Một số kết quả điều tra xã hội học về “Tình hình kiểm soát tham nhũng trong khu vực công trên địa bàn tỉnh năm 2017”
- Được đăng: Thứ hai, 26 Tháng 3 2018 08:34
- Lượt xem: 4472
(TGAG)- Để nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công (chỉ số PAPI) của tỉnh, ngày 22/4/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) đã ban hành Chương trình hành động số 147/CTr-UBND về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh giai đoạn từ 2015 - 2020. Đến ngày 10/01/ 2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình hành động số 147/CTr-UBND của UBND tỉnh.
Qua một năm triển khai thực hiện kế hoạch, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành các cấp đã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực hành chính công, qua đó, đã đạt được một số kết quả tích cực; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị của địa phương.
Từ kết quả điều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho thấy:
Công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công của tỉnh năm qua đã có sự chuyển biến tích cực ở các cấp, qua đó, đã tạo động lực để tiếp tục thực hiện cho những năm tiếp theo (kết quả đánh giá chung của nội bộ và nhân dân, tỷ lệ đánh giá tốt và khá trong công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công ở cấp tỉnh là 77,3%; cấp huyện là 72,3%; cấp xã là 65,2%); một số lĩnh vực trong công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công của tỉnh được thực hiện khá tốt, từng bước được nâng lên, đó là: công tác cải cách hành chính và việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong khu vực hành chính công (các lĩnh vực này có mức độ tốt và khá từ 83,1% - 76,2%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công của tỉnh năm qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định (tỷ lệ đánh giá tốt của công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công ở các cấp trong tỉnh đều dưới trung bình từ 44,8% - 35,9%; đồng thời, tỷ lệ trung bình và kém còn nhiều từ 30,9%-18,2%; một số lĩnh vực của công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công còn hạn chế, đó là: công tác triển khai thực hiện các giải pháp kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; công tác phối hợp giữa các ngành trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng trong khu vực công; công tác tiếp nhận và xử lý phản ánh liên quan đến tham nhũng; công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng...(các lĩnh vực này có tỷ lệ đánh giá tốt còn thấp từ 37,9% - 28,7%; đồng thời, tỷ lệ trung bình và kém còn cao từ 35,4% - 23,8%).
Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng đã được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế (mức độ đánh giá tốt có tỷ lệ thấp 43,4%). Nhận thức của nội bộ và nhân dân về phòng, chống tham nhũng trong khu vực công vẫn còn khá thấp (tỷ lệ biết chút ít và không biết về Luật phòng, chống tham nhũng là 76,9%; tỷ lệ biết chút ít và không biết về các quy định, văn bản, hướng dẫn về phòng, chống tham nhũng lên đến 81%).
Sự tham gia của nội bộ và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng còn hạn chế và sự tham gia tố cáo của nội bộ và nhân dân đối với các hành vi tham nhũng của những cán bộ có chức, có quyền còn hạn chế.
Đồng thời còn tồn tại một số biểu hiện, bất cập, như: người dân vẫn còn chi thêm tiền ngoài quy định khi giải quyết thủ tục hành chính ở các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, y tế; còn nhiều giao dịch khi thực hiện phải (lót tay, phong bì, quà...) như làm thủ tục nhà đất; thủ tục vay vốn ngân hàng; cấp đổi, biển số xe cơ giới đường bộ; đăng ký cấp phép kinh doanh; cấp đổi, đăng kiểm phương tiện đường bộ; cấp đổi, đăng kiểm phương tiện đường thủy; làm hồ sơ hộ tịch, hộ khẩu; cấp đổi chứng minh nhân dân...
Mức độ hài lòng của dư luận xã hội đối với một số ngành, lĩnh vực còn thấp; tỷ lệ nhận xét, đánh giá có tiêu cực, nhũng nhiễu còn cao như: Cảnh sát giao thông, Quản lý đất đai, Xây dựng, Hải quan; Thuế, Công an kinh tế, Kiểm toán, Y tế, Giáo dục, Văn phòng một cửa...
Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trên là do chưa có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy địa phương, đơn vị; công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực công chưa được quan tâm đúng mức; các chế tài xử lý các hành vi tham nhũng chưa đủ sức răn đe; các quy định của pháp luật về tham nhũng chưa hoàn thiện, còn hạn chế, lỏng lẻo; cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tham nhũng; sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng chưa chặt chẽ; thiếu vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; năng lực chuyên môn của lực lượng phòng, chống tham nhũng chưa đảm bảo (các nguyên nhân này, có tỷ lệ từ 65,1% - 30%). Đồng thời, do nhận thức của người dân về tham nhũng trong khu vực công còn hạn chế; chưa có sự tham gia, giám sát tích cực của nhân dân; chưa có sự đóng góp tích cực từ báo chí, công luận (có tỷ lệ từ 43,5% - 23%)...
Qua kết quả điều tra xã hội học, để nâng cao điểm số và thứ hạng PAPI của tỉnh, đồng thời, để thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, bức xúc... nội bộ và nhân dân đã kiến nghị với bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành liên quan các giải pháp cụ thể cần tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Với những kết quả đạt được, các cấp các ngành tiếp tục phát huy, đồng thời, cần kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thời gian qua, qua đó, để việc nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cũng như công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực công của tỉnh ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.
