Đảng Cộng sản Việt Nam với sự kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong giai đoạn cách mạng mới
- Được đăng: Thứ sáu, 22 Tháng 5 2015 15:35
- Lượt xem: 4024
Thắng lợi của cách mạng nước ta nói chung, cũng như sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam 85 năm qua nói riêng, là kết quả tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Trong đó, một yếu tố quan trọng là, Đảng được vũ trang bằng lý luận cách mạng và khoa học nhất của thời đại: chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Do vậy, việc kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin trở thành quy luật tồn tại, phát triển của Đảng; là bí quyết thành công của Đảng ta trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Những giá trị trường tồn
Giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là ở sự chân thực về khoa học, tính cách mạng của nó với mục đích giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, mọi sự tha hóa, thực hiện một xã hội công bằng, nhân văn và nhân đạo. Bất chấp thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin luôn luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình; với “linh hồn sống” là phép biện chứng duy vật, với “hòn đá tảng kinh tế” là học thuyết giá trị thặng dư, với những phát kiến vĩ đại duy vật về lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân... Một nguyên lý này hay một quan điểm nào đó,… của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có thể bị thực tiễn vượt qua, nhưng về tổng thể, với tư cách là học thuyết cách mạng và khoa học thì nó không mất đi, mà ngược lại, nó còn sống mãi với thời gian. Thực tiễn lịch sử của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI vừa qua là minh chứng không thể chối cãi cho điều đó. Hàng loạt dân tộc với hàng tỷ người đã vùng lên đấu tranh tự giải phóng và lựa chọn con đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là thể hiện khát vọng chân chính, nóng bỏng của nhân loại.
Ở thời điểm hiện nay, khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu mặc dù đã sụp đổ nhưng con đường xã hội chủ nghĩa vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều dân tộc ở Tây bán cầu và khắp các châu lục. Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nặng nề, không ít nhà xã hội học, nhà tư tưởng, trong đó có cả những học giả tư sản và đại diện của giới tư sản, đã trở lại với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà thực chất là trở lại với những nguyên lý căn bản trong quản lý kinh tế - xã hội của học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Điều đó càng chứng tỏ, chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho đến nay vẫn là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là khoa học chính xác và hoàn bị. Cho dù có phải bổ sung, phát triển, hoàn thiện (đây là điều tất yếu) thì những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Cho dù có những kẻ cố tình xuyên tạc, bóp méo thì chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn có sức sống dẻo dai và giá trị lâu bền. Việc các thế lực thù địch càng ra sức bài bác chủ nghĩa Mác - Lê-nin thì càng chứng tỏ tính đúng đắn, tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân và các dân tộc nằm ở trong bản chất cách mạng và khoa học của nó khi vận dụng sáng tạo gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của nhân dân và dân tộc đó. Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…. Và qua các kỳ đại hội, Đảng ta vẫn nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là những kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và cách mạng Việt Nam, trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là quyết định có tầm lịch sử quan trọng, thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta.
Từ trước cho đến nay, đã có không ít các quan điểm cho rằng, việc du nhập chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam là ý muốn chủ quan, nhất thời của Hồ Chí Minh và đó là nguyên nhân của mọi sai lầm. Những kẻ muốn hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa Mác - Lê-nin thường rêu rao rằng, ngày xưa làm gì có Đảng, làm gì có chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà dân tộc ta vẫn đánh thắng các thế lực ngoại xâm… Họ đã quên rằng, chiến thắng ngoại xâm rồi đất nước sẽ đi về đâu, làm sao bảo đảm cho nhân dân thực sự được làm chủ, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; làm sao thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của chế độ bóc lột?
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trước khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân tộc ta có không ít những người con ưu tú, yêu nước cháy bỏng và có tinh thần anh dũng hy sinh cao cả, như Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh,... Nhưng vì sao các cuộc khởi nghĩa, cũng như các phong trào do các ông lãnh đạo cuối cùng đều bị thất bại? Nguyên nhân căn bản là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu một học thuyết khoa học tiên tiến soi đường. Suốt bảy thập niên đất nước rơi vào khủng hoảng về đường lối cứu nước, con đường giải phóng dân tộc dường như không lối thoát. Nhưng từ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam; đồng thời kết hợp phong trào yêu nước, phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta mới tìm ra con đường đi đúng, đáp ứng được nguyện vọng thiêng liêng của nhân dân, đất nước ta mới có cơ hội tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc một cách đúng đắn, cách mạng nước ta mới giành được những thắng lợi vĩ đại, đưa dân tộc ta bước sang một trang sử mới, một thời đại mới.
