Vài nét phác họa bức tranh kinh tế thế giới quý I/2018 và triển vọng 2018
- Được đăng: Thứ bảy, 31 Tháng 3 2018 20:19
- Lượt xem: 3351
(TGAG)- Quý I/2018, kinh tế thế giới tiếp tục khẳng định đà tăng trưởng tích cực song vẫn còn nhiều rủi ro, thách thức. Các nền kinh tế lớn là Mỹ, Trung Quốc, khu vực châu Âu vẫn giữ nhịp tăng trưởng ổn định nhờ sự tăng trưởng thương mại và đầu tư toàn cầu cũng như sự tăng trưởng về nhu cầu tiêu dùng cá nhân và sự cải thiện của thị trường việc làm; các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cũng duy trì được đà tăng trưởng của mình. Đà tăng trưởng năm 2018 được hỗ trợ bởi chu kỳ tăng trưởng: sự gia tăng đầu tư vào nguồn nhân lực góp phần tăng năng suất lao động, nhất là ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ và châu Âu; tăng trưởng đầu tư được duy trì thông qua việc cải thiện “chất lượng” vốn, dựa trên đầu tư nhiều hơn vào công nghệ, máy móc và thiết bị, đặc biệt là các tài sản và dịch vụ kỹ thuật số. Quý I, các tổ chức quốc tế như IMF, WB đều nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018, là mức tốt nhất trong 10 năm trở lại đây (3,9% theo IMF và 3,1% theo WB).
Tuy nhiên, rủi ro đối với kinh tế thế giới ngày càng trở nên hiện hữu khi nhiều nước áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, nguy cơ chiến tranh thương mại (đặc biệt là giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc) ngày càng rõ nét; đồng thời, việc ngân hàng trung ương các nước bắt đầu thắt chặt tiền tệ, trong đó Fed tiếp tục tăng lãi suất, tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất và thanh khoản thị trường tài chính toàn cầu. Chính sách của Tổng thống Mỹ Donal Trump vẫn rất khó lường, có thể ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị tại nhiều nước và trong khu vực.
Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng tốt, thị trường lao động tiếp tục được cải thiện, khiến nhu cầu nội địa tăng và lạm phát xoay quanh mức mục tiêu 2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2018 tăng 4,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 3,5% so với cùng kỳ trong tháng 1/2018. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cuối tháng 2/2018 ở mức 4,1%, mức thấp nhất trong vòng 17 năm và được Fed dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 3,8% trong năm 2018. Triển vọng kinh tế tăng trưởng tốt, lạm phát gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp cải thiện là yếu tố khiến Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên mức 1,5-1,75% trong tháng 3/2018, theo đúng lộ trình. Hiện Fed dự báo tăng trường GDP 2018 ở mức 2,1 %; và tốc độ tăng trưởng trung bình trong dài hạn là 1,8%/năm. Các chuyên gia kinh tế nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn, thị trường lao động cải thiện và lạm phát tăng nhanh khiến lộ trình tăng lãi suất của Fed trong năm 2018 và các năm tiếp theo trở nên rõ nét hơn.
Kinh tế châu Âu có dấu hiệu khởi sắc
Hoạt động sản xuất công nghiệp của khu vực châu Âu tăng trưởng tích cực khi chỉ số công nghiệp tháng 1/2018 tăng 2,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1/2018 của khu vực Eurozone giảm về mức 8,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Tuy nhiên, lạm phát khu vực vẫn tăng thấp khi chỉ số CPI tháng 2/2018 chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ. Lạm phát tăng chậm là nguyên nhân khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp và duy trì chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp và chính phủ trị giá 30 tỷ EUR (37,2 tỷ USD)/tháng đến ít nhất là tháng 9/2018. Bên cạnh đó, đồng EUR tăng giá cũng khiến xuất khẩu của khu vực EU bất lợi. ECB tháng 3/2018 dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2018 và 2,1% trong năm 2019. WB và IMF (tháng 1/2018) dự báo GDP khu vực Euzone chỉ tăng 2,1% - 2,2% trong năm 2018 trước rủi ro Anh và Liên minh châu Âu không thể đạt được thỏa thuận tích cực về việc Anh rời EU.
Kinh tế Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực.
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn duy trì được đà tăng khi chỉ số sản xuất công nghiệp của Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2018 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Điểm đáng lưu ý là việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ 2, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc bỏ quyết định tối đa không quá 2 nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước trong Hiến pháp. Điều này cũng gây lo ngại về đường lối, chính sách kinh tế của Trung Quốc trong 10-20 năm tiếp theo..
