Nhân giống đơn tính và đánh giá chứng nhận truy xuất nguồn gốc nhãn Mỹ Đức (Châu Phú)
- Được đăng: Thứ hai, 02 Tháng 9 2019 06:07
- Lượt xem: 3640
(TGAG)- Trước tình trạng giống nhãn đặc sản có nguy cơ mai một, để duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn gen quý của giống nhãn Mỹ Đức, sau khi đánh giá và tuyển chọn những cây “đầu dòng” có năng suất cao, ổn định, chất lượng quả ăn ngon và sạch bệnh, Huyện Châu Phú đã lập đề án nhằm phục hồi giống nhãn Mỹ Đức bằng cách phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam, chọn tạo ra từ hai cây nhãn Mỹ Đức “đầu dòng”, bước đầu đã tạo ra được 120 cây nhãn có đặt tính nổi trội hơn các cây nhãn Mỹ Đức còn lại, tiến tới mô hình “Mô hình nhân giống đơn tính và đánh giá chứng nhận truy xuất nguồn gốc nhãn Mỹ Đức” từ những cây đã chọn lọc nhằm mục đích khôi phục vùng nhãn Mỹ Đức trọng điểm tạo tiền đề cho việc đăng ký thương hiệu, truy xuất nguồn gốc phục vụ cho du lịch của tỉnh An Giang nói chung và huyện Châu Phú nói riêng.
Mô hình được thực hiện tại vùng sản xuất nhãn xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, với diện tích 3 ha. Thời gian thực hiện mô hình là 06 tháng, từ tháng 6/20l9 đến tháng 12/2019, với tổng kinh phí thực hiện: 523.924.000 đồng. Trong đó: Ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh là 195.694.000 đồng, nguồn vốn đối ứng: 437.320.000 đồng, và nguồn khác: 15.550.000.đồng. Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện phối hợp tiến hành cấy ghép cành trên 2 cây nhãn đầu dòng với số lượng 2.000 cây được thực hiện tại nhà ông Trần Nghi Bình, ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức. Theo ông Trần Nghi Bình cho biết: “Giống nhãn này có đặt tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, đậu trái, trái cho cơm vàng ngon cơm dày, vị ngọt thanh, trái to, vỏ dày có chất lượng tốt, màu sắc đặc trưng hơn nhãn xuồng cơm vàng, độ Brix thịt trái cao, tỉ lệ thịt trái vượt trội so với nhãn trồng ở những vùng đất khác. Năng suất ổn định, cây 8-10 năm tuổi có năng suất trung bình 150- 200kg/cây/năm”.
Việc thực hiện mô hình này nhằm hình thành vùng quy hoạch nhãn Mỹ Đức trọng điểm tại xã Mỹ Đức của huyện Châu Phú; Giúp nông dân ở xã sản xuất nhãn an toàn nắm được quy trình sản xuất theo VietGAP; Tạo điều kiện cho vùng sản xuất an toàn tập trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm nhãn an toàn phù hợp VietGAP; Sản lượng nhãn Mỹ Đức tại Tổ hợp tác sản xuất an toàn tập trung được chứng nhận theo tiêu chuẩn an toàn và có tem truy xuất nguồn gốc.
Hiện toàn huyện cây nhãn được trồng với diện tích gần 105ha, trong đó xã Khánh Hòa trồng với diện tích khoảng 77 ha nhãn xuồng cơm vàng và Mỹ Đức khoảng 15 ha nhãn Mỹ Đức.
Mỹ Ngân
Mô hình được thực hiện tại vùng sản xuất nhãn xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, với diện tích 3 ha. Thời gian thực hiện mô hình là 06 tháng, từ tháng 6/20l9 đến tháng 12/2019, với tổng kinh phí thực hiện: 523.924.000 đồng. Trong đó: Ngân sách từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh là 195.694.000 đồng, nguồn vốn đối ứng: 437.320.000 đồng, và nguồn khác: 15.550.000.đồng. Hiện nay, ngành nông nghiệp huyện phối hợp tiến hành cấy ghép cành trên 2 cây nhãn đầu dòng với số lượng 2.000 cây được thực hiện tại nhà ông Trần Nghi Bình, ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức. Theo ông Trần Nghi Bình cho biết: “Giống nhãn này có đặt tính rất dễ trồng, dễ ra hoa, đậu trái, trái cho cơm vàng ngon cơm dày, vị ngọt thanh, trái to, vỏ dày có chất lượng tốt, màu sắc đặc trưng hơn nhãn xuồng cơm vàng, độ Brix thịt trái cao, tỉ lệ thịt trái vượt trội so với nhãn trồng ở những vùng đất khác. Năng suất ổn định, cây 8-10 năm tuổi có năng suất trung bình 150- 200kg/cây/năm”.
Việc thực hiện mô hình này nhằm hình thành vùng quy hoạch nhãn Mỹ Đức trọng điểm tại xã Mỹ Đức của huyện Châu Phú; Giúp nông dân ở xã sản xuất nhãn an toàn nắm được quy trình sản xuất theo VietGAP; Tạo điều kiện cho vùng sản xuất an toàn tập trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm nhãn an toàn phù hợp VietGAP; Sản lượng nhãn Mỹ Đức tại Tổ hợp tác sản xuất an toàn tập trung được chứng nhận theo tiêu chuẩn an toàn và có tem truy xuất nguồn gốc.
Hiện toàn huyện cây nhãn được trồng với diện tích gần 105ha, trong đó xã Khánh Hòa trồng với diện tích khoảng 77 ha nhãn xuồng cơm vàng và Mỹ Đức khoảng 15 ha nhãn Mỹ Đức.
Mỹ Ngân