Qua gần 30 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù thế giới có những diễn biến hết sức phức tạp, đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: “Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa”(1). Từ thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn đã đạt được, một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, nhờ được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ với tinh hoa truyền thống của dân tộc và nhân loại, Đảng Cộng sản Việt Nam suốt 85 năm qua đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Đó là thực tế không thể phủ nhận và đồng thời cũng là lý do giải thích vì sao Đảng ta nhất thiết phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Đương nhiên, nói kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin không có nghĩa là rập khuôn, giáo điều, áp dụng một cách máy móc mà phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể; sáng tạo mà không cực đoan, rơi vào chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kiên định những nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết; đồng thời phải biết vận dụng và phát triển sáng tạo nó; tức là, chống cả chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Chính C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã từng tuyên bố: Học thuyết của các ông không phải là học thuyết nhất thành bất biến mà là học thuyết về sự phát triển, học thuyết của sự phát triển. Và, V.I.Lê-nin cũng đã từng nhắc nhở: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng, lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu như họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(2).
Thực tiễn cho thấy, trong lịch sử tồn tại, phát triển hơn 160 năm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng chính là lịch sử kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Kiên định là giữ vững những nguyên lý, những quan điểm cơ bản, đúng đắn và có ý nghĩa phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phát huy, đi sâu, làm sáng tỏ trên cơ sở kết hợp với những điều kiện mới, vấn đề mới, nhiệm vụ mới phát sinh. Có kiên định mới có thể làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin củng cố, giữ vững được trận địa và phát huy được ảnh hưởng. Có vận dụng đúng đắn mới làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có sức sống dồi dào và không ngừng sáng tạo, luôn đứng vững trên tuyến đầu của thời đại. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin tồn tại qua thế kỷ XIX, thế kỷ XX và nay đã, đang lại bước vào thế kỷ XXI, vượt qua bao nhiêu phong ba, bão táp của thời cuộc nhưng nó vẫn đứng vững và tỏa sáng, chứng tỏ sức sống và sự thiên biến vạn hóa của nó rất kỳ diệu, dựa trên sự thống nhất giữa kiên định và vận dụng sáng tạo. Vận mệnh và tiền đồ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thế kỷ XXI cũng tất yếu phải dựa trên sự gắn kết chặt chẽ giữa kiên định và vận dụng sáng tạo học thuyết khoa học, cách mạng này.
Quán triệt tinh thần ấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta “bao giờ cũng lấy thực tiễn của cách mạng Việt Nam, lấy hiện thực sinh động của xã hội Việt Nam làm điểm xuất phát trong việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin”(3). Đồng thời, Đảng đã nhấn mạnh: “Đảng nắm chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải trên câu chữ mà từ trong thực chất cách mạng và khoa học vốn là hai thuộc tính căn bản kết hợp làm một trong bản thân chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đảng biết quán triệt đặc tính căn bản ấy của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong hoạt động chính trị, tư tưởng và tổ chức của mình, trong đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng trong toàn bộ cuộc đấu tranh của Đảng ở tất cả các thời kỳ”(4). Nói cách khác, Đảng ta chẳng những kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà còn luôn luôn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Thành công của công cuộc đổi mới đất nước qua gần 30 năm qua trước hết và chủ yếu là do Đảng ta đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đúng như Đảng đã khẳng định: Chính nhờ có đường lối và phương pháp cách mạng được đề ra một cách độc lập và sáng tạo, mà cách mạng Việt Nam mới thu được thắng lợi to lớn như ngày nay. Đổi mới chính là trở về đúng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, là biểu hiện sinh động của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cương lĩnh, Nghị quyết và mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta đã thể hiện rất rõ tư tưởng đó.