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2018
Kinh tế thế giới trong những tháng còn lại của năm 2018 sẽ được hậu thuẫn bởi các yếu tố, bao gồm: xu hướng tăng trưởng ổn định tại các nền kinh tế lớn, sự hồi phục của các dòng thương mại và đầu tư trên thế giới, xu hướng thúc đẩy toàn cầu hóa tại một số khu vực, đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương và áp lực lạm phát ở mức có thể kiểm soát được giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tại nhiều nước trên thế giới. Về cơ bản, dự báo kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ đi theo những hướng sau:
- Về tăng trưởng kinh tế: Hầu hết các tổ chức quốc tế vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi nâng mức dự báo tăng trưởng trong năm 2018 so với những mức dự báo được đưa ra vào cuối năm ngoái. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,9%, cao hơn 0,2% so với mức dự báo đưa ra cuối năm ngoái. Tương tự như vậy, Ngân hàng thế giới WB cũng đưa ra mức dự báo cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3,1%, cao hơn 0,3% so với mức dự báo được đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, hầu hết các dự báo đều thống nhất trong việc đưa ra những nhận định khả quan về triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế chủ chốt.
- Về hoạt động thương mại: Theo dự báo của WTO, tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2018 ước đạt 3,2%, thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng 3,6% của năm 2017. IMF dự báo, tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2018 ở mức 4,6%, giảm nhẹ so với 4,7% năm 2017. Những lí do khiến cho thương mại thế giới năm 2018 khó đạt mức tăng trưởng cao như năm 2017 là do chính sách tiền tệ dự kiến sẽ thắt chặt ở các nước phát triển và tác động bất lợi của những chính sách bảo hộ thương mại đang có chiều hướng gia tăng trở lại từ cuối quý I năm nay.
- Về hoạt động đầu tư: Dòng vốn FDI toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi khiêm tốn trong năm 2018 nhờ tăng trưởng kinh tế cao hơn ở nhiều nước trên thế giới, sự hồi phục của thương mại. UNCTAD dự báo dòng vốn FDI sẽ tăng từ 1,8 nghìn tỷ USD năm 2017 lên 1,85 nghìn tỷ USD năm 2018. Mặc dù có cải thiện trong năm 2018, nhưng rủi ro về bất ổn chính sách, địa - chính trị và thay đổi chính sách thuế có thể ảnh hưởng lớn tới dòng vốn FDI.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường đang phát triển và mới nổi được dự báo sẽ tăng từ 1,1 nghìn tỷ USD năm 2017 lên 1,2 nghìn tỷ USD năm 2018 do tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, do lãi suất trái phiếu kỳ hạn dài tại các nền kinh tế phát triển đang có xu hướng tăng lên có thể làm chậm lại tốc độ tăng của dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường đang nổi trong thời gian tới.
- Lạm phát được dự báo tăng ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong năm 2018 tuy nhiên mức tăng này vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát. Theo Oxford Economics, lạm phát toàn cầu năm 2018 dự báo ở mức 3,1%, lạm phát của Mỹ là 1,9%, còn Eurozone là 1,2%. Còn theo Focus Enonomics, lạm phát toàn cầu năm 2018 sẽ ở mức 2,8%, tăng nhẹ so với mức 2,7% của năm 2017.
Giá dầu và giá các mặt hàng phi nhiên liệu thế giới vẫn được dự báo tăng trong năm 2018 do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung thắt chặt hơn. Mặc dù vậy, những rủi ro địa chính trị và những biến động trên các thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu có thể tác động khiến thị trường giá cả hàng hóa sẽ có nhiều giao động.
- Thị trường tài chính tiền tệ đón nhận những biến động theo chiều hướng khác nhau: Với những gì đã diễn ra trong quý I, diễn biến thị trường ngoại hối trong quý tới về cơ bản sẽ không có nhiều xáo trộn và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các quyết định chính sách của NHTW các nước lớn, xung đột thương mại được khởi xướng từ nước Mỹ, rủi ro chính trị từ khu vực Châu Âu. Trên cơ sở đó, nhiều dự báo cho rằng chỉ số USD index tiếp tục giảm trước những áp lực trong nước và quốc tế, đáng chú ý là khả năng phải đối mặt với thâm hụt kép; đồng EUR và đồng GBP sẽ có được những mức giá mới trong tình huống kiểm soát được các vấn đề bất ổn chính trị trong khu vực, lạm phát chưa đủ mạnh để ECB thay đổi chính sách nhưng BOE sẽ hội đủ điều kiện để điều chỉnh lãi suất trong quý tới. Bên cạnh đó, đồng JPY mặc dù vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố kinh tế nền tảng nhưng khả năng mức tăng sẽ không mạnh và liên tục để tránh làm triệt tiêu các nỗ lực của CSTT; đồng CNY sẽ diễn biến ổn định hỗ trợ cho công cuộc cải cách kinh tế và khu vực tài chính của Chính quyền mới nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã đặt ra.
