Anh hùng lao động Võ Tòng Xuân
- Được đăng: Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 13:31
- Lượt xem: 5001
(TGAG)- Giáo sư, Tiến sỹ Võ Tòng Xuân, Nhà nông học lừng danh, người bạn thân thiết của nông dân vùng sông nước hữu tình Nam Bộ, cũng là Nhà giáo Nhân dân đầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, là tấm gương sáng vượt khó vươn lên trong học tập để thế hệ trẻ hôm nay noi theo.
Võ Tòng Xuân sinh năm 1940, tại Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Thuở niên thiếu của ông trải qua nhiều cơ cực, làm nhiều nghề để góp vào nguồn thu nhập ít ỏi của cha mẹ lo cho 5 anh em và phải tự trang trải các khoản chi phí học tập: sáng sớm đi bán báo, tối đến dạy kèm trẻ em tại tư gia. Từ đó, ông biết quý trọng giá trị sức lao động và càng quyết tâm học để bay cao, bay xa trong vùng trời tri thức vô tận.
Năm 1961, ông được học bổng du học tại trường Đại học Nông nghiệp Philippines ở Los Banos và là một du học sinh xuất sắc trong học tập. Ông luôn xung phong trong các hoạt động ngoại khóa của trường như: viết báo, chụp ảnh và thực hiện chương trình “giới thiệu về văn hóa Việt Nam” cho Đài phát thanh Philippines... Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân Hóa nông và được nhận làm Nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI).
Năm 1972, giữa lúc sự nghiệp đang thăng tiến tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) với mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng và môi trường làm việc tân tiến, ông lại khăn gói về Việt Nam với mức lương thấp hơn chỉ vì muốn đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp cho quê nhà theo lời mời của Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ. Tình yêu khoa học và sự khát khao tái thiết đất nước của ông vẫn như dòng chảy mãnh liệt trong con người luôn vượt lên khổ nhọc. Cuối năm 1974, ông sang Nhật bảo vệ luận án tiến sỹ và sau khi miền Nam giải phóng, có một tiến sĩ Võ Tòng Xuân trở về từ Nhật Bản mang những kiến thức đã học ở nước ngoài về phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Ông là nhà một nhà sư phạm tài năng, nhiều tâm huyết với ngành, luôn trăn trở tìm ra những giải pháp tích cực để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Ông đã biên soạn nhiều giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế. Ngoài ra, ông còn được tín nhiệm và giữ chức vụ quan trọng: Đại biểu Quốc hội khóa VI, VII, VIII, Ủy viên của nhiều Hội đồng cấp Nhà nước, thành viên nhiều Hội đồng tư vấn quốc tế, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ... Cụ thể, từ 1980 - 1992: Nghiên cứu sử dụng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu cây lúa cao sản; nghiên cứu hệ thống canh tác chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ năm 1990. Khi đến tuổi nghỉ hưu như cuộc “hẹn hò định mệnh” ông trở thành Hiệu trưởng của ngôi trường Đại học đầu tiên trên quê hương An Giang. Năm 2003, ông là tác giả hai quyển sách, đồng tác giả một tác phẩm khác, chủ biên ba công trình, nhiều báo cáo khoa học; hướng dẫn công trình tốt nghiệp cho trên 150 kỹ sư nông nghiệp, 3 tiến sỹ nông học, 5 phó tiến sỹ và 12 thạc sỹ. Đặc biệt những năm 1980 - 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh miền Tây.
Với những cống hiến to lớn, ông được tặng thưởng nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý cấp quốc gia và quốc tế như Giáo sư Nông học (1980), Anh hùng lao động (1985), Huân chương Lao động hạng Nhất (1986), Nhà giáo Ưu tú (1990), Nhà giáo Nhân dân (1999)... Các giải thưởng quốc tế: giải thưởng Ramon Magsaysay (1993) về phục vụ Nhà nước, Bằng tưởng lệ của Huy chương Kỵ mã nông nghiệp của Bộ Nông Lâm Thủy sản Pháp (1996), giải thưởng Nikkei Á châu (2002) về tăng trưởng vùng, Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật (2005).
