Anh hùng lao động Trần Trung Lập
- Được đăng: Thứ hai, 15 Tháng 6 2015 08:03
- Lượt xem: 4330
(TGAG)- Trần Trung Lập sinh năm 1953 tại xã Tân An, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. Khi được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ông là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Phà An Giang.
Năm 1969, dù mới 16 tuổi, đáp lời non sông kêu gọi, Trần Trung Lập tham gia bộ đội, thỏa lòng ấp ủ từ lâu được chiến đấu, đương đầu với kẻ thù trên chiến trường. Ông đã cùng đồng đội kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn thách thức, phá hủy nhiều mục tiêu, tiêu diệt quân thù, góp phần vào ngày toàn thắng của dân tộc. Khi chiến trường biên giới Tây Nam vang tiếng súng, ông tiếp tục tham gia chiến trường, là sỹ quan trinh sát luôn gương mẫu đi đầu trên các lĩnh vực công tác.
Tháng 12/1983, ông chuyển ngành và được điều động giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty Công trình Cầu đường thuộc Sở Giao thông Vận tải An Giang. Với bản chất bộ đội Cụ Hồ dù lĩnh vực nào cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế, ông tự nhủ không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để tiếp cận được nhiệm vụ công tác mới.
Năm 1990, ông được điều động nhận nhiệm vụ Công ty Phà An Hòa. Lúc này, phà An Hòa chỉ có 04 phà (02 phà bằng gỗ, 02 phà bằng sắt với trọng tải lớn nhất là 15T) máy móc cũ kỹ, cơ sở vật chất xuống cấp, doanh thu thấp không đủ chi lương. Trước tình hình đó, ông đã tìm các giải pháp đổi mới phương thức hoạt động đồng bộ ở tất cả các khâu: cán bộ công nhân viên đổi mới tinh thần phục vụ, tăng tua, chuyến vượt sông để tăng sản lượng doanh thu; tiết kiệm chi phí, tích lũy tài chính; thu nhận thợ giỏi để sửa chữa phà, máy móc giảm chi phí thuê ngoài... Kết quả sau 05 năm đổi mới, đơn vị có 08 phà trọng tải 30T, 60T, 100T. Bến bãi được đầu tư xây dựng khang trang, sạch, đẹp có công viên, nhà chờ, cầu phao có quy mô lớn, công nhân được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và công ty nâng quy mô từ đơn vị sự nghiệp có thu trở thành Doanh nghiệp Nhà nước hạng III. Nhờ vậy, thu nhập công nhân viên được nâng lên 750.000đ/người/tháng, tăng 3,5 lần so với năm 1990.
Năm 1997, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công ty Phà An Giang trên cơ sở sáp nhập các bến phà trong tỉnh (bến Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên). Các cơ sở sáp nhập tạm bợ, công nhân trình độ thấp, phương tiện máy móc cũ kỹ... Đồng thời lại chịu tác động nặng nề thời tiết, dịch bệnh xảy ra. Trước thách thức và khó khăn, ông cùng tập thể đưa ngành phà “vượt lũ” bằng các giải pháp: từng bước trùng tu, đại tu các phương tiện cũ, lắp đặt máy móc thiết bị mới. Áp dụng biện pháp khoán tiền lương trên tua chuyến hoạt động. Từ đó vừa kích thích các tổ phà hoạt động, rút ngắn thời gian vượt sông nhanh hơn, tăng sản lượng doanh thu. Nhờ làm tốt công tác bảo dưỡng, giúp máy móc thiết bị tăng tuổi thọ, giảm chi phí giá thành sửa chữa rất nhiều, góp phần vào lợi nhuận chung của công ty. Từng bước đầu tư đóng mới thêm phà có trọng tải lớn, mở rộng phát triển bến bãi, đổi mới công nghệ và kinh doanh đóng mới các phương tiện thủy nội địa tạo doanh thu, lợi nhuận, giải quyết lao động việc làm tại địa phương, nhất là bộ đội xuất ngũ.