Ngoài ra, mặc dù giá vàng đã có quý tăng thấp nhấp trong nhiều năm trở lại đây nhưng xu hướng này đang diễn ra trong một môi trường thuận lợi cho việc tăng giá. Thêm vào đó, vàng sẽ tiếp là tài sản đầu tư an toàn đặc biệt khi mà thị trường chứng khoán toàn cầu nhiều khả năng sẽ trải qua biến động ngoài dự đoán, vì vậy nhiều dự báo cho rằng giá vàng không chỉ tiếp tục giữ được đà tăng trong quý tới mà có thể còn bảo vệ được diễn biến này trong cả năm 2018. Trên cơ sở đó, giá vàng đã được dự báo lạc quan, có thể đạt ngưỡng 1.380$/ounce –1.400 $/ounce.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán chắc chắc sẽ tiếp tục phải đối mặt với những biến động. Thị trường sẽ không thể giữ được đà tăng điểm xuyên suốt trong những quý còn lại, thay vào đó sẽ là những đợt điều chỉnh mạnh mẽ, đặc biệt tại một số thị trường chứng khoán đã bùng nổ vượt quá giá trị thực. Trong bối cảnh đó, nhiều tổ chức đang đưa ra một mức dự báo bi quan về khả năng thị trường chứng khoán toàn cầu có thể sẽ tiếp tục sụt giảm thêm 10% giá trị trong những tháng còn lại của năm 2018.
Mặc dù đón nhận những dự báo khá lạc quan như vậy, kinh tế thế giới 2018 cũng tiềm ẩn những rủi ro, thách thức: các yếu tố bất định từ những điều chỉnh chính sách của Mỹ; các vấn đề địa chính trị tiếp tục diễn biến khó lường, nổi lên là căng thẳng Mỹ - Nga, Anh - Nga, EU - Nga; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc; xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân túy, bảo hộ thương mại; xu hướng thắt chặt chính sách tại các nền kinh tế chủ chốt; biến động trên các thị trường hàng hóa khiến lạm phát trở nên khó dự đoán và kiếm soát; rủi ro tài chính, tiền tệ đang có xu hướng gia tăng nhất là ở thị trường chứng khoán toàn cầu... Tất cả những yếu tố này sẽ tiếp tục tác động khiến kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với một giai đoạn biến động mới.
Tuy nhiên, rủi ro đối với kinh tế thế giới ngày càng trở nên hiện hữu khi nhiều nước áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, nguy cơ chiến tranh thương mại (đặc biệt là giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc) ngày càng rõ nét; đồng thời, việc ngân hàng trung ương các nước bắt đầu thắt chặt tiền tệ, trong đó Fed tiếp tục tăng lãi suất, tạo sức ép lên mặt bằng lãi suất và thanh khoản thị trường tài chính toàn cầu. Chính sách của Tổng thống Mỹ Donal Trump vẫn rất khó lường, có thể ảnh hưởng tới tình hình kinh tế, chính trị tại nhiều nước và trong khu vực.
Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng tốt, thị trường lao động tiếp tục được cải thiện, khiến nhu cầu nội địa tăng và lạm phát xoay quanh mức mục tiêu 2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2018 tăng 4,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 3,5% so với cùng kỳ trong tháng 1/2018. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ cuối tháng 2/2018 ở mức 4,1%, mức thấp nhất trong vòng 17 năm và được Fed dự báo sẽ tiếp tục giảm xuống 3,8% trong năm 2018. Triển vọng kinh tế tăng trưởng tốt, lạm phát gia tăng và tỷ lệ thất nghiệp cải thiện là yếu tố khiến Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% lên mức 1,5-1,75% trong tháng 3/2018, theo đúng lộ trình. Hiện Fed dự báo tăng trường GDP 2018 ở mức 2,1 %; và tốc độ tăng trưởng trung bình trong dài hạn là 1,8%/năm. Các chuyên gia kinh tế nhận định, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh hơn, thị trường lao động cải thiện và lạm phát tăng nhanh khiến lộ trình tăng lãi suất của Fed trong năm 2018 và các năm tiếp theo trở nên rõ nét hơn.
