Cô Ba Thanh xứng danh người nữ Cộng sản
- Được đăng: Thứ tư, 30 Tháng 9 2015 09:34
- Lượt xem: 3829
(TGAG)- Cô Ba Thanh có tên thật là Nguyễn Thị Năm, nhưng ít ai biết đến tên gọi này, mà chỉ biết ở xứ Tân Châu, ngày xưa có một nữ Cộng sản tên là Ba Thanh đã từng làm cho chính quyền nơi đây lao đao, khốn đốn bởi phong trào cách mạng quần chúng mà Ba Thanh tổ chức lãnh đạo.
Cô Ba Thanh sinh năm 1938, trong gia đình có truyền thống cách mạng tại thị trấn Tân Châu. Cha tên là Nguyễn Văn Dễ, tự Sáu Thanh vốn là bí thư chi bộ hai xã Tân Châu và Long Sơn (sau có thời gian ông làm cán bộ binh vận của huyện Tân Châu).
Thuở còn bé, Ba Thanh được các cán bộ cách mạng hoạt động cùng cha mình nhờ đưa thư và tài liệu đi lại trong vùng và cô bé luôn làm tròn “nhiệm vụ”. Lúc đó Ba Thanh chưa hiểu nhiều về mục đích lý tưởng của Đảng, về lẽ sống của những người cộng sản mà chỉ thấy việc mình làm theo sự chỉ dẫn của các chú có gì đó vừa hấp dẫn, kỳ bí và chắc chắn là có ý nghĩa. Ba Thanh nhận biết những kẻ thù có thể gây nguy hại đến tính mạng của cha cùng các chú và mình phải hết sức cẩn thận để hoàn thành nhiệm vụ và cũng là để bảo vệ cha cùng các chú đáng kính.
Ba Thanh nhận ra những điều cha và các chú đang làm là tìm mọi cách đấu tranh lại những hoạt động áp bức của nguỵ quân, ngụy quyền. Dần dần, Ba Thanh đã có những biểu hiện tốt trong hoạt động hợp pháp, đó là tinh thần hăng say, tích cực và hoạt động hiệu quả nên được tổ chức tin tưởng, tín nhiệm. Ba Thanh chính thức tham gia cách mạng năm 1955. Lúc này, Ba Thanh cùng đội ngũ thanh niên học sinh đấu tranh với Quỹ hội quốc tế đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà. Đến ngày 5/2/1960, Ba Thanh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và không bao lâu sau, Ba Thanh được tổ chức tín nhiệm phân công là Tổ trưởng Đảng của thị trấn Tân Châu, lúc này chủ yếu là hoạt động trong các tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ.
Đến năm 1961, Ba Thanh bị lộ, địch tổ chức vây bắt, Ba Thanh trốn được và thoát ly vô chiến khu. Theo như cô Ba Thanh kể, lúc đó nhận thức về Đảng và lẽ sống của cô cũng còn rất đơn giản, mục đích nhắm tới của đời mình là quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi đất nước, không sợ gian khổ, hy sinh.
Năm 1962, tổ chức phân công Ba Thanh làm công tác Hội phụ nữ liên huyện Tân Châu, An Phú, giữ nhiệm vụ Hội phó huyện.
Thời kỳ này chủ yếu vẫn là hoạt động bí mật. Ba Thanh vẫn chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng tại thị trấn Tân Châu, thường xuyên tham gia mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng của huyện.
Đến 1964, Ba Thanh được phân công làm bí thư chi bộ thị trấn Tân Châu, có một sự kiện gây chấn động đối với ngụy quân, ngụy quyền. Đó là lần đấu tranh đòi bồi thường nhân mạng của anh Bảo, một thanh niên đã bị cảnh sát ngụy đánh chết, thả trôi sông. Ba Thanh tổ chức huy động lực lượng đông đảo nhân dân, đấu tranh với bọn cảnh sát. Ngày 21/7/1965, Ba Thanh tổ chức cho nhân dân khiêng xác anh Bảo đi vòng quanh thị trấn, ngang trụ sở cảnh sát dừng lại và hô to “đả đảo cảnh sát giết hại nhân dân”, “đòi bồi thường nhân mạng”. Lãnh đạo cấp tỉnh của ngụy quyền phải cử người về trấn an nhân dân. Đây là một cuộc đấu tranh vang dội, thể hiện sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, kể cả quần chúng theo đạo Phật giáo Hòa Hảo đối với cách mạng, khiến kẻ địch khiếp sợ.
