Hội thảo khoa học “50 năm cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh An Giang thực hiện Di chúc Bác Hồ”
- Được đăng: Thứ sáu, 30 Tháng 8 2019 22:42
- Lượt xem: 1464
(TGAG)- Sáng 30/8, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “50 năm cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh An Giang thực hiện Di chúc Bác Hồ”.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: ThS. Lưu Vĩnh Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Tân Văn Ngữ - Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; TS. Hồ Ngọc Trường - Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng; cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các trường chính trị tỉnh, thành phố trong khu vực, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, học viên các lớp Trung cấp Lý luận chính trị, chuyên viên,… các nhà nghiên cứu và tác giả viết bài tham luận.
Sau một tháng triển khai kế hoạch Hội thảo với chủ đề có ý nghĩa thời sự sâu sắc và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các đại biểu trong và ngoài tỉnh, cụ thể là có 9 tham luận của Phó Giáo sư, Tiến sỹ; 24 tham luận của Tiến sỹ; 52 tham luận của Thạc sỹ; 25 tham luận của trưởng, phó các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và lãnh đạo các địa phương, đơn vị; 8 tham luận của Trường Chính trị các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Nai, Cà Mau và Trường Chính trị Phạm Hùng. Đặc biệt có sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,… Với tổng số bài tham luận là 126 bài, căn cứ mục tiêu, yêu cầu Hội thảo, Ban Tổ chức chọn 116 bài tham luận để in kỷ yếu. Đa số những bài viết đều có chất lượng tốt, thể hiện sự đầu tư công phu, nghiêm túc của các tác giả.
Trong buổi hội thảo các đại biểu đã trình bày 11 tham luận có tính chất đại diện cho chủ đề hội thảo và đóng góp ý kiến tham gia thảo luận tại hội trường. Nội dung các tham luận và thảo luận của hội thảo hết sức phong phú, đa dạng, đề cập trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau, có thể khái quát những kết quả đạt được của hội thảo như: Làm sáng tỏ thêm bối cảnh ra đời và ý nghĩa thiêng liêng của Di chúc; Phân tích, làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong nội dung Di chúc của Bác; Khẳng định giá trị cốt lõi và sức sống trường tồn của Di chúc; Phân tích, đánh giá những thành tựu đạt được sau 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên và nhân dân An Giang; đồng thời nêu lên những khó khăn, hạn chế sau 50 năm thực hiện Di chúc của Bác, cũng như những đề xuất, kiến nghị tiếp tục thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
50 năm trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về cõi vĩnh hằng cũng là 50 năm cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh An Giang nói riêng, nhân dân cả nước nói chung luôn quan tâm thực hiện Di chúc của Người. Hội thảo hôm nay là dịp ôn lại những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiểm điểm những việc đã làm được và chưa làm được trong nửa thế kỷ qua, từ đó nỗ lực nhiều hơn để thực hiện bằng được mong muốn của Người./.
Phương Đông
Tham dự Hội thảo có các đồng chí: ThS. Lưu Vĩnh Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; Tân Văn Ngữ - Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; TS. Hồ Ngọc Trường - Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng; cùng đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các trường chính trị tỉnh, thành phố trong khu vực, Học viện Chính trị khu vực IV, Học viện Chính trị khu vực II, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị các huyện, học viên các lớp Trung cấp Lý luận chính trị, chuyên viên,… các nhà nghiên cứu và tác giả viết bài tham luận.
Sau một tháng triển khai kế hoạch Hội thảo với chủ đề có ý nghĩa thời sự sâu sắc và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, các ngành, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, các đại biểu trong và ngoài tỉnh, cụ thể là có 9 tham luận của Phó Giáo sư, Tiến sỹ; 24 tham luận của Tiến sỹ; 52 tham luận của Thạc sỹ; 25 tham luận của trưởng, phó các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và lãnh đạo các địa phương, đơn vị; 8 tham luận của Trường Chính trị các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Nai, Cà Mau và Trường Chính trị Phạm Hùng. Đặc biệt có sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,… Với tổng số bài tham luận là 126 bài, căn cứ mục tiêu, yêu cầu Hội thảo, Ban Tổ chức chọn 116 bài tham luận để in kỷ yếu. Đa số những bài viết đều có chất lượng tốt, thể hiện sự đầu tư công phu, nghiêm túc của các tác giả.
Trong buổi hội thảo các đại biểu đã trình bày 11 tham luận có tính chất đại diện cho chủ đề hội thảo và đóng góp ý kiến tham gia thảo luận tại hội trường. Nội dung các tham luận và thảo luận của hội thảo hết sức phong phú, đa dạng, đề cập trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau, có thể khái quát những kết quả đạt được của hội thảo như: Làm sáng tỏ thêm bối cảnh ra đời và ý nghĩa thiêng liêng của Di chúc; Phân tích, làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn trong nội dung Di chúc của Bác; Khẳng định giá trị cốt lõi và sức sống trường tồn của Di chúc; Phân tích, đánh giá những thành tựu đạt được sau 50 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên và nhân dân An Giang; đồng thời nêu lên những khó khăn, hạn chế sau 50 năm thực hiện Di chúc của Bác, cũng như những đề xuất, kiến nghị tiếp tục thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
50 năm trôi qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về cõi vĩnh hằng cũng là 50 năm cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh An Giang nói riêng, nhân dân cả nước nói chung luôn quan tâm thực hiện Di chúc của Người. Hội thảo hôm nay là dịp ôn lại những lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiểm điểm những việc đã làm được và chưa làm được trong nửa thế kỷ qua, từ đó nỗ lực nhiều hơn để thực hiện bằng được mong muốn của Người./.
Phương Đông