Năm 2011, 09 bến phà trong tỉnh đều có quy mô lớn như phà An Hòa; các cảnh quan công viên, nhà chờ khách, bến bãi khang trang sạch đẹp, mỗi bến có từ 04 đến 10 phà sắt, có trọng tải từ 30T đến 60T. Riêng phà An Hòa có 10 phà từ 60T đến 200T, đảm bảo công tác phục vụ giao thông thông suốt. Đặc biệt, năm 2005 tỉnh giao khai thác bến phà Khánh Bình phục vụ biên giới Việt Nam-Campuchia. Ông mạnh dạn đảm nhận để khai thác, phục vụ, tăng nhanh tua chuyến hoạt động, tăng cường bảo dưỡng phà, tiết kiệm nhiên liệu... Kết quả, phà duy trì hoạt động, doanh thu ngày càng tăng và giữ uy tín trong mối quan hệ quốc tế.
Qua 10 năm hoạt động, ông đã cùng công ty nâng từ 22 phà năm 2002, nâng lên 46 phà năm 2011, có trọng tải từ 30T đến 200T. Tổ chức đưa đón 30,5 triệu lượt hành khách, tăng gấp 03 lần và 1,9 triệu lượt xe, tăng 2 lần so năm 2002. Doanh thu năm 2011 là 120,6 tỷ, tăng 05 lần so với năm 2002; lợi nhuận là 6,7 tỷ, tăng 2,6 lần so với năm 2002; nộp ngân sách là 8,4 tỷ, tăng 2,4 lần so với năm 2002. Đầu tư tái sản xuất là 7,602 tỷ, tăng trên 07 lần so với năm 2002. Tham gia xây dựng phúc lợi xã hội là 5,046 tỷ, tăng trên 8,9 lần so với năm 2002. Thu nhập bình quân là 5,2 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 04 lần so với năm 2002.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, ông có những bước đột phá mới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Ông đảm nhận chủ đầu tư xây dựng cầu thay thế các bến phà tạo tuyến đường thông suốt. Kết quả cầu Ông Chưởng (Chợ Mới), cầu Cồn Tiên (An Phú) - là chiếc cầu có quy mô lớn nhất trong tỉnh bắc qua sông Hậu tạo điều kiện thông thương, góp phần phát triển kinh tế xã hội các huyện cù lao và kinh tế cửa khẩu trong tỉnh.
Xác định ngành công nghiệp cơ khí giao thông là ngành mũi nhọn then chốt, ông tập trung đầu tư đúng mức, tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh công nghiệp cơ khí giao thông, tạo ra bước chuyển biến mới. Từ một Xí nghiệp Cơ khí giao thông sửa chữa nội bộ, từng bước đã chuyển đổi phát triển thành đơn vị hạch toán độc lập chuyên sản xuất, đóng mới sà lan (300T-1600T), đóng mới phà (30T-50T), ponton (200T-500T), cầu sắt... các sản phẩm xuất xưởng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Xí nghiệp Cơ khí giao thông thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, doanh số đạt 16,6 tỷ/năm, tăng 9 lần so với năm 1997; lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Năm 2011, xí nghiệp xây dựng thêm 03 phân xưởng, đầu tư máy móc công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, ông còn mạnh dạn tiếp nhận Công ty Vận tải sông biển và Trạm thu phí Tỉnh lộ 941 là hai đơn vị kinh doanh thua lỗ. Ông tiến hành sắp xếp tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, chỉ đạo linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả, doanh thu vận tải sông đạt 8 tỷ đồng năm 2010, tăng 2 lần so với năm 2002, lợi nhuận trên 800 triệu đồng. Đối với Trạm thu phí Tỉnh lộ 941, doanh thu năm 2010 là 20 triệu/ngày, tăng gấp 4 lần so với năm 2002.
