Bổ sung tiêu chí “hạnh phúc” vào mục tiêu chung
- Được đăng: Thứ hai, 19 Tháng 10 2015 20:06
- Lượt xem: 2945
Góp ý vào Dự thảo văn kiện trình Đại hội XII của Đảng: Mục tiêu chung là những giá trị cốt lõi nhất, đặc trưng nhất của sự nghiệp cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hướng tới và kiên trì theo đuổi, thực hiện cho bằng được. Đây chính là “ngọn cờ” tập hợp lực lượng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là khát vọng cao cả mà cả dân tộc ta mong muốn đạt được, đồng thời cũng là những giá trị tốt đẹp để mọi người dân lấy đó làm điểm tựa niềm tin và vươn tới chinh phục, sở hữu những giá trị đó trong cuộc
Có thể nói, mục tiêu chung của cách mạng phản ánh tập trung nhất, sâu sắc nhất bản chất chế độ của một xã hội. Việc xác định mục tiêu đó phản ánh và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của xã hội, của thời đại và thực sự hướng tới, mang lại những giá trị nhân văn, tiến bộ và lợi ích chân chính, tốt đẹp cho con người, chứng tỏ tính chất ưu việt của đường lối cách mạng của chính đảng cầm quyền.
Mục tiêu chung lần đầu tiên được xác định tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991) là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”; đến Đại hội IX bổ sung tiêu chí “dân chủ”, thành: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đến Đại hội XI, trật tự các tiêu chí nội dung trong mục tiêu chung được sắp xếp, bố cục chặt chẽ, lô-gíc hơn, đó là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Để góp phần hoàn thiện mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng nước ta trong những năm tới, tôi xin đề nghị bổ sung tiêu chí “hạnh phúc” vào mục tiêu chung là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”. Việc bổ sung này xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Một là, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02-9-1945, Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã chính thức quyết định lấy tên quốc hiệu là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” cùng tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 02-7-1976, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi quốc hiệu thành “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhưng vẫn giữ nguyên tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Như vậy, suốt 70 năm qua, ba từ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” gắn liền với quốc hiệu không chỉ là biểu thị tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc, mà còn khẳng định tính chất nhất quán và mục tiêu thống nhất của chế độ ta, đất nước ta là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Có thể nói, ba tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” như thế “kiềng ba chân” tạo nên sự trường tồn của đất nước ta, dân tộc ta, chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, bổ sung tiêu chí “hạnh phúc” vào mục tiêu chung vừa phản ánh sự trở lại và tiếp nối với lịch sử lập nước, lập chế độ mới, vừa phù hợp với tiêu ngữ đi kèm của quốc hiệu Việt Nam đã tồn tại suốt 7 thập niên qua và vẫn đang hiện hữu sâu đậm trong tâm trí, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
Hai là, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tiêu chí “hạnh phúc” luôn được Người xác định là một trong những nội dung cốt lõi, căn bản để góp phần làm nên tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo Bác, độc lập chủ quyền, thống nhất giang sơn, toàn vẹn lãnh thổ không thể tách rời cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Sinh thời, Người không chỉ khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”(1), mà còn nhấn mạnh: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”(2). Muốn có hạnh phúc, Bác đã căn dặn những lời chí nghĩa, chí tình: “Cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”(3). Từ khi mới giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác có “ham muốn tột bậc” là: nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; đến lúc sắp từ giã cõi trần, Người căn dặn trong Di chúc: Ðảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Hai mong ước ở hai thời điểm, hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều toát lên một lẽ sống, một lý tưởng cao đẹp ở con người Hồ Chí Minh: Đó là độc lập cho dân tộc, là tự do, cơm no, áo ấm, học hành cho nhân dân - những giá trị cơ bản làm nên hạnh phúc chân chính của con người, của xã hội.
