Những vấn đề cần quan tâm từ kết quả cuộc điều tra xã hội học quý 4/2019
- Được đăng: Thứ ba, 24 Tháng 3 2020 08:48
- Lượt xem: 2439
(TGAG)- Để đánh giá thực trạng công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh thời gian qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang đã tổ chức đợt khảo sát lấy ý kiến trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh với chủ đề: “Công tác thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh, thực trạng và giải pháp”.
Cuộc điều tra thực hiện với sự tham gia khảo sát của 1.500 đối tượng, đại diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở; đại diện các tầng lớp nhân dân trong tỉnh (tương ứng 1.500 phiếu phát ra). Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đều đồng tình, đánh giá cao vai trò của các cấp, các ngành trong công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, vai trò định hướng của ngành Tuyên giáo; vai trò quản lý điều hành của chính quyền các cấp (chiếm tỷ lệ từ 85,5% đến 73,5% trên tổng số người được hỏi). Đặc biệt, đánh giá sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng ở mức độ “Tốt” có tới 85,5% số người được hỏi thống nhất nhận định. Về chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền cũng được nhìn nhận, và đánh giá khá cao, nhất là vai trò công tác tuyên truyền của báo chí địa phương những năm qua, có 66% ý kiến nội bộ và nhân dân cho rằng kênh thông tin từ Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang đã “đáp ứng tốt”; kế đến là kênh thông tin từ Báo An Giang (59,1%), Cổng thông tin điện tử tỉnh, địa phương (55,6%), và Đài truyền thanh cơ sở (52%).
Đa số đối tượng được khảo sát cũng cho rằng hình thức, phương pháp tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đa dạng, phong phú được thực hiện đồng bộ trên cả 4 loại hình tuyên truyền: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan và văn hoá, văn nghệ. Nội dung tuyên truyền đã bám sát tình hình đất nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương, cụ thể: có 56,3% trên tổng số người được hỏi nhận định Nội dung phong phú, bám sát chủ đề, chủ điểm; kế đến là 51,8% nhận định Nội dung kịp thời chính xác.
Từ một số kết quả nổi bật của cuộc điều tra có thể thấy hoạt động tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp. Chất lượng công tác tuyên truyền trên địa bàn đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được, từ kết quả cuộc điều tra cũng chỉ ra một số mặt tồn tại của công tác thông tin, tuyên truyền thời gian qua trên địa bàn tỉnh như: Hệ thống thông tin cơ sở, các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền chậm được quan tâm đầu tư, nâng cấp; đôi lúc tính định hướng tư tưởng, dư luận xã hội chưa thật sự rõ nét; nội dung còn nặng lý luận, khô cứng; và nhất là thông tin mặt trái, tiêu cực quá nhiều lấn át thông tin tích cực…
Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thông tin, tuyên truyền đòi hỏi thời gian tới, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các binh chủng tuyên truyền cần tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp bao gồm: Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác thông tin, tuyên truyền; Phát huy vai trò, trách nhiệm; cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Khắc phục những biểu hiện nhận thức chưa đúng về vai trò, trách nhiệm, tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm; bệnh hình thức trong tuyên truyền; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác thông tin, tuyên truyền, cùng với vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội, sự bùng nổ thông tin, thông tin đa chiều, tin giả, tin chưa được kiểm chứng như hiện nay; Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin. Chủ động khai thác tốt tiện ích từ Internet, mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền. Lập các trang thông tin điện tử để kịp thời tuyên truyền trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tin tức khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, gương người tốt, việc tốt ở địa phương; động viên nhân dân phát huy dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…
Song song đó quan tâm công tác xã hội hóa lĩnh vực thông tin, tuyên truyền; Nâng cao chất lượng các chương trình thông tin, tài liệu tuyên truyền theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu thông tin của người dân ở từng vùng miền, từng đối tượng, nhất là khu vực ngoại thành, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn ít có điều kiện tiếp cận thông tin. Và cuối cùng là quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền.
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị trong đó quan tâm phát huy tốt vai trò tham mưu cấp uỷ, chỉ đạo, định hướng của ban tuyên giáo các cấp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành Thông tin và Truyền thông; thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh; ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm văn hoá; trung tâm văn hoá – thể thao; nhà văn hoá; các đội thông tin lưu động; thông tin văn nghệ; bảo tàng; thư viện… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới; tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; chú trọng phát huy vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông và đội ngũ phóng viên, nhà báo, cộng tác viên báo chí trong tỉnh./.