Ông đã hiện thực hóa giấc mơ bao đời của người nông dân “tay lấm chân bùn” trở thành ông chủ ngành lương thực giữ sứ mạng “an ninh lương thực thế giới”. Cuộc đời ông là tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt khó vươn lên học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo không mệt mỏi vì nền nông nghiệp và giáo dục của đất nước./.
Phòng Lịch sử Đảng
Năm 1961, ông được học bổng du học tại trường Đại học Nông nghiệp Philippines ở Los Banos và là một du học sinh xuất sắc trong học tập. Ông luôn xung phong trong các hoạt động ngoại khóa của trường như: viết báo, chụp ảnh và thực hiện chương trình “giới thiệu về văn hóa Việt Nam” cho Đài phát thanh Philippines... Năm 1966, ông tốt nghiệp đại học với bằng cử nhân Hóa nông và được nhận làm Nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI).
Năm 1972, giữa lúc sự nghiệp đang thăng tiến tại Viện Lúa quốc tế (IRRI) với mức lương hàng ngàn USD mỗi tháng và môi trường làm việc tân tiến, ông lại khăn gói về Việt Nam với mức lương thấp hơn chỉ vì muốn đào tạo đội ngũ kỹ sư nông nghiệp cho quê nhà theo lời mời của Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ. Tình yêu khoa học và sự khát khao tái thiết đất nước của ông vẫn như dòng chảy mãnh liệt trong con người luôn vượt lên khổ nhọc. Cuối năm 1974, ông sang Nhật bảo vệ luận án tiến sỹ và sau khi miền Nam giải phóng, có một tiến sĩ Võ Tòng Xuân trở về từ Nhật Bản mang những kiến thức đã học ở nước ngoài về phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp Việt Nam.
Ông là nhà một nhà sư phạm tài năng, nhiều tâm huyết với ngành, luôn trăn trở tìm ra những giải pháp tích cực để phát triển giáo dục, nâng cao dân trí. Ông đã biên soạn nhiều giáo trình, sách, tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp không những trong nước mà còn cho quốc tế. Ngoài ra, ông còn được tín nhiệm và giữ chức vụ quan trọng: Đại biểu Quốc hội khóa VI, VII, VIII, Ủy viên của nhiều Hội đồng cấp Nhà nước, thành viên nhiều Hội đồng tư vấn quốc tế, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ... Cụ thể, từ 1980 - 1992: Nghiên cứu sử dụng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long; nghiên cứu cây lúa cao sản; nghiên cứu hệ thống canh tác chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp từ năm 1990. Khi đến tuổi nghỉ hưu như cuộc “hẹn hò định mệnh” ông trở thành Hiệu trưởng của ngôi trường Đại học đầu tiên trên quê hương An Giang. Năm 2003, ông là tác giả hai quyển sách, đồng tác giả một tác phẩm khác, chủ biên ba công trình, nhiều báo cáo khoa học; hướng dẫn công trình tốt nghiệp cho trên 150 kỹ sư nông nghiệp, 3 tiến sỹ nông học, 5 phó tiến sỹ và 12 thạc sỹ. Đặc biệt những năm 1980 - 1985, ông đưa ra giống IR36, MTL30 phổ biến nhất ở các tỉnh miền Tây.
Với những cống hiến to lớn, ông được tặng thưởng nhiều danh hiệu và giải thưởng cao quý cấp quốc gia và quốc tế như Giáo sư Nông học (1980), Anh hùng lao động (1985), Huân chương Lao động hạng Nhất (1986), Nhà giáo Ưu tú (1990), Nhà giáo Nhân dân (1999)... Các giải thưởng quốc tế: giải thưởng Ramon Magsaysay (1993) về phục vụ Nhà nước, Bằng tưởng lệ của Huy chương Kỵ mã nông nghiệp của Bộ Nông Lâm Thủy sản Pháp (1996), giải thưởng Nikkei Á châu (2002) về tăng trưởng vùng, Giải thưởng Derek Tribe về khoa học kỹ thuật (2005).
Ông đã hiện thực hóa giấc mơ bao đời của người nông dân “tay lấm chân bùn” trở thành ông chủ ngành lương thực giữ sứ mạng “an ninh lương thực thế giới”. Cuộc đời ông là tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt khó vươn lên học tập, nghiên cứu khoa học và lao động sáng tạo không mệt mỏi vì nền nông nghiệp và giáo dục của đất nước./.
Phòng Lịch sử Đảng