Kiên định vận dụng trong giai đoạn cách mạng mới
Lịch sử đã chứng minh, nếu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đường lối, rối loạn trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động. Vì vậy, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác tư tưởng, lý luận của chúng ta. “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”(5). Đặc biệt, thời kỳ cách mạng mới - thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có tính chất hết sức khó khăn, lâu dài và phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử nước ta; hơn nữa, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng không vạch ra một cách cụ thể con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Việt Nam. Điều đó càng đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối không được xa rời hoặc từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trái lại, cần kiên định đồng thời vận dụng mềm dẻo, linh hoạt từng nguyên lý, phạm trù, quy luật… của học thuyết khoa học và cách mạng ấy trên chính mảnh đất hiện thực Việt Nam. “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra”(6). Để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó, trước hết cần nhận thức và thực hiện đầy đủ, triệt để một số nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống những di sản tư tưởng, lý luận của các nhà kinh điển mác-xít.
Đây là cơ sở thiết yếu, là chỗ dựa vững chắc cho sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện mới. Điều quan trọng trong quá trình nghiên cứu là phải đặt những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong cả hệ thống như một chỉnh thể, không được cắt xén, tách rời từng mẩu để làm cho người ta hiểu sai tư tưởng của các ông. Đồng thời, luôn nắm vững quan điểm biện chứng, nguyên tắc lịch sử - cụ thể và phát triển để xác định rõ những luận điểm nào trước đây đúng, nay vẫn đúng; những luận điểm nào không còn phù hợp do thực tiễn đã thay đổi, những luận điểm gì vốn đúng, nhưng bị nhận thức và vận dụng sai, hoặc những luận điểm mới gì cần được phát triển, cần nhận thức lại, bổ sung thêm vào lý luận cách mạng. Đặc biệt, cần có sự đánh giá khách quan, thái độ kiên quyết và dũng cảm chấp nhận thách thức, dám nhìn thẳng vào sự thật, vào những sai lầm để khắc phục, để từ đó hoạch định cho sự phát triển đi lên của đất nước. Tuyệt đối tránh thái độ cực đoan đối với những sai lầm cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu để từ đó phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chủ nghĩa xã hội; song, cũng không vì kiên định, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà rơi vào bảo thủ, biến học thuyết đó trở thành giáo điều, xơ cứng, coi nhẹ yêu cầu đổi mới và phát triển.
Thứ hai, gắn lý luận với thực tiễn, thường xuyên làm tốt công tác tổng kết thực tiễn để không ngừng bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời tìm ra phương hướng và biện pháp đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Gắn lý luận với thực tiễn luôn là phương châm hàng đầu của hoạt động lý luận và đấu tranh lý luận. Muốn thắng được các quan điểm sai trái, thuyết phục được những người đang hoài nghi, dao động, thì lý luận cần phải giải đáp những vấn đề không những cơ bản mà rất cụ thể đang đặt ra cho cách mạng nước ta trong thời kỳ mới. Mặt khác, cần coi trọng việc tổng kết thực tiễn; trong đó, cần tập trung làm sáng tỏ những vấn đề của thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp bách và nhạy cảm hiện nay; qua đó, kịp thời cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở để đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch và luận điệu sai trái.
Thứ ba, tích cực đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý luận nhằm làm thất bại những âm mưu và luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong tình hình mới.
Một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải luôn mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, phản bác mọi luận điệu của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa và Tổ quốc Việt Nam. Kiên quyết phê phán, bác bỏ những quan điểm đi ngược lại những gì thuộc về bản chất, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; đồng thời, phải dựa chắc trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để đánh giá đúng đắn tính chất, hiệu quả từng bước đi, từng sách lược xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Dù trong thế kỷ XXI này thế giới sẽ còn những biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhưng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn tiếp tục soi sáng những vấn đề cơ bản của thời đại và sự nghiệp đổi mới ở nước ta, đó vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của cách mạng Việt Nam và của nhân dân ta. Kiên định với bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất định Đảng ta sẽ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây chính là bí quyết thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 85 năm qua và trong những chặng đường tiếp theo của cách mạng nước nhà./.
