kiểm tra, giám sát và chỉ đạo tháo gỡ bất cập, vướng mắc. Củng cố và nâng chất lượng hoạt động các cơ quan tham mưu và cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác cải cách hành chính. Tiếp tục nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hướng hình thành Trung tâm dịch vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện. Xác định cán bộ, công chức, viên chức là khâu then chốt thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách hành chính và những nhiệm vụ quan trọng khác. Ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Tiếp tục xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá, thủ tục hành chính phải được đơn giản, thông suốt, công khai minh bạch, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư; duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính. Tăng cường kiểm tra cải cách hành chính, công vụ. Kết hợp cải cách hành chính với thực hiện dân chủ cơ sở, dân vận của chính quyền. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể và Nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức./.
SỞ NỘI VỤ
Về cải cách thể chế: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành 316 văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó có 246 văn bản liên quan đến cải cách hành chính trên các lĩnh vực.
Về cải cách thủ tục hành chính: Sau 58 lần cập nhật, công bố lại (từ 2009), hiện nay tỉnh có 21 Bộ thủ tục hành chính với tổng số là 1.715 thủ tục hành chính đã được nhập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và được niêm yết tại cơ quan hành chính Nhà nước. Các cơ quan hành chính từ tỉnh đến xã đều đã thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả... chuẩn bị triển khai Đề án thành lập Trung tâm tiếp nhận và trả kết quả cấp tỉnh nhằm hình thành cơ chế một cửa ở cả ba cấp chính quyền.
Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức, ban hành quy chế làm việc nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành theo quy định của Chính phủ đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn; thành lập 51 tổ chức; kiện toàn tổ chức bộ máy 22 cơ quan, đơn vị.
Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm thực hiện tốt việc tuyển dụng các chỉ tiêu để bổ sung nhân lực cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện; thực hiện đầy đủ các bước xét tuyển chỉ tiêu viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm các chức danh đúng theo quy định của pháp luật. Năm năm qua đã thu hút, khuyến khích được 343 người có trình độ sau đại học làm việc các nơi trong tỉnh.
Về cải cách tài chính công: Toàn tỉnh có 253 đơn vị thực hiện chế độ tự chủ. Các cơ quan, đơn vị đã chủ động sử dụng biên chế, kinh phí được giao, sử dụng tài sản tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, công khai đến cán bộ, công chức trong cơ quan. Các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đã chủ động điều hành, quản lý chi tiêu tài chính, kiểm soát chi tiêu nội bộ; công khai, minh bạch, sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả.
Về hiện đại hóa hành chính: Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước đã được đưa vào sử dụng tại 20 sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức đạt trên 90%. Xây dựng 13 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến tại Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện. Triển khai ứng dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước...
Những kết quả trên được ghi nhận trong đánh giá xếp hạng cải cách hành chính của Bộ Nội vụ: năm 2012, An Giang xếp hạng 5/63 tỉnh thành với tổng điểm là 83,25; năm 2013, xếp hạng 15/63 với tổng điểm là 82,41 năm 2014, xếp hạng 15/63 với tổng điểm là 84,84 nằm trong nhóm điều hành và thực hiện tốt.
Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng nền hành chính nhà nước của tỉnh vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ Nhân dân một cách tốt nhất; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn phức tạp, việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa có lúc có nơi còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, công chức ý thức trách nhiệm chưa cao, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng còn yếu, phong cách làm việc quan liêu, có biểu hiện lợi dụng quyền hạn để gây khó khăn, trục lợi...
Xác định cải cách hành chính tiếp tục là một trong các chương trình trọng điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Thời gian tới, công tác cải cách hành chính cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, đó là:
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cải cách hành chính, đặc biệt là vai trò của cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, địa phương. Cần có các chủ trương, cơ chế để phát triển nguồn nhân lực trước yêu cầu mới; thường xuyên kiểm tra, giám sát và chỉ đạo tháo gỡ bất cập, vướng mắc. Củng cố và nâng chất lượng hoạt động các cơ quan tham mưu và cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác cải cách hành chính. Tiếp tục nâng cấp Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hướng hình thành Trung tâm dịch vụ hành chính công cấp tỉnh và cấp huyện. Xác định cán bộ, công chức, viên chức là khâu then chốt thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách hành chính và những nhiệm vụ quan trọng khác. Ban hành chế độ, chính sách đãi ngộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Tiếp tục xác định cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá, thủ tục hành chính phải được đơn giản, thông suốt, công khai minh bạch, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư; duy trì và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX)...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính. Tăng cường kiểm tra cải cách hành chính, công vụ. Kết hợp cải cách hành chính với thực hiện dân chủ cơ sở, dân vận của chính quyền. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể và Nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức./.
SỞ NỘI VỤ