Trong lĩnh vực đầu tư, ông luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định tài chính, các trình tự thủ tục xây dựng, đầu tư đều thực hiện tốt. Qua tổ chức đấu thầu công trình, đã tiết kiệm cho đơn vị và ngân sách tỉnh gần 13 tỷ đồng.
Mười năm qua, ông tích cực nghiên cứu lĩnh vực cải tiến kỹ thuật và có nhiều sáng kiến như: sáng kiến hoán cải hệ thống lái phà bằng thủy lực thay thế cho hệ thống lái bằng cơ (năm 2003), giảm chi phí bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lãi số tiền khoảng 18 triệu/09 phà/năm. Sáng kiến thay đổi công nghệ mới (năm 2004), mỗi năm tiết kiệm 233.600 lít dầu D.O với giá 1.300 đ/lít, tiết kiệm 3,3 tỷ đồng. Tận dụng nguồn sắt thép của 04 sà lan 300T đang thanh lý, hoán cải thành phà, làm lợi cho Công ty trên 1 tỷ đồng, so với giá thành mua sắt thép mới.
Ông tích cực tham gia công tác xã hội, đặc biệt chú trọng công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện: trao 29 căn nhà tình nghĩa, 42 nhà đại đoàn kết (có 09 căn hỗ trợ cựu chiến binh huyện Tri Tôn), phụng dưỡng suốt đời 04 mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ gia đình thương binh liệt sỹ, người có công; ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học; hỗ trợ thường xuyên 18 trẻ em nghèo hiếu học...
Với những thành tích trên, ông được tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Huân chương Lao động hạng Nhì; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Để ghi nhận những thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xứng đáng vào các hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh nhà, ngày 13/12/2013, tại Quyết định số 2365/QĐ-CTN, ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động./.
Phòng Lịch sử Đảng
Năm 1969, dù mới 16 tuổi, đáp lời non sông kêu gọi, Trần Trung Lập tham gia bộ đội, thỏa lòng ấp ủ từ lâu được chiến đấu, đương đầu với kẻ thù trên chiến trường. Ông đã cùng đồng đội kề vai sát cánh vượt qua mọi khó khăn thách thức, phá hủy nhiều mục tiêu, tiêu diệt quân thù, góp phần vào ngày toàn thắng của dân tộc. Khi chiến trường biên giới Tây Nam vang tiếng súng, ông tiếp tục tham gia chiến trường, là sỹ quan trinh sát luôn gương mẫu đi đầu trên các lĩnh vực công tác.
Tháng 12/1983, ông chuyển ngành và được điều động giữ chức vụ Phó Giám đốc Công ty Công trình Cầu đường thuộc Sở Giao thông Vận tải An Giang. Với bản chất bộ đội Cụ Hồ dù lĩnh vực nào cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế, ông tự nhủ không ngừng học tập, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ để tiếp cận được nhiệm vụ công tác mới.
Năm 1990, ông được điều động nhận nhiệm vụ Công ty Phà An Hòa. Lúc này, phà An Hòa chỉ có 04 phà (02 phà bằng gỗ, 02 phà bằng sắt với trọng tải lớn nhất là 15T) máy móc cũ kỹ, cơ sở vật chất xuống cấp, doanh thu thấp không đủ chi lương. Trước tình hình đó, ông đã tìm các giải pháp đổi mới phương thức hoạt động đồng bộ ở tất cả các khâu: cán bộ công nhân viên đổi mới tinh thần phục vụ, tăng tua, chuyến vượt sông để tăng sản lượng doanh thu; tiết kiệm chi phí, tích lũy tài chính; thu nhận thợ giỏi để sửa chữa phà, máy móc giảm chi phí thuê ngoài... Kết quả sau 05 năm đổi mới, đơn vị có 08 phà trọng tải 30T, 60T, 100T. Bến bãi được đầu tư xây dựng khang trang, sạch, đẹp có công viên, nhà chờ, cầu phao có quy mô lớn, công nhân được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và công ty nâng quy mô từ đơn vị sự nghiệp có thu trở thành Doanh nghiệp Nhà nước hạng III. Nhờ vậy, thu nhập công nhân viên được nâng lên 750.000đ/người/tháng, tăng 3,5 lần so với năm 1990.