Nguồn: TCCS
----------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 20-21
(2) V.I.Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 4, tr. 232
(3), (4) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 181, tr. 182
(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 131
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 66
Những giá trị trường tồn
Giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lê-nin chính là ở sự chân thực về khoa học, tính cách mạng của nó với mục đích giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, mọi sự tha hóa, thực hiện một xã hội công bằng, nhân văn và nhân đạo. Bất chấp thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa Mác - Lê-nin luôn luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình; với “linh hồn sống” là phép biện chứng duy vật, với “hòn đá tảng kinh tế” là học thuyết giá trị thặng dư, với những phát kiến vĩ đại duy vật về lịch sử mà nội dung cơ bản là lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội, vai trò lịch sử của giai cấp công nhân... Một nguyên lý này hay một quan điểm nào đó,… của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có thể bị thực tiễn vượt qua, nhưng về tổng thể, với tư cách là học thuyết cách mạng và khoa học thì nó không mất đi, mà ngược lại, nó còn sống mãi với thời gian. Thực tiễn lịch sử của thế kỷ XX và thập niên đầu của thế kỷ XXI vừa qua là minh chứng không thể chối cãi cho điều đó. Hàng loạt dân tộc với hàng tỷ người đã vùng lên đấu tranh tự giải phóng và lựa chọn con đường xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa là thể hiện khát vọng chân chính, nóng bỏng của nhân loại.
Ở thời điểm hiện nay, khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu mặc dù đã sụp đổ nhưng con đường xã hội chủ nghĩa vẫn có sức hút mạnh mẽ đối với nhiều dân tộc ở Tây bán cầu và khắp các châu lục. Đặc biệt, khi nền kinh tế thế giới lâm vào suy thoái nặng nề, không ít nhà xã hội học, nhà tư tưởng, trong đó có cả những học giả tư sản và đại diện của giới tư sản, đã trở lại với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà thực chất là trở lại với những nguyên lý căn bản trong quản lý kinh tế - xã hội của học thuyết về chủ nghĩa xã hội. Điều đó càng chứng tỏ, chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho đến nay vẫn là đỉnh cao của trí tuệ loài người, là khoa học chính xác và hoàn bị. Cho dù có phải bổ sung, phát triển, hoàn thiện (đây là điều tất yếu) thì những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện hiện nay vẫn giữ nguyên giá trị. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng mình. Cho dù có những kẻ cố tình xuyên tạc, bóp méo thì chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn có sức sống dẻo dai và giá trị lâu bền. Việc các thế lực thù địch càng ra sức bài bác chủ nghĩa Mác - Lê-nin thì càng chứng tỏ tính đúng đắn, tính khoa học và tính cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Giá trị và sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân và các dân tộc nằm ở trong bản chất cách mạng và khoa học của nó khi vận dụng sáng tạo gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của nhân dân và dân tộc đó. Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong đó khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…. Và qua các kỳ đại hội, Đảng ta vẫn nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là những kết luận rút ra từ kết quả tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của Đảng và cách mạng Việt Nam, trong suốt quá trình cách mạng từ khi thành lập Đảng đến nay. Đó là quyết định có tầm lịch sử quan trọng, thể hiện bước tiến trong tư duy lý luận của Đảng ta.
Từ trước cho đến nay, đã có không ít các quan điểm cho rằng, việc du nhập chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam là ý muốn chủ quan, nhất thời của Hồ Chí Minh và đó là nguyên nhân của mọi sai lầm. Những kẻ muốn hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa Mác - Lê-nin thường rêu rao rằng, ngày xưa làm gì có Đảng, làm gì có chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà dân tộc ta vẫn đánh thắng các thế lực ngoại xâm… Họ đã quên rằng, chiến thắng ngoại xâm rồi đất nước sẽ đi về đâu, làm sao bảo đảm cho nhân dân thực sự được làm chủ, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; làm sao thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của chế độ bóc lột?
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trước khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, dân tộc ta có không ít những người con ưu tú, yêu nước cháy bỏng và có tinh thần anh dũng hy sinh cao cả, như Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh,... Nhưng vì sao các cuộc khởi nghĩa, cũng như các phong trào do các ông lãnh đạo cuối cùng đều bị thất bại? Nguyên nhân căn bản là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, thiếu một học thuyết khoa học tiên tiến soi đường. Suốt bảy thập niên đất nước rơi vào khủng hoảng về đường lối cứu nước, con đường giải phóng dân tộc dường như không lối thoát. Nhưng từ khi Nguyễn Ái Quốc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam; đồng thời kết hợp phong trào yêu nước, phong trào công nhân với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thành lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta mới tìm ra con đường đi đúng, đáp ứng được nguyện vọng thiêng liêng của nhân dân, đất nước ta mới có cơ hội tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc một cách đúng đắn, cách mạng nước ta mới giành được những thắng lợi vĩ đại, đưa dân tộc ta bước sang một trang sử mới, một thời đại mới.