Ba là, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), được thông qua tại Đại hội XI, Đảng ta đã xác định một trong những tiêu chí đặc trưng của xã hội XHCN ở nước ta là: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Không chỉ xác định trong Cương lĩnh, mà trên thực tế, hơn 85 năm qua, Đảng ta luôn thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa, giá trị của nền độc lập, thống nhất của đất nước và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, Đảng ta thường xuyên quan tâm chăm lo từ việc lớn là “làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” đến việc nhỏ như lo “tương, cà, mắm, muối” cho mỗi người dân - như lời Bác Hồ đã dạy. Sinh thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói: “Con người là vốn quý nhất. Hạnh phúc của con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Khẩu hiệu hành động của chúng ta là tất cả vì con người, tất cả do con người”(4).
Bốn là, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng tiêu chí, giá trị hạnh phúc trong mục tiêu phát triển của mình. Năm 2013, Liên hợp quốc chính thức chọn ngày 20-3 hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness), với mục đích nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới. Ngày Quốc tế Hạnh phúc khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình, hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, tích cực xóa đói, giảm nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc, thịnh vượng cho tất cả mọi người. Đến nay đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc và cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Các tiêu chí “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc” là một tổ hợp thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện tốt tiêu chí này là cơ sở để thực hiện có hiệu quả tiêu chí khác. Trên thực tế, chỉ có trên cơ sở “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì con người, xã hội mới có hạnh phúc thực sự. Mặt khác, tiêu chí hạnh phúc là một trong những nấc thang giá trị cao nhất vì nó đã mang lại và đáp ứng những nhu cầu chính đáng, mong muốn tốt đẹp của con người. Đưa tiêu chí “hạnh phúc” vào mục tiêu chung không những làm rõ hơn bản chất ưu việt của chế độ ta, mà còn tạo động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu vươn tới và từng bước đạt được một trong những giá trị chân chính, đích thực của nhân loại tiến bộ trên thế giới./.
--------------------------------------
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t4, tr.56
(2). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.8, tr. 493 - 494
(3). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr. 444
(4). Lê Duẩn: Nắm vững quy luật, đổi mới quản lý, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.56
Có thể nói, mục tiêu chung của cách mạng phản ánh tập trung nhất, sâu sắc nhất bản chất chế độ của một xã hội. Việc xác định mục tiêu đó phản ánh và thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân, phản ánh đúng quy luật phát triển khách quan của xã hội, của thời đại và thực sự hướng tới, mang lại những giá trị nhân văn, tiến bộ và lợi ích chân chính, tốt đẹp cho con người, chứng tỏ tính chất ưu việt của đường lối cách mạng của chính đảng cầm quyền.
Mục tiêu chung lần đầu tiên được xác định tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991) là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”; đến Đại hội IX bổ sung tiêu chí “dân chủ”, thành: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đến Đại hội XI, trật tự các tiêu chí nội dung trong mục tiêu chung được sắp xếp, bố cục chặt chẽ, lô-gíc hơn, đó là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Để góp phần hoàn thiện mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng nước ta trong những năm tới, tôi xin đề nghị bổ sung tiêu chí “hạnh phúc” vào mục tiêu chung là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc”. Việc bổ sung này xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Một là, ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 02-9-1945, Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã chính thức quyết định lấy tên quốc hiệu là “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” cùng tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 02-7-1976, Quốc hội khóa VI đã quyết định đổi quốc hiệu thành “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” nhưng vẫn giữ nguyên tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
Như vậy, suốt 70 năm qua, ba từ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” gắn liền với quốc hiệu không chỉ là biểu thị tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc, mà còn khẳng định tính chất nhất quán và mục tiêu thống nhất của chế độ ta, đất nước ta là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Có thể nói, ba tiêu chí “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” như thế “kiềng ba chân” tạo nên sự trường tồn của đất nước ta, dân tộc ta, chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, bổ sung tiêu chí “hạnh phúc” vào mục tiêu chung vừa phản ánh sự trở lại và tiếp nối với lịch sử lập nước, lập chế độ mới, vừa phù hợp với tiêu ngữ đi kèm của quốc hiệu Việt Nam đã tồn tại suốt 7 thập niên qua và vẫn đang hiện hữu sâu đậm trong tâm trí, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.