Kinh tế châu Âu có dấu hiệu khởi sắc
Hoạt động sản xuất công nghiệp của khu vực châu Âu tăng trưởng tích cực khi chỉ số công nghiệp tháng 1/2018 tăng 2,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 1/2018 của khu vực Eurozone giảm về mức 8,6%, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009. Tuy nhiên, lạm phát khu vực vẫn tăng thấp khi chỉ số CPI tháng 2/2018 chỉ tăng 1,1% so với cùng kỳ. Lạm phát tăng chậm là nguyên nhân khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức thấp và duy trì chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp và chính phủ trị giá 30 tỷ EUR (37,2 tỷ USD)/tháng đến ít nhất là tháng 9/2018. Bên cạnh đó, đồng EUR tăng giá cũng khiến xuất khẩu của khu vực EU bất lợi. ECB tháng 3/2018 dự báo kinh tế Eurozone sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm 2018 và 2,1% trong năm 2019. WB và IMF (tháng 1/2018) dự báo GDP khu vực Euzone chỉ tăng 2,1% - 2,2% trong năm 2018 trước rủi ro Anh và Liên minh châu Âu không thể đạt được thỏa thuận tích cực về việc Anh rời EU.
Kinh tế Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực.
Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn duy trì được đà tăng khi chỉ số sản xuất công nghiệp của Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2018 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Điểm đáng lưu ý là việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử Chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ 2, Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc bỏ quyết định tối đa không quá 2 nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước trong Hiến pháp. Điều này cũng gây lo ngại về đường lối, chính sách kinh tế của Trung Quốc trong 10-20 năm tiếp theo..
Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2018
Kinh tế thế giới trong những tháng còn lại của năm 2018 sẽ được hậu thuẫn bởi các yếu tố, bao gồm: xu hướng tăng trưởng ổn định tại các nền kinh tế lớn, sự hồi phục của các dòng thương mại và đầu tư trên thế giới, xu hướng thúc đẩy toàn cầu hóa tại một số khu vực, đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương và áp lực lạm phát ở mức có thể kiểm soát được giúp thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư tại nhiều nước trên thế giới. Về cơ bản, dự báo kinh tế toàn cầu năm 2018 sẽ đi theo những hướng sau:
- Về tăng trưởng kinh tế: Hầu hết các tổ chức quốc tế vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu khi nâng mức dự báo tăng trưởng trong năm 2018 so với những mức dự báo được đưa ra vào cuối năm ngoái. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,9%, cao hơn 0,2% so với mức dự báo đưa ra cuối năm ngoái. Tương tự như vậy, Ngân hàng thế giới WB cũng đưa ra mức dự báo cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3,1%, cao hơn 0,3% so với mức dự báo được đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, hầu hết các dự báo đều thống nhất trong việc đưa ra những nhận định khả quan về triển vọng tăng trưởng tại các nền kinh tế chủ chốt.
- Về hoạt động thương mại: Theo dự báo của WTO, tăng trưởng thương mại toàn cầu năm 2018 ước đạt 3,2%, thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng 3,6% của năm 2017. IMF dự báo, tăng trưởng khối lượng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2018 ở mức 4,6%, giảm nhẹ so với 4,7% năm 2017. Những lí do khiến cho thương mại thế giới năm 2018 khó đạt mức tăng trưởng cao như năm 2017 là do chính sách tiền tệ dự kiến sẽ thắt chặt ở các nước phát triển và tác động bất lợi của những chính sách bảo hộ thương mại đang có chiều hướng gia tăng trở lại từ cuối quý I năm nay.
- Về hoạt động đầu tư: Dòng vốn FDI toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục xu hướng phục hồi khiêm tốn trong năm 2018 nhờ tăng trưởng kinh tế cao hơn ở nhiều nước trên thế giới, sự hồi phục của thương mại. UNCTAD dự báo dòng vốn FDI sẽ tăng từ 1,8 nghìn tỷ USD năm 2017 lên 1,85 nghìn tỷ USD năm 2018. Mặc dù có cải thiện trong năm 2018, nhưng rủi ro về bất ổn chính sách, địa - chính trị và thay đổi chính sách thuế có thể ảnh hưởng lớn tới dòng vốn FDI.
Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường đang phát triển và mới nổi được dự báo sẽ tăng từ 1,1 nghìn tỷ USD năm 2017 lên 1,2 nghìn tỷ USD năm 2018 do tăng trưởng kinh tế được cải thiện. Tuy nhiên, do lãi suất trái phiếu kỳ hạn dài tại các nền kinh tế phát triển đang có xu hướng tăng lên có thể làm chậm lại tốc độ tăng của dòng vốn đầu tư gián tiếp vào các thị trường đang nổi trong thời gian tới.