Đến năm 1966, Ba Thanh đã là huyện ủy viên huyện Tân Châu. Ba Thanh từng tham gia tổ chức trừ gian diệt ác trên địa bàn mình chịu trách nhiệm xây dựng phong trào cách mạng. Nâng cao uy tín của Đảng và lòng tin của nhân dân đối với cách mạng.
Đến năm 1967, Ba Thanh lập gia đình với ông Nguyễn Inh, vốn là một chiến sĩ Dân Y trong lực lượng vũ trang của khu, quê ở Bến Tre. Ông là một cán bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, được phân công tập kết ra Bắc, được đào tạo thành bác sĩ và đưa về Nam năm 1963, công tác trong đội phẫu thuật Z12A. (Đám cưới xong ba ngày, chồng Ba Thanh có lệnh lên đường công tác, đến năm 1971 ông mới về thăm vợ và lại lên đường. Ông già chồng Ba Thanh là liệt sĩ chống Pháp. Anh em chồng có 02 người là liệt sĩ chống Mỹ. Bà mẹ chồng của Ba Thanh là Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng).
Năm 1968, chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy, Ba Thanh vận động được cả một trung đội thanh niên tham gia lực lượng vũ trang. Nhiều người trong số họ đã trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường, dũng cảm, đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Năm 1970, Ba Thanh được bầu vào Ban Thường vụ huyện ủy Tân Châu - An Phú vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng ở Tân Châu. Đến năm 1972, Ba Thanh được bầu vào Ban chấp hành Tỉnh ủy An Giang, là nữ ủy viên trẻ tuổi nhất của Ban chấp hành lúc đó.
Đến năm 1973, Ba Thanh được phân công làm Phó bí thư thị xã Châu Đốc, phụ trách lực lượng hoạt động cách mạng bí mật trong nội ô thị xã, hỗ trợ tích cực cho lực lượng chủ lực bên ngoài vùng căn cứ. Những thông tin địch chuẩn bị hành quân ruồng bố lúc nào, ở đâu, qui mô ra sao… được lực lượng nội thành nắm bắt, nhanh chóng và kịp thời chuyển tin cho lực lượng chủ lực ngoại thành biết được để đối phó, hạn chế thiệt hại và sẵn sàng tiêu diệt địch. Lực lượng nội ô do Ba Thanh lãnh đạo chủ yếu là xây dựng cơ sở cách mạng, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh chống bắt lính, chống đàn áp nhân dân và khi cần có thể tổ chức trừ khử những tên ác ôn.
Tháng 4 năm 1975, trước thông tin tình hình miền Trung được giải phóng, rồi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, nhưng cô Ba Thanh cùng ban cán sự Đảng của thị xã Châu Đốc không nhận được sự chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo tỉnh mà tình hình an ninh trật tự thị xã đã hỗn loạn. Ngày 30/4/1975, bọn tàn quân từ các căn cứ quân sự vùng Chi Lăng, Bảy Núi rút về thị xã. Cô Ba Thanh thống nhất với Ban cán sự thị xã Châu Đốc tổ chức lực lượng tại chỗ, giải phóng thị xã Châu Đốc. Lực lượng cán bộ hoạt động tại chỗ vận động quần chúng tích cực, dân quân xã phường và binh lính ngụy vốn là cơ sở của mình hợp tác với cách mạng giải phóng thị xã Châu Đốc. Bọn lãnh đạo ngụy quân, ngụy quyền tỉnh Châu Đốc đã rút chạy từ lúc nào chả rõ, nhưng binh lính của chúng không hay vẫn còn canh gác. Đến sáng và trưa ngày 01/5/1975 lực lượng cách mạng do Ban cán sự Đảng bộ thị xã Châu Đốc lãnh đạo quần chúng tại chỗ cướp chính quyền, tước vũ khí địch, giải phóng hoàn toàn thị xã Châu Đốc. Chiều ngày 01/5/1975 lực lượng biệt động chủ lực của thị xã từ trong căn cứ mới ra tới, tổ chức thành lực lượng vũ trang của chính quyền quân quản Châu Đốc.