Hai là, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tiêu chí “hạnh phúc” luôn được Người xác định là một trong những nội dung cốt lõi, căn bản để góp phần làm nên tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo Bác, độc lập chủ quyền, thống nhất giang sơn, toàn vẹn lãnh thổ không thể tách rời cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Sinh thời, Người không chỉ khẳng định: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”(1), mà còn nhấn mạnh: “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”(2). Muốn có hạnh phúc, Bác đã căn dặn những lời chí nghĩa, chí tình: “Cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”(3). Từ khi mới giữ cương vị Chủ tịch nước, Bác có “ham muốn tột bậc” là: nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành; đến lúc sắp từ giã cõi trần, Người căn dặn trong Di chúc: Ðảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Hai mong ước ở hai thời điểm, hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều toát lên một lẽ sống, một lý tưởng cao đẹp ở con người Hồ Chí Minh: Đó là độc lập cho dân tộc, là tự do, cơm no, áo ấm, học hành cho nhân dân - những giá trị cơ bản làm nên hạnh phúc chân chính của con người, của xã hội.
Ba là, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), được thông qua tại Đại hội XI, Đảng ta đã xác định một trong những tiêu chí đặc trưng của xã hội XHCN ở nước ta là: “Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Không chỉ xác định trong Cương lĩnh, mà trên thực tế, hơn 85 năm qua, Đảng ta luôn thấm nhuần sâu sắc ý nghĩa, giá trị của nền độc lập, thống nhất của đất nước và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Vì vậy, Đảng ta thường xuyên quan tâm chăm lo từ việc lớn là “làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” đến việc nhỏ như lo “tương, cà, mắm, muối” cho mỗi người dân - như lời Bác Hồ đã dạy. Sinh thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói: “Con người là vốn quý nhất. Hạnh phúc của con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Khẩu hiệu hành động của chúng ta là tất cả vì con người, tất cả do con người”(4).
Bốn là, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng tiêu chí, giá trị hạnh phúc trong mục tiêu phát triển của mình. Năm 2013, Liên hợp quốc chính thức chọn ngày 20-3 hằng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc (International Day of Happiness), với mục đích nhằm tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại trên thế giới. Ngày Quốc tế Hạnh phúc khởi nguồn từ nhu cầu về một cách tiếp cận tăng trưởng kinh tế cân bằng, hợp tình, hợp lý hơn, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững, tích cực xóa đói, giảm nghèo và phấn đấu vì hạnh phúc, thịnh vượng cho tất cả mọi người. Đến nay đã có 193 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam, hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc và cam kết sẽ ủng hộ bằng các nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, nhằm đem lại hạnh phúc cho người dân.
Các tiêu chí “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, hạnh phúc” là một tổ hợp thống nhất, có quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện tốt tiêu chí này là cơ sở để thực hiện có hiệu quả tiêu chí khác. Trên thực tế, chỉ có trên cơ sở “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì con người, xã hội mới có hạnh phúc thực sự. Mặt khác, tiêu chí hạnh phúc là một trong những nấc thang giá trị cao nhất vì nó đã mang lại và đáp ứng những nhu cầu chính đáng, mong muốn tốt đẹp của con người. Đưa tiêu chí “hạnh phúc” vào mục tiêu chung không những làm rõ hơn bản chất ưu việt của chế độ ta, mà còn tạo động lực để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu vươn tới và từng bước đạt được một trong những giá trị chân chính, đích thực của nhân loại tiến bộ trên thế giới./.
--------------------------------------
(1). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t4, tr.56
(2). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.8, tr. 493 - 494
(3). Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.5, tr. 444
(4). Lê Duẩn: Nắm vững quy luật, đổi mới quản lý, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.56
Nguyễn Văn Hải
Thượng tá, Báo Quân đội nhân dân