- Lạm phát được dự báo tăng ở cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển trong năm 2018 tuy nhiên mức tăng này vẫn nằm trong phạm vi kiểm soát. Theo Oxford Economics, lạm phát toàn cầu năm 2018 dự báo ở mức 3,1%, lạm phát của Mỹ là 1,9%, còn Eurozone là 1,2%. Còn theo Focus Enonomics, lạm phát toàn cầu năm 2018 sẽ ở mức 2,8%, tăng nhẹ so với mức 2,7% của năm 2017.
Giá dầu và giá các mặt hàng phi nhiên liệu thế giới vẫn được dự báo tăng trong năm 2018 do nhu cầu tăng, trong khi nguồn cung thắt chặt hơn. Mặc dù vậy, những rủi ro địa chính trị và những biến động trên các thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu có thể tác động khiến thị trường giá cả hàng hóa sẽ có nhiều giao động.
- Thị trường tài chính tiền tệ đón nhận những biến động theo chiều hướng khác nhau: Với những gì đã diễn ra trong quý I, diễn biến thị trường ngoại hối trong quý tới về cơ bản sẽ không có nhiều xáo trộn và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các quyết định chính sách của NHTW các nước lớn, xung đột thương mại được khởi xướng từ nước Mỹ, rủi ro chính trị từ khu vực Châu Âu. Trên cơ sở đó, nhiều dự báo cho rằng chỉ số USD index tiếp tục giảm trước những áp lực trong nước và quốc tế, đáng chú ý là khả năng phải đối mặt với thâm hụt kép; đồng EUR và đồng GBP sẽ có được những mức giá mới trong tình huống kiểm soát được các vấn đề bất ổn chính trị trong khu vực, lạm phát chưa đủ mạnh để ECB thay đổi chính sách nhưng BOE sẽ hội đủ điều kiện để điều chỉnh lãi suất trong quý tới. Bên cạnh đó, đồng JPY mặc dù vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố kinh tế nền tảng nhưng khả năng mức tăng sẽ không mạnh và liên tục để tránh làm triệt tiêu các nỗ lực của CSTT; đồng CNY sẽ diễn biến ổn định hỗ trợ cho công cuộc cải cách kinh tế và khu vực tài chính của Chính quyền mới nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã đặt ra.
Ngoài ra, mặc dù giá vàng đã có quý tăng thấp nhấp trong nhiều năm trở lại đây nhưng xu hướng này đang diễn ra trong một môi trường thuận lợi cho việc tăng giá. Thêm vào đó, vàng sẽ tiếp là tài sản đầu tư an toàn đặc biệt khi mà thị trường chứng khoán toàn cầu nhiều khả năng sẽ trải qua biến động ngoài dự đoán, vì vậy nhiều dự báo cho rằng giá vàng không chỉ tiếp tục giữ được đà tăng trong quý tới mà có thể còn bảo vệ được diễn biến này trong cả năm 2018. Trên cơ sở đó, giá vàng đã được dự báo lạc quan, có thể đạt ngưỡng 1.380$/ounce –1.400 $/ounce.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán chắc chắc sẽ tiếp tục phải đối mặt với những biến động. Thị trường sẽ không thể giữ được đà tăng điểm xuyên suốt trong những quý còn lại, thay vào đó sẽ là những đợt điều chỉnh mạnh mẽ, đặc biệt tại một số thị trường chứng khoán đã bùng nổ vượt quá giá trị thực. Trong bối cảnh đó, nhiều tổ chức đang đưa ra một mức dự báo bi quan về khả năng thị trường chứng khoán toàn cầu có thể sẽ tiếp tục sụt giảm thêm 10% giá trị trong những tháng còn lại của năm 2018.
Mặc dù đón nhận những dự báo khá lạc quan như vậy, kinh tế thế giới 2018 cũng tiềm ẩn những rủi ro, thách thức: các yếu tố bất định từ những điều chỉnh chính sách của Mỹ; các vấn đề địa chính trị tiếp tục diễn biến khó lường, nổi lên là căng thẳng Mỹ - Nga, Anh - Nga, EU - Nga; chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc; xu hướng gia tăng chủ nghĩa dân túy, bảo hộ thương mại; xu hướng thắt chặt chính sách tại các nền kinh tế chủ chốt; biến động trên các thị trường hàng hóa khiến lạm phát trở nên khó dự đoán và kiếm soát; rủi ro tài chính, tiền tệ đang có xu hướng gia tăng nhất là ở thị trường chứng khoán toàn cầu... Tất cả những yếu tố này sẽ tiếp tục tác động khiến kinh tế thế giới sẽ tiếp tục phải đối mặt với một giai đoạn biến động mới.
P.TTCTTG (tổng hợp)