P.DLXH
Qua một năm triển khai thực hiện kế hoạch, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành các cấp đã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực hành chính công, qua đó, đã đạt được một số kết quả tích cực; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị của địa phương.
Từ kết quả điều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho thấy:
Công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công của tỉnh năm qua đã có sự chuyển biến tích cực ở các cấp, qua đó, đã tạo động lực để tiếp tục thực hiện cho những năm tiếp theo (kết quả đánh giá chung của nội bộ và nhân dân, tỷ lệ đánh giá tốt và khá trong công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công ở cấp tỉnh là 77,3%; cấp huyện là 72,3%; cấp xã là 65,2%); một số lĩnh vực trong công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công của tỉnh được thực hiện khá tốt, từng bước được nâng lên, đó là: công tác cải cách hành chính và việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính; công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác nâng cao ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong khu vực hành chính công (các lĩnh vực này có mức độ tốt và khá từ 83,1% - 76,2%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công của tỉnh năm qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định (tỷ lệ đánh giá tốt của công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công ở các cấp trong tỉnh đều dưới trung bình từ 44,8% - 35,9%; đồng thời, tỷ lệ trung bình và kém còn nhiều từ 30,9%-18,2%; một số lĩnh vực của công tác phòng, chống tham nhũng ở khu vực công còn hạn chế, đó là: công tác triển khai thực hiện các giải pháp kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; công tác phối hợp giữa các ngành trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng trong khu vực công; công tác tiếp nhận và xử lý phản ánh liên quan đến tham nhũng; công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng...(các lĩnh vực này có tỷ lệ đánh giá tốt còn thấp từ 37,9% - 28,7%; đồng thời, tỷ lệ trung bình và kém còn cao từ 35,4% - 23,8%).
Ý thức, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng đã được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế (mức độ đánh giá tốt có tỷ lệ thấp 43,4%). Nhận thức của nội bộ và nhân dân về phòng, chống tham nhũng trong khu vực công vẫn còn khá thấp (tỷ lệ biết chút ít và không biết về Luật phòng, chống tham nhũng là 76,9%; tỷ lệ biết chút ít và không biết về các quy định, văn bản, hướng dẫn về phòng, chống tham nhũng lên đến 81%).
Sự tham gia của nội bộ và nhân dân trong công tác phòng, chống tham nhũng còn hạn chế và sự tham gia tố cáo của nội bộ và nhân dân đối với các hành vi tham nhũng của những cán bộ có chức, có quyền còn hạn chế.
Đồng thời còn tồn tại một số biểu hiện, bất cập, như: người dân vẫn còn chi thêm tiền ngoài quy định khi giải quyết thủ tục hành chính ở các lĩnh vực như đất đai, xây dựng, y tế; còn nhiều giao dịch khi thực hiện phải (lót tay, phong bì, quà...) như làm thủ tục nhà đất; thủ tục vay vốn ngân hàng; cấp đổi, biển số xe cơ giới đường bộ; đăng ký cấp phép kinh doanh; cấp đổi, đăng kiểm phương tiện đường bộ; cấp đổi, đăng kiểm phương tiện đường thủy; làm hồ sơ hộ tịch, hộ khẩu; cấp đổi chứng minh nhân dân...
Mức độ hài lòng của dư luận xã hội đối với một số ngành, lĩnh vực còn thấp; tỷ lệ nhận xét, đánh giá có tiêu cực, nhũng nhiễu còn cao như: Cảnh sát giao thông, Quản lý đất đai, Xây dựng, Hải quan; Thuế, Công an kinh tế, Kiểm toán, Y tế, Giáo dục, Văn phòng một cửa...
Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế trên là do chưa có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy địa phương, đơn vị; công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực công chưa được quan tâm đúng mức; các chế tài xử lý các hành vi tham nhũng chưa đủ sức răn đe; các quy định của pháp luật về tham nhũng chưa hoàn thiện, còn hạn chế, lỏng lẻo; cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và xử lý tham nhũng; sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng chưa chặt chẽ; thiếu vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; năng lực chuyên môn của lực lượng phòng, chống tham nhũng chưa đảm bảo (các nguyên nhân này, có tỷ lệ từ 65,1% - 30%). Đồng thời, do nhận thức của người dân về tham nhũng trong khu vực công còn hạn chế; chưa có sự tham gia, giám sát tích cực của nhân dân; chưa có sự đóng góp tích cực từ báo chí, công luận (có tỷ lệ từ 43,5% - 23%)...
Qua kết quả điều tra xã hội học, để nâng cao điểm số và thứ hạng PAPI của tỉnh, đồng thời, để thực hiện tốt hơn công tác kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, giải quyết những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, bức xúc... nội bộ và nhân dân đã kiến nghị với bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành liên quan các giải pháp cụ thể cần tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tới.
Với những kết quả đạt được, các cấp các ngành tiếp tục phát huy, đồng thời, cần kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém trong thời gian qua, qua đó, để việc nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cũng như công tác phòng, chống tham nhũng trong khu vực công của tỉnh ngày càng tốt hơn trong thời gian tới.
P.DLXH