Qua gần 30 năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mặc dù thế giới có những diễn biến hết sức phức tạp, đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, với ánh sáng soi đường của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: “Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của đất nước đã tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường xã hội chủ nghĩa”(1). Từ thực tiễn phong phú và những thành tựu to lớn đã đạt được, một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, nhờ được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ với tinh hoa truyền thống của dân tộc và nhân loại, Đảng Cộng sản Việt Nam suốt 85 năm qua đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Đó là thực tế không thể phủ nhận và đồng thời cũng là lý do giải thích vì sao Đảng ta nhất thiết phải kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
Đương nhiên, nói kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin không có nghĩa là rập khuôn, giáo điều, áp dụng một cách máy móc mà phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện cụ thể; sáng tạo mà không cực đoan, rơi vào chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kiên định những nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết; đồng thời phải biết vận dụng và phát triển sáng tạo nó; tức là, chống cả chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Chính C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã từng tuyên bố: Học thuyết của các ông không phải là học thuyết nhất thành bất biến mà là học thuyết về sự phát triển, học thuyết của sự phát triển. Và, V.I.Lê-nin cũng đã từng nhắc nhở: “Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng, lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu như họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống”(2).
Thực tiễn cho thấy, trong lịch sử tồn tại, phát triển hơn 160 năm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng chính là lịch sử kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Kiên định là giữ vững những nguyên lý, những quan điểm cơ bản, đúng đắn và có ý nghĩa phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phát huy, đi sâu, làm sáng tỏ trên cơ sở kết hợp với những điều kiện mới, vấn đề mới, nhiệm vụ mới phát sinh. Có kiên định mới có thể làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin củng cố, giữ vững được trận địa và phát huy được ảnh hưởng. Có vận dụng đúng đắn mới làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, có sức sống dồi dào và không ngừng sáng tạo, luôn đứng vững trên tuyến đầu của thời đại. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin tồn tại qua thế kỷ XIX, thế kỷ XX và nay đã, đang lại bước vào thế kỷ XXI, vượt qua bao nhiêu phong ba, bão táp của thời cuộc nhưng nó vẫn đứng vững và tỏa sáng, chứng tỏ sức sống và sự thiên biến vạn hóa của nó rất kỳ diệu, dựa trên sự thống nhất giữa kiên định và vận dụng sáng tạo. Vận mệnh và tiền đồ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong thế kỷ XXI cũng tất yếu phải dựa trên sự gắn kết chặt chẽ giữa kiên định và vận dụng sáng tạo học thuyết khoa học, cách mạng này.
Quán triệt tinh thần ấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta “bao giờ cũng lấy thực tiễn của cách mạng Việt Nam, lấy hiện thực sinh động của xã hội Việt Nam làm điểm xuất phát trong việc vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin”(3). Đồng thời, Đảng đã nhấn mạnh: “Đảng nắm chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải trên câu chữ mà từ trong thực chất cách mạng và khoa học vốn là hai thuộc tính căn bản kết hợp làm một trong bản thân chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đảng biết quán triệt đặc tính căn bản ấy của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong hoạt động chính trị, tư tưởng và tổ chức của mình, trong đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng trong toàn bộ cuộc đấu tranh của Đảng ở tất cả các thời kỳ”(4). Nói cách khác, Đảng ta chẳng những kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà còn luôn luôn vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Thành công của công cuộc đổi mới đất nước qua gần 30 năm qua trước hết và chủ yếu là do Đảng ta đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đúng như Đảng đã khẳng định: Chính nhờ có đường lối và phương pháp cách mạng được đề ra một cách độc lập và sáng tạo, mà cách mạng Việt Nam mới thu được thắng lợi to lớn như ngày nay. Đổi mới chính là trở về đúng với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, là biểu hiện sinh động của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Cương lĩnh, Nghị quyết và mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng ta đã thể hiện rất rõ tư tưởng đó.