Cuộc điều tra thực hiện với sự tham gia khảo sát của 1.500 đối tượng, đại diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở; đại diện các tầng lớp nhân dân trong tỉnh (tương ứng 1.500 phiếu phát ra). Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đều đồng tình, đánh giá cao vai trò của các cấp, các ngành trong công tác thông tin, tuyên truyền, nhất là sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng, vai trò định hướng của ngành Tuyên giáo; vai trò quản lý điều hành của chính quyền các cấp (chiếm tỷ lệ từ 85,5% đến 73,5% trên tổng số người được hỏi). Đặc biệt, đánh giá sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ đảng ở mức độ “Tốt” có tới 85,5% số người được hỏi thống nhất nhận định. Về chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền cũng được nhìn nhận, và đánh giá khá cao, nhất là vai trò công tác tuyên truyền của báo chí địa phương những năm qua, có 66% ý kiến nội bộ và nhân dân cho rằng kênh thông tin từ Đài Phát thanh – Truyền hình An Giang đã “đáp ứng tốt”; kế đến là kênh thông tin từ Báo An Giang (59,1%), Cổng thông tin điện tử tỉnh, địa phương (55,6%), và Đài truyền thanh cơ sở (52%).
Đa số đối tượng được khảo sát cũng cho rằng hình thức, phương pháp tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đa dạng, phong phú được thực hiện đồng bộ trên cả 4 loại hình tuyên truyền: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền trực quan và văn hoá, văn nghệ. Nội dung tuyên truyền đã bám sát tình hình đất nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương, cụ thể: có 56,3% trên tổng số người được hỏi nhận định Nội dung phong phú, bám sát chủ đề, chủ điểm; kế đến là 51,8% nhận định Nội dung kịp thời chính xác.
Từ một số kết quả nổi bật của cuộc điều tra có thể thấy hoạt động tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đã dần đi vào nề nếp. Chất lượng công tác tuyên truyền trên địa bàn đã từng bước được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh những mặt được, từ kết quả cuộc điều tra cũng chỉ ra một số mặt tồn tại của công tác thông tin, tuyên truyền thời gian qua trên địa bàn tỉnh như: Hệ thống thông tin cơ sở, các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền chậm được quan tâm đầu tư, nâng cấp; đôi lúc tính định hướng tư tưởng, dư luận xã hội chưa thật sự rõ nét; nội dung còn nặng lý luận, khô cứng; và nhất là thông tin mặt trái, tiêu cực quá nhiều lấn át thông tin tích cực…
Những hạn chế còn tồn tại trong công tác thông tin, tuyên truyền đòi hỏi thời gian tới, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các binh chủng tuyên truyền cần tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp bao gồm: Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác thông tin, tuyên truyền; Phát huy vai trò, trách nhiệm; cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Khắc phục những biểu hiện nhận thức chưa đúng về vai trò, trách nhiệm, tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm; bệnh hình thức trong tuyên truyền; Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác thông tin, tuyên truyền, cùng với vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Internet, mạng xã hội, sự bùng nổ thông tin, thông tin đa chiều, tin giả, tin chưa được kiểm chứng như hiện nay; Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin. Chủ động khai thác tốt tiện ích từ Internet, mạng xã hội phục vụ công tác tuyên truyền. Lập các trang thông tin điện tử để kịp thời tuyên truyền trong toàn Đảng bộ, các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tin tức khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, gương người tốt, việc tốt ở địa phương; động viên nhân dân phát huy dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội…
Song song đó quan tâm công tác xã hội hóa lĩnh vực thông tin, tuyên truyền; Nâng cao chất lượng các chương trình thông tin, tài liệu tuyên truyền theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu thông tin của người dân ở từng vùng miền, từng đối tượng, nhất là khu vực ngoại thành, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đông đồng bào theo đạo, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn ít có điều kiện tiếp cận thông tin. Và cuối cùng là quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền.
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị trong đó quan tâm phát huy tốt vai trò tham mưu cấp uỷ, chỉ đạo, định hướng của ban tuyên giáo các cấp; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành Thông tin và Truyền thông; thực hiện tốt Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trên địa bàn tỉnh; ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm văn hoá; trung tâm văn hoá – thể thao; nhà văn hoá; các đội thông tin lưu động; thông tin văn nghệ; bảo tàng; thư viện… đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới; tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; chú trọng phát huy vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông và đội ngũ phóng viên, nhà báo, cộng tác viên báo chí trong tỉnh./.
TÔN PHƯỚC HÙNG