Năm 1997, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công ty Phà An Giang trên cơ sở sáp nhập các bến phà trong tỉnh (bến Năng Gù, Châu Giang, Cồn Tiên). Các cơ sở sáp nhập tạm bợ, công nhân trình độ thấp, phương tiện máy móc cũ kỹ... Đồng thời lại chịu tác động nặng nề thời tiết, dịch bệnh xảy ra. Trước thách thức và khó khăn, ông cùng tập thể đưa ngành phà “vượt lũ” bằng các giải pháp: từng bước trùng tu, đại tu các phương tiện cũ, lắp đặt máy móc thiết bị mới. Áp dụng biện pháp khoán tiền lương trên tua chuyến hoạt động. Từ đó vừa kích thích các tổ phà hoạt động, rút ngắn thời gian vượt sông nhanh hơn, tăng sản lượng doanh thu. Nhờ làm tốt công tác bảo dưỡng, giúp máy móc thiết bị tăng tuổi thọ, giảm chi phí giá thành sửa chữa rất nhiều, góp phần vào lợi nhuận chung của công ty. Từng bước đầu tư đóng mới thêm phà có trọng tải lớn, mở rộng phát triển bến bãi, đổi mới công nghệ và kinh doanh đóng mới các phương tiện thủy nội địa tạo doanh thu, lợi nhuận, giải quyết lao động việc làm tại địa phương, nhất là bộ đội xuất ngũ.
Năm 2011, 09 bến phà trong tỉnh đều có quy mô lớn như phà An Hòa; các cảnh quan công viên, nhà chờ khách, bến bãi khang trang sạch đẹp, mỗi bến có từ 04 đến 10 phà sắt, có trọng tải từ 30T đến 60T. Riêng phà An Hòa có 10 phà từ 60T đến 200T, đảm bảo công tác phục vụ giao thông thông suốt. Đặc biệt, năm 2005 tỉnh giao khai thác bến phà Khánh Bình phục vụ biên giới Việt Nam-Campuchia. Ông mạnh dạn đảm nhận để khai thác, phục vụ, tăng nhanh tua chuyến hoạt động, tăng cường bảo dưỡng phà, tiết kiệm nhiên liệu... Kết quả, phà duy trì hoạt động, doanh thu ngày càng tăng và giữ uy tín trong mối quan hệ quốc tế.
Qua 10 năm hoạt động, ông đã cùng công ty nâng từ 22 phà năm 2002, nâng lên 46 phà năm 2011, có trọng tải từ 30T đến 200T. Tổ chức đưa đón 30,5 triệu lượt hành khách, tăng gấp 03 lần và 1,9 triệu lượt xe, tăng 2 lần so năm 2002. Doanh thu năm 2011 là 120,6 tỷ, tăng 05 lần so với năm 2002; lợi nhuận là 6,7 tỷ, tăng 2,6 lần so với năm 2002; nộp ngân sách là 8,4 tỷ, tăng 2,4 lần so với năm 2002. Đầu tư tái sản xuất là 7,602 tỷ, tăng trên 07 lần so với năm 2002. Tham gia xây dựng phúc lợi xã hội là 5,046 tỷ, tăng trên 8,9 lần so với năm 2002. Thu nhập bình quân là 5,2 triệu đồng/người/tháng, tăng gần 04 lần so với năm 2002.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, ông có những bước đột phá mới trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Ông đảm nhận chủ đầu tư xây dựng cầu thay thế các bến phà tạo tuyến đường thông suốt. Kết quả cầu Ông Chưởng (Chợ Mới), cầu Cồn Tiên (An Phú) - là chiếc cầu có quy mô lớn nhất trong tỉnh bắc qua sông Hậu tạo điều kiện thông thương, góp phần phát triển kinh tế xã hội các huyện cù lao và kinh tế cửa khẩu trong tỉnh.