Kiên định vận dụng trong giai đoạn cách mạng mới
Lịch sử đã chứng minh, nếu mơ hồ, dao động về hệ tư tưởng thì sẽ lúng túng trong hoạch định chủ trương, đường lối, rối loạn trong tổ chức và tất yếu dẫn đến thất bại trong hành động. Vì vậy, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Đảng ta, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong toàn bộ công tác tư tưởng, lý luận của chúng ta. “Kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động của Đảng”(5). Đặc biệt, thời kỳ cách mạng mới - thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, có tính chất hết sức khó khăn, lâu dài và phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử nước ta; hơn nữa, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng không vạch ra một cách cụ thể con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Việt Nam. Điều đó càng đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối không được xa rời hoặc từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Trái lại, cần kiên định đồng thời vận dụng mềm dẻo, linh hoạt từng nguyên lý, phạm trù, quy luật… của học thuyết khoa học và cách mạng ấy trên chính mảnh đất hiện thực Việt Nam. “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra”(6). Để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó, trước hết cần nhận thức và thực hiện đầy đủ, triệt để một số nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống những di sản tư tưởng, lý luận của các nhà kinh điển mác-xít.
Đây là cơ sở thiết yếu, là chỗ dựa vững chắc cho sự kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện mới. Điều quan trọng trong quá trình nghiên cứu là phải đặt những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong cả hệ thống như một chỉnh thể, không được cắt xén, tách rời từng mẩu để làm cho người ta hiểu sai tư tưởng của các ông. Đồng thời, luôn nắm vững quan điểm biện chứng, nguyên tắc lịch sử - cụ thể và phát triển để xác định rõ những luận điểm nào trước đây đúng, nay vẫn đúng; những luận điểm nào không còn phù hợp do thực tiễn đã thay đổi, những luận điểm gì vốn đúng, nhưng bị nhận thức và vận dụng sai, hoặc những luận điểm mới gì cần được phát triển, cần nhận thức lại, bổ sung thêm vào lý luận cách mạng. Đặc biệt, cần có sự đánh giá khách quan, thái độ kiên quyết và dũng cảm chấp nhận thách thức, dám nhìn thẳng vào sự thật, vào những sai lầm để khắc phục, để từ đó hoạch định cho sự phát triển đi lên của đất nước. Tuyệt đối tránh thái độ cực đoan đối với những sai lầm cũng như sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu để từ đó phủ nhận hoàn toàn chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chủ nghĩa xã hội; song, cũng không vì kiên định, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà rơi vào bảo thủ, biến học thuyết đó trở thành giáo điều, xơ cứng, coi nhẹ yêu cầu đổi mới và phát triển.
Thứ hai, gắn lý luận với thực tiễn, thường xuyên làm tốt công tác tổng kết thực tiễn để không ngừng bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời tìm ra phương hướng và biện pháp đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Gắn lý luận với thực tiễn luôn là phương châm hàng đầu của hoạt động lý luận và đấu tranh lý luận. Muốn thắng được các quan điểm sai trái, thuyết phục được những người đang hoài nghi, dao động, thì lý luận cần phải giải đáp những vấn đề không những cơ bản mà rất cụ thể đang đặt ra cho cách mạng nước ta trong thời kỳ mới. Mặt khác, cần coi trọng việc tổng kết thực tiễn; trong đó, cần tập trung làm sáng tỏ những vấn đề của thực tiễn đặt ra, nhất là những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp bách và nhạy cảm hiện nay; qua đó, kịp thời cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời là cơ sở để đấu tranh bác bỏ những quan điểm thù địch và luận điệu sai trái.
Thứ ba, tích cực đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng, lý luận nhằm làm thất bại những âm mưu và luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong tình hình mới.
Một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin là đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân ta phải luôn mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, phản bác mọi luận điệu của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa và Tổ quốc Việt Nam. Kiên quyết phê phán, bác bỏ những quan điểm đi ngược lại những gì thuộc về bản chất, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; đồng thời, phải dựa chắc trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để đánh giá đúng đắn tính chất, hiệu quả từng bước đi, từng sách lược xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Dù trong thế kỷ XXI này thế giới sẽ còn những biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, nhưng chủ nghĩa Mác - Lê-nin vẫn tiếp tục soi sáng những vấn đề cơ bản của thời đại và sự nghiệp đổi mới ở nước ta, đó vẫn là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, của cách mạng Việt Nam và của nhân dân ta. Kiên định với bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất định Đảng ta sẽ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đây chính là bí quyết thành công của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt 85 năm qua và trong những chặng đường tiếp theo của cách mạng nước nhà./.
Nguồn: TCCS
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 20-21
(2) V.I.Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 4, tr. 232
(3), (4) Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 181, tr. 182
(5) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 131
(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 66