Thời gian đầu sau giải phóng, khi cô Ba Thanh tham gia tổ chức tiếp quản thị xã Châu Đốc, thành lập chính quyền quân quản xong. Cha của cô còn là cán bộ tổ chức huyện Tân Châu, con gái của cô còn gửi bên ngoại nuôi; muốn gia đình sum họp, cô rước cha và con cái về ở thị xã Châu Đốc. Chồng cô đang là Phó ty Y tế tỉnh Tiền Giang cũng xin chuyển về, được tỉnh phân công làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc.
Từ năm 1976 đến cuối năm 1983, cô Ba Thanh phải đảm đương trách nhiệm là Phó bí thư, rồi Bí thư thị xã Châu Đốc. Phải lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện mọi đường lối chủ trương của Đảng ở một thị xã miền biên giới khá phức tạp và trên mặt trận mới cô cũng đã phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, tự nâng cao năng lực lãnh đạo để hoàn thành nhiệm vụ tổ chức phân công. Cô Ba Thanh đã cùng với các đồng chí ở thị xã vừa lo xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân, vừa phải trấn giữ mảnh đất biên giới Tây Nam, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đến năm 1984, cô được tổ chức phân công làm làm Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, một lãnh vực khác lạ so với những nhiệm vụ mà cô đã từng kinh qua, nhưng với tinh thần trách nhiệm của một đảng viên, một lần nữa cô phải nỗ lực phấn đấu học hỏi những gì chưa biết, những gì cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho. Sau nhiều năm đề nghị, mãi đến tháng 01/1990, cô Ba Thanh mới được tổ chức chấp thuận cho nghỉ hưu. Kể từ đó, cô mới có thời gian lo toan chăm sóc chồng con, vun đắp hạnh phúc gia đình.
Cả một cuộc đời, vừa qua tuổi mộng mơ, cô Ba Thanh đã phải sống, phấn đấu, cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi nước nhà hết quân xâm lược, người nữ cán bộ cách mạng Ba Thanh lại phải đương đầu trước bao khó khăn thử thách, xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh cũng vì mong ước quê hương mình, đất nước mình ngày càng giàu đẹp; nhân dân mình thực sự hạnh phúc ấm no…Và, cô Ba Thanh cảm thấy thật sự hạnh phúc khi những cống hiến của bản thân mình đã góp phần trong từng bước tiến của quê hương xứ sở.
Cô Ba Thanh sinh năm 1938, trong gia đình có truyền thống cách mạng tại thị trấn Tân Châu. Cha tên là Nguyễn Văn Dễ, tự Sáu Thanh vốn là bí thư chi bộ hai xã Tân Châu và Long Sơn (sau có thời gian ông làm cán bộ binh vận của huyện Tân Châu).
Thuở còn bé, Ba Thanh được các cán bộ cách mạng hoạt động cùng cha mình nhờ đưa thư và tài liệu đi lại trong vùng và cô bé luôn làm tròn “nhiệm vụ”. Lúc đó Ba Thanh chưa hiểu nhiều về mục đích lý tưởng của Đảng, về lẽ sống của những người cộng sản mà chỉ thấy việc mình làm theo sự chỉ dẫn của các chú có gì đó vừa hấp dẫn, kỳ bí và chắc chắn là có ý nghĩa. Ba Thanh nhận biết những kẻ thù có thể gây nguy hại đến tính mạng của cha cùng các chú và mình phải hết sức cẩn thận để hoàn thành nhiệm vụ và cũng là để bảo vệ cha cùng các chú đáng kính.
Ba Thanh nhận ra những điều cha và các chú đang làm là tìm mọi cách đấu tranh lại những hoạt động áp bức của nguỵ quân, ngụy quyền. Dần dần, Ba Thanh đã có những biểu hiện tốt trong hoạt động hợp pháp, đó là tinh thần hăng say, tích cực và hoạt động hiệu quả nên được tổ chức tin tưởng, tín nhiệm. Ba Thanh chính thức tham gia cách mạng năm 1955. Lúc này, Ba Thanh cùng đội ngũ thanh niên học sinh đấu tranh với Quỹ hội quốc tế đòi hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất nước nhà. Đến ngày 5/2/1960, Ba Thanh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và không bao lâu sau, Ba Thanh được tổ chức tín nhiệm phân công là Tổ trưởng Đảng của thị trấn Tân Châu, lúc này chủ yếu là hoạt động trong các tổ chức quần chúng đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ.