Xác định ngành công nghiệp cơ khí giao thông là ngành mũi nhọn then chốt, ông tập trung đầu tư đúng mức, tăng cường mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh công nghiệp cơ khí giao thông, tạo ra bước chuyển biến mới. Từ một Xí nghiệp Cơ khí giao thông sửa chữa nội bộ, từng bước đã chuyển đổi phát triển thành đơn vị hạch toán độc lập chuyên sản xuất, đóng mới sà lan (300T-1600T), đóng mới phà (30T-50T), ponton (200T-500T), cầu sắt... các sản phẩm xuất xưởng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Xí nghiệp Cơ khí giao thông thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh, doanh số đạt 16,6 tỷ/năm, tăng 9 lần so với năm 1997; lợi nhuận trên 500 triệu đồng. Năm 2011, xí nghiệp xây dựng thêm 03 phân xưởng, đầu tư máy móc công nghệ mới, mở rộng quy mô sản xuất. Ngoài ra, ông còn mạnh dạn tiếp nhận Công ty Vận tải sông biển và Trạm thu phí Tỉnh lộ 941 là hai đơn vị kinh doanh thua lỗ. Ông tiến hành sắp xếp tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, chỉ đạo linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả, doanh thu vận tải sông đạt 8 tỷ đồng năm 2010, tăng 2 lần so với năm 2002, lợi nhuận trên 800 triệu đồng. Đối với Trạm thu phí Tỉnh lộ 941, doanh thu năm 2010 là 20 triệu/ngày, tăng gấp 4 lần so với năm 2002.
Trong lĩnh vực đầu tư, ông luôn tuân thủ nghiêm túc các quy định tài chính, các trình tự thủ tục xây dựng, đầu tư đều thực hiện tốt. Qua tổ chức đấu thầu công trình, đã tiết kiệm cho đơn vị và ngân sách tỉnh gần 13 tỷ đồng.
Mười năm qua, ông tích cực nghiên cứu lĩnh vực cải tiến kỹ thuật và có nhiều sáng kiến như: sáng kiến hoán cải hệ thống lái phà bằng thủy lực thay thế cho hệ thống lái bằng cơ (năm 2003), giảm chi phí bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lãi số tiền khoảng 18 triệu/09 phà/năm. Sáng kiến thay đổi công nghệ mới (năm 2004), mỗi năm tiết kiệm 233.600 lít dầu D.O với giá 1.300 đ/lít, tiết kiệm 3,3 tỷ đồng. Tận dụng nguồn sắt thép của 04 sà lan 300T đang thanh lý, hoán cải thành phà, làm lợi cho Công ty trên 1 tỷ đồng, so với giá thành mua sắt thép mới.
Ông tích cực tham gia công tác xã hội, đặc biệt chú trọng công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác từ thiện: trao 29 căn nhà tình nghĩa, 42 nhà đại đoàn kết (có 09 căn hỗ trợ cựu chiến binh huyện Tri Tôn), phụng dưỡng suốt đời 04 mẹ Việt Nam Anh hùng, ủng hộ gia đình thương binh liệt sỹ, người có công; ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học; hỗ trợ thường xuyên 18 trẻ em nghèo hiếu học...
Với những thành tích trên, ông được tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Huân chương Lao động hạng Nhì; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Để ghi nhận những thành tích xuất sắc trong lao động, sáng tạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần xứng đáng vào các hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh nhà, ngày 13/12/2013, tại Quyết định số 2365/QĐ-CTN, ông đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động./.
Phòng Lịch sử Đảng