Đến năm 1961, Ba Thanh bị lộ, địch tổ chức vây bắt, Ba Thanh trốn được và thoát ly vô chiến khu. Theo như cô Ba Thanh kể, lúc đó nhận thức về Đảng và lẽ sống của cô cũng còn rất đơn giản, mục đích nhắm tới của đời mình là quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi đất nước, không sợ gian khổ, hy sinh.
Năm 1962, tổ chức phân công Ba Thanh làm công tác Hội phụ nữ liên huyện Tân Châu, An Phú, giữ nhiệm vụ Hội phó huyện.
Thời kỳ này chủ yếu vẫn là hoạt động bí mật. Ba Thanh vẫn chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng tại thị trấn Tân Châu, thường xuyên tham gia mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng của huyện.
Đến 1964, Ba Thanh được phân công làm bí thư chi bộ thị trấn Tân Châu, có một sự kiện gây chấn động đối với ngụy quân, ngụy quyền. Đó là lần đấu tranh đòi bồi thường nhân mạng của anh Bảo, một thanh niên đã bị cảnh sát ngụy đánh chết, thả trôi sông. Ba Thanh tổ chức huy động lực lượng đông đảo nhân dân, đấu tranh với bọn cảnh sát. Ngày 21/7/1965, Ba Thanh tổ chức cho nhân dân khiêng xác anh Bảo đi vòng quanh thị trấn, ngang trụ sở cảnh sát dừng lại và hô to “đả đảo cảnh sát giết hại nhân dân”, “đòi bồi thường nhân mạng”. Lãnh đạo cấp tỉnh của ngụy quyền phải cử người về trấn an nhân dân. Đây là một cuộc đấu tranh vang dội, thể hiện sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, kể cả quần chúng theo đạo Phật giáo Hòa Hảo đối với cách mạng, khiến kẻ địch khiếp sợ.
Đến năm 1966, Ba Thanh đã là huyện ủy viên huyện Tân Châu. Ba Thanh từng tham gia tổ chức trừ gian diệt ác trên địa bàn mình chịu trách nhiệm xây dựng phong trào cách mạng. Nâng cao uy tín của Đảng và lòng tin của nhân dân đối với cách mạng.
Đến năm 1967, Ba Thanh lập gia đình với ông Nguyễn Inh, vốn là một chiến sĩ Dân Y trong lực lượng vũ trang của khu, quê ở Bến Tre. Ông là một cán bộ tham gia kháng chiến chống Pháp, được phân công tập kết ra Bắc, được đào tạo thành bác sĩ và đưa về Nam năm 1963, công tác trong đội phẫu thuật Z12A. (Đám cưới xong ba ngày, chồng Ba Thanh có lệnh lên đường công tác, đến năm 1971 ông mới về thăm vợ và lại lên đường. Ông già chồng Ba Thanh là liệt sĩ chống Pháp. Anh em chồng có 02 người là liệt sĩ chống Mỹ. Bà mẹ chồng của Ba Thanh là Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng).
Năm 1968, chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy, Ba Thanh vận động được cả một trung đội thanh niên tham gia lực lượng vũ trang. Nhiều người trong số họ đã trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường, dũng cảm, đóng góp lớn cho sự nghiệp cách mạng.
Năm 1970, Ba Thanh được bầu vào Ban Thường vụ huyện ủy Tân Châu - An Phú vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng ở Tân Châu. Đến năm 1972, Ba Thanh được bầu vào Ban chấp hành Tỉnh ủy An Giang, là nữ ủy viên trẻ tuổi nhất của Ban chấp hành lúc đó.
Đến năm 1973, Ba Thanh được phân công làm Phó bí thư thị xã Châu Đốc, phụ trách lực lượng hoạt động cách mạng bí mật trong nội ô thị xã, hỗ trợ tích cực cho lực lượng chủ lực bên ngoài vùng căn cứ. Những thông tin địch chuẩn bị hành quân ruồng bố lúc nào, ở đâu, qui mô ra sao… được lực lượng nội thành nắm bắt, nhanh chóng và kịp thời chuyển tin cho lực lượng chủ lực ngoại thành biết được để đối phó, hạn chế thiệt hại và sẵn sàng tiêu diệt địch. Lực lượng nội ô do Ba Thanh lãnh đạo chủ yếu là xây dựng cơ sở cách mạng, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đấu tranh chống bắt lính, chống đàn áp nhân dân và khi cần có thể tổ chức trừ khử những tên ác ôn.
Tháng 4 năm 1975, trước thông tin tình hình miền Trung được giải phóng, rồi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, nhưng cô Ba Thanh cùng ban cán sự Đảng của thị xã Châu Đốc không nhận được sự chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo tỉnh mà tình hình an ninh trật tự thị xã đã hỗn loạn. Ngày 30/4/1975, bọn tàn quân từ các căn cứ quân sự vùng Chi Lăng, Bảy Núi rút về thị xã. Cô Ba Thanh thống nhất với Ban cán sự thị xã Châu Đốc tổ chức lực lượng tại chỗ, giải phóng thị xã Châu Đốc. Lực lượng cán bộ hoạt động tại chỗ vận động quần chúng tích cực, dân quân xã phường và binh lính ngụy vốn là cơ sở của mình hợp tác với cách mạng giải phóng thị xã Châu Đốc. Bọn lãnh đạo ngụy quân, ngụy quyền tỉnh Châu Đốc đã rút chạy từ lúc nào chả rõ, nhưng binh lính của chúng không hay vẫn còn canh gác. Đến sáng và trưa ngày 01/5/1975 lực lượng cách mạng do Ban cán sự Đảng bộ thị xã Châu Đốc lãnh đạo quần chúng tại chỗ cướp chính quyền, tước vũ khí địch, giải phóng hoàn toàn thị xã Châu Đốc. Chiều ngày 01/5/1975 lực lượng biệt động chủ lực của thị xã từ trong căn cứ mới ra tới, tổ chức thành lực lượng vũ trang của chính quyền quân quản Châu Đốc.
Thời gian đầu sau giải phóng, khi cô Ba Thanh tham gia tổ chức tiếp quản thị xã Châu Đốc, thành lập chính quyền quân quản xong. Cha của cô còn là cán bộ tổ chức huyện Tân Châu, con gái của cô còn gửi bên ngoại nuôi; muốn gia đình sum họp, cô rước cha và con cái về ở thị xã Châu Đốc. Chồng cô đang là Phó ty Y tế tỉnh Tiền Giang cũng xin chuyển về, được tỉnh phân công làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc.
Từ năm 1976 đến cuối năm 1983, cô Ba Thanh phải đảm đương trách nhiệm là Phó bí thư, rồi Bí thư thị xã Châu Đốc. Phải lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng thực hiện mọi đường lối chủ trương của Đảng ở một thị xã miền biên giới khá phức tạp và trên mặt trận mới cô cũng đã phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, tự nâng cao năng lực lãnh đạo để hoàn thành nhiệm vụ tổ chức phân công. Cô Ba Thanh đã cùng với các đồng chí ở thị xã vừa lo xây dựng và phát triển mọi mặt kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân, vừa phải trấn giữ mảnh đất biên giới Tây Nam, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Đến năm 1984, cô được tổ chức phân công làm làm Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang, một lãnh vực khác lạ so với những nhiệm vụ mà cô đã từng kinh qua, nhưng với tinh thần trách nhiệm của một đảng viên, một lần nữa cô phải nỗ lực phấn đấu học hỏi những gì chưa biết, những gì cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho. Sau nhiều năm đề nghị, mãi đến tháng 01/1990, cô Ba Thanh mới được tổ chức chấp thuận cho nghỉ hưu. Kể từ đó, cô mới có thời gian lo toan chăm sóc chồng con, vun đắp hạnh phúc gia đình.
Cả một cuộc đời, vừa qua tuổi mộng mơ, cô Ba Thanh đã phải sống, phấn đấu, cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi nước nhà hết quân xâm lược, người nữ cán bộ cách mạng Ba Thanh lại phải đương đầu trước bao khó khăn thử thách, xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh cũng vì mong ước quê hương mình, đất nước mình ngày càng giàu đẹp; nhân dân mình thực sự hạnh phúc ấm no…Và, cô Ba Thanh cảm thấy thật sự hạnh phúc khi những cống hiến của bản thân mình đã góp phần trong từng bước tiến của quê hương xứ sở.
Nhà văn